Chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 57)

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

2.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học

Mặc dù sự thiếu hụt về số lượng lao động có trình độ ĐH trong khu vực DN và các khu vực khác của nền kinh tế là đáng lo ngại, nhưng vấn đề mà các DN và người sử dụng lao động quan tâm hơn cả chính là chất lượng của đội ngũ này.

Phân tích kết quả các cuộc khảo sát DN và người sử dụng lao động do các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài tiến hành trong giai đoạn từ năm 2002 đến nay, đã cho thấy sự thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng làm việc đối với hầu hết các SVTN. Điều này được thể hiện ở các mặt sau đây:

- Một bộ phận tuy nắm được lý thuyết trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo

nhưng kỹ năng thực hành còn yếu. Đại đa số thiếu hụt cả về kiến thức chuyên môn lẫn khả năng thực hành

- Năng lực sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề còn hạn chế

- Trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) và tin học trong nhiều trường hợp chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc

- Hiểu biết về các lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp còn nhiều hạn chế - Tinh thần hợp tác trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao.

- Hạn chế về các kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán,

quản lý thời gian, …

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tiến hành khảo sát năm 2005 tại 798 DN trong cả nước, dựa trên 9 tiêu chí: (1) Kiến thức cơ bản về chuyên môn, (2) Khả năng ra quyết định, (3) Khả năng thích nghi, (4) Khả năng làm việc độc lập, (5) Khả năng làm việc theo nhóm, (6) Khả năng sử dụng ngoại ngữ, (7) Khả năng sử dụng máy vi tính, (8) Khả năng giao tiếp, (9) Kỷ luật lao động. Kết quả khảo sát đã cho biết chất lượng lao động được đào tạo ở trình độ ĐH đang làm việc tại DN như sau:

Bảng 2.3: Đánh giá chung của DN về chất lượng lao động được đào tạo từ các trường đại học (năm 2005)

(Đơn vị: % số lao động trong DN)

Các nhóm Hơi yếu Bình thƣờng Tốt Rất tốt

Khối trường Kinh tế 8,73 44,82 37,43 5,55

Khối trường Kỹ thuật 7,68 42,60 32,46 5,55

Khối các trường khác 8,86 49,45 21,68 2,75

(nguồn:Nguyễn Hữu Châu và các tác giả, 2008:555)

Trong một khảo sát khác cũng của trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiến hành năm 2003 tại 161 DN ở khu vực Hà Nội, có tới 54% chủ DN cho rằng chất lượng lao động được đào tạo ở các trường ĐH-CĐ không đạt yêu cầu mà họ mong muốn. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có đến 34% DN cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu. Trong công nghiệp, tỷ lệ đó là 25%, trong thương mại và dịch vụ là 9%. Trong các tiêu chí phản ánh chất lượng hạn chế của người lao động, đa phần các DN cho rằng thiếu tính sáng tạo (35%) và tính chủ động trong công việc còn yếu (36%).

Nhìn ở góc độ của nhà tuyển dụng, có thể thấy những yếu kém, bất cập của chất lượng đào tạo so với yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra. Theo ý kiến của các DN tham gia cuộc điều tra về tình hình tuyển dụng lao động trong 6 tháng đầu năm 2002, thì một trong những nguyên nhân chủ yếu của khó khăn không tuyển được lao động theo yêu cầu là do người dự tuyển không đáp ứng được các yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp (chiếm 80,3% ý kiến trả lời của DN) (Đặng Bá Lãm, 2013).

56

Còn theo khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, phối hợp với Tập đoàn Manpower Group năm 2011 thì 23% chủ sử dụng lao động cho rằng không đủ lao động kỹ năng mà DN cần trên thị trường, 35% đánh giá các kỹ năng được đào tạo của lao động mới tuyển chưa phù hợp với nhu cầu của DN (Nguyễn Bá Ngọc, 2013).

Khảo sát của Dự án Giáo dục đại học 2 (2012) cũng cho thấy chỉ có khoảng 30% trong tổng số 75% SVTN tìm được việc làm là đáp ứng được ở mức độ nhất định yêu cầu của DN. Tuy nhiên, trong số đó có tới 49,7% số người được tuyển dụng được DN yêu cầu phải học thêm các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, 20,5% phải học thêm các kỹ năng mềm và 17% phải học thêm về tin học, ngoại ngữ thì mới có thể đảm đương được công việc. Nhiều DN cho rằng họ phải tốn thêm thời gian và chi phí để đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung cho những người đã được tuyển dụng trong thời gian từ 1 đến 3 năm đầu thì họ mới đáp ứng được yêu cầu của DN.

Năm 2012, Ngân hàng Thế giới đã công bố kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các kỹ năng của SVTN ĐH so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam (WB, 2012). Có 9 kỹ năng được đưa ra (Bảng 2.4): (1) Tư duy sáng tạo (Creativity), (2) Kỹ năng công nghệ thông tin (Information technology), (3) Trình độ tiếng Anh (English), (4) Kỹ năng lãnh đạo (Leadership), (5) Kỹ năng giao tiếp (Communication), (6) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving), (7) Thái độ làm việc (Work attitude), (8) Kỹ năng kỹ thuật (Technical skills) và (9) Kỹ năng tính toán/viết (Numeracy/literacy).

