Từ kinh nghiệm của nhiều nước trong việc đánh giá chất lượng ĐTĐH và sự hài lòng của người sử dụng lao động, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng như sau:
49
Thứ nhất là bài học nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ của người sử dụng lao động. Ở nhiều nước trên thế giới, việc đánh giá chất lượng ĐTĐH đều được đánh giá cả về đầu vào, quá trình và đầu ra, trong đó sự hài lòng của người sử dụng lao động là một trong những tiêu chí đánh giá đầu ra. Nhưng cùng với sự nhận thức đào tạo luôn phải gắn với nhu cầu, tầm quan trọng của việc đánh giá sự hài lòng của người sử dụng lao động ngày càng được quan tâm đặc biệt và trở nên có vai trò then chốt trong việc đánh giá chất lượng.
Ở Việt Nam, việc đánh giá chất lượng ĐTĐH mới chỉ đang chú trọng đến việc đánh giá dưới quan điểm của các cơ sở đào tạo. Các trường ĐH mới chỉ quan tâm đến các điều kiện đảm bảo chất lượng như cơ sở vật chất, số lượng giảng viên, tỷ lệ SVTN, tỷ lệ sinh viên khá giỏi, ….. Sự hài lòng của người sử dụng lao động mặc dù đã bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn nhưng vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của các cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH. Từ việc nâng cao nhận thức mới có thể dẫn đến các biện pháp và hành động cụ thể để đào tạo gắn với nhu cầu, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Thứ hai là bài học về việc xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dưới góc độ của người sử dụng lao động. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng GDĐH ở nước ta hiện nay mới chỉ thiên về các điều kiện đảm bảo chất lượng chứ chưa đề cập đến các tiêu chí đánh giá các kỹ năng mà người lao động qua đào tạo cần phải có theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Các bộ tiêu chí của các nước như Úc, Mỹ, hay Sin-ga-po, Thái Lan cũng có rất nhiều điểm rất đáng để tham khảo và học hỏi. Dựa vào bộ tiêu chí này mà từng cơ sở đào tạo có thể vận dụng và phát triển để tiến hành đánh giá chất lượng đào tạo của trường mình. Việc đánh giá chất lượng với các yếu tố định tính (thái độ, sự hài lòng) hoàn toàn có thể được đo bằng các phương pháp định lượng (điều tra, khảo sát).
Thứ ba là bài học về việc tiến hành khảo sát định kỳ về sự hài lòng của người sử dụng lao động. Kinh nghiệm của Mỹ, Úc, Singapore, Thái Lan hay Philippines đều cho thấy rất nhiều cơ sở đào tạo ĐH-CĐ ở các nước này đã tiến hành khảo sát định kỳ 2 năm/lần, xem SVTN của trường mình có đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động và làm cho họ hài lòng hay không. Điều này sẽ giúp cho các cơ sở đào tạo tự nhìn nhận lại chất lượng đào tạo của trường mình, từ đó có căn cứ để tiến hành sửa đổi, cập nhật nội dung, chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động. Mặt khác, các kết quả khảo sát được công bố công khai cũng sẽ giúp cho bản thân người học nhận thức được các kỹ năng cần thiết để bản thân tự trau dồi và rèn luyện, tăng khả năng thích ứng với những yêu cầu của thị trường lao động.
Thứ tƣ là bài học về cách thức tiến hành khảo sát. Thông thường, các cuộc khảo sát đánh giá chất lượng đào tạo và sự hài lòng của người sử dụng lao động có thể được thực hiện bởi chính các cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, để tăng tính khách quan, các cuộc khảo sát có thể được tiến hành bởi một tổ chức chuyên trách do Nhà nước quản lý như ở Úc hoặc trực thuộc hiệp hội các trường ĐH của một khối ngành, hay một vùng như ở Mỹ. Khi đó, các cuộc khảo sát sẽ mang tính độc lập và các kết quả khảo sát có thể sẽ phản ánh chính xác hơn chất lượng đào tạo của các trường.
Thứ năm là bài học về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để khuyến khích các cơ sở đào tạo kiểm định chất lượng. Điều này nhằm khuyến khích các trường tự nguyện tham gia kiểm định hơn là bắt buộc, để chứng tỏ chất lượng đào tạo của trường mình đạt các chuẩn tối thiểu, để có cơ hội tiếp cận các nguồn tài trợ tài chính, và đặc
50
biệt là để giá trị văn bằng của trường được công nhận, để sinh viên có thể chuyển đổi sang trường khác học tiếp hoặc học cao hơn một cách dễ dàng hoặc có nhiều cơ hội hơn khi đi xin việc.
Thứ sáu là bài học về gắn việc đào tạo với sử dụng NNL. Việc đào tạo theo cơ cấu ngành nghề, vùng miền, hợp lý, gắn với dự báo về nhu cầu nhân lực cũng có tác động rất lớn đến chất lượng đào tạo nhân lực. Việc tập trung đào tạo vào một số ngành nghề, lĩnh vực, ở một số khu vực mà nhu cầu đã dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng đào tạo ra mà không cần để sử dụng, làm lãng phí nguồn lực rất lớn. Vấn đề ở đây không phải đào tạo để lấy số lượng mà phải theo yêu cầu của thị trường lao động. Xã hội càng phát triển thì vấn đề chất lượng càng được quan tâm. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có những cơ chế, chính sách hợp để để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả NNL, đặc biệt là NNL trình độ cao.