Khảo sát này đã cho thấy sự thiếu hụt của lao động tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam về 5 kỹ năng (Trình độ tiếng Anh, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng kỹ thuật, Thái độ làm việc và Kỹ năng tính toán/viết) là tương đối lớn. Trong đó kỹ năng Thái độ làm việc được xếp ở mức thiếu hụt nghiêm trọng. Bốn kỹ năng còn lại (Tư duy sáng tạo, Kỹ năng công nghệ thông tin, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng giải quyết vấn đề), Ngân hàng Thế giới không đưa ra đánh giá đối với Việt Nam do không có đủ dữ liệu.

Bảng 2.4: Đánh giá của Ngân hàng Thế giới về sự thiếu hụt các kỹ năng của lao động trình độ ĐH ở một số nước Đông Á (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Cambodia - Vietnam - - - - Mongolia Philippines Indonesia Thailand Malaysia (Nguồn: WB, 2012: 54)

(Ghi chú: Các ô màu càng đậm biểu diễn sự thiếu hụt càng lớn. Ô sọc chéo thể hiện sự thiếu hụt nghiêm trọng. Ô chấm thể hiện sự thiếu hụt ít nghiêm trọng hơn. Ô “-“ là không có dữ liệu)

Mặc dù trong khảo sát này, sự thiếu hụt các kỹ năng chỉ được so sánh giữa nhu cầu của nhà tuyển dụng với khả năng đáp ứng của các ứng viên trong phạm vi của từng nước, không có sự so sánh chéo giữa các nước, nhưng cũng có thể thấy mức độ đáp ứng về các kỹ năng của SVTN ĐH ở Việt Nam là thấp. Vì vây, sự thiếu hụt các lao động có kỹ năng đã trở thành khó khăn lớn đối với các DN, đặc biệt là các DN FDI với các yêu cầu tuyển dụng thường cao hơn các DN trong nước.

57

Điều này cũng được thể hiện qua khảo sát của Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Japan External Trade Organisation - JETRO) đối với các DN chế tạo có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam và các nước châu Á.

Hình 2.4: Đánh giá của JETRO về mức độ đáp ứng trong tuyển dụng về lao động có kỹ năng ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á (nguồn: JETRO, 2008)

Theo khảo sát này, số công ty Nhật Bản ở Việt Nam gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có trình độ kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ từ trung cấp trở lên, đã tăng từ 37,2% (năm 2003) lên 63% (năm 2007), sau đó có giảm xuống 58% (năm 2008), nhưng vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực như Philippines (37,7%), Thái Lan (36,5%), Indonesia (29,6%), Malaysia (25,5%) tại thời điểm năm 2007. Vấn đề càng trở khó khăn trong việc tuyển dụng các lao động quản lý cấp trung (JETRO, 2008).

Mức độ yếu kém về chất lượng ĐTĐH ở Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế và so với yêu cầu của DN, trước hết là các DN FDI, đã được nhóm nghiên cứu thuộc trường ĐH Havard Kennedy School (Mỹ) nêu trong Báo cáo khảo sát về GDĐH Việt Nam, thông qua ví dụ công ty Intel tuyển kỹ sư cho nhà máy chế tạo của hãng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 (Thomas J. Vallely & Ben Wilkinson (2008). Trong số gần 2.000 ứng viên là SVTN ngành công nghệ thông tin của Việt Nam tham gia cuộc sát hạch của Intel theo đúng các tiêu chuẩn mà hãng này áp dụng chung cho tất cả các nước mà họ đầu tư, chỉ có 90 người (gần 5%) vượt qua được cuộc sát hạch. Trong số đó, số đạt trình độ tiếng Anh để có thể làm việc được ngay là 40 người.

Mặc dù đây không phải là một ví dụ điển hình nhưng nó cảnh báo về chất lượng đào tạo nhân lực của các trường ĐH nước ta dưới góc độ của người sử dụng lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt như ngày nay.

Nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cho rằng chất lượng đào tạo thấp là nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng, đặc biệt là lao động ở trình độ cao. Đây là rào cản lớn đối với việc mở rộng đầu tư và là một trong những nguyên nhân chủ yếu hạn chế năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Gần đây, trong Báo cáo phát triển Việt Nam 2014 với tiêu đề “Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam”, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra nhận định: “Người sử dụng lao động ở Việt Nam vẫn đang phải vất vả tìm những người lao động phù hợp với mình. Mặc dù những thành tựu về biết đọc, biết viết và tính toán của người lao động Việt Nam rất ấn tượng, nhiều công ty ở Việt Nam vẫn nói họ đang gặp những trở ngại đáng kể trong hoạt động do khó tìm được người lao động có kỹ năng phù hợp. Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp (“thiếu hụt kỹ năng”) hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số

63.0% 37.7% 37.7% 29.6% 36.7% 25.5% 70.4% 30.2% 51.9% 42.9% 25.5% Vietnam Philippines Indonesia Thailand Malaysia

Kỹ sư, kỹ thuật viên Quản lý cấp trung

58

ngành nghề (“thiếu hụt người lao động có tay nghề” trong các ngành cụ thể). Khác với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, Việt Nam không gặp khó khăn về thiếu cầu lao động. Người sử dụng lao động ở Việt Nam vẫn luôn tìm kiếm người lao động, nhưng họ không tìm thấy người lao động phù hợp với các kỹ năng mà họ cần” (WB, 2013: 3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)