Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 154)

c) Về việc rà soát và điều chỉnh một số chỉ tiêu về phát triển quy mô đào tạo

5.2.3.Đối với các doanh nghiệp

a) Thay đổi về nhận thức trong việc liên kết, hợp tác với các trường ĐH

Mặc dù nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu, là sự sống còn của các cơ sở đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường, nhưng cũng là lợi ích của chính bản thân DN, là nhân tố không thể thiếu để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho DN.

Chẳng hạn, thông qua việc đặt hàng, phối hợp đào tạo với trường ĐH, DN sẽ có được nguồn nhân lực có kỹ năng, phù hợp với điều kiện và yêu cầu SXKD của DN, giảm bớt được thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm lao động trên thị trường tự do hoặc đào tạo lại cho họ. Nguồn nhân lực có kỹ năng sẽ là tài sản quý giá của DN, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Nếu có được nhận thức như vậy, DN sẽ tích cực chủ động trong việc hợp tác với trường ĐH, chứ không thụ động, ngồi chờ trường ĐH tìm đến mình, hoặc chỉ than phiền về chất lượng đào tạo của các trường mà không thấy được phần trách nhiệm và lợi ích của mình trong công việc chung đó.

Chính vì vậy, rất cần có sự phối hợp của chính bản thân các DN sử dụng lao động, mà trước hết là sự thay đổi về nhận thức và có quyết tâm cao hơn của những người đứng đầu DN trong việc liên kết, hợp tác với các trường ĐH.

153

Trên cơ sở có được nhận thức đầy đủ và quyết tâm cao, DN nên chủ động phối hợp với trường ĐH trong một số công việc như:

- Tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo

- Cử chuyên gia đến giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập, làm luận văn, đồ án

tốt nghiệp. Tạo điều kiện để một số chuyên gia của DN ký kết hợp đồng thỉnh giảng hoặc kiêm nhiệm những nhiệm vụ chuyên môn trong các trường ĐH.

- Thường xuyên trao đổi, cung cấp cho trường ĐH các thông tin về nhu cầu ngành

nghề, cơ cấu trình độ nhân lực, số lượng lao động có trình độ ĐH cần tuyển dụng trong từng giai đoạn, các yêu cầu về các kiến thức, kỹ năng, …. để các trường thiết kế nội dung, chương trình đào tạo, lập kế hoạch tuyển sinh, mở ngành cho phù hợp.

- Tạo điều kiện để sinh viên được thực tập, tham quan, tìm hiểu thực tế tại DN. Hiện nay, các trường ĐH đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm địa bàn thực tập cho sinh viên. Các DN cần chủ động giúp đỡ các trường giải quyết khó khăn này bằng cách tiếp nhận sinh viên đến tìm hiểu về thực tế sản xuất kinh doanh, thực hiện các bài tập lớn, tiểu luận và sau đó hướng dẫn sinh viên làm tốt nghiệp theo đề nghị của trường ĐH. Đây cũng là một cách để DN tìm hiểu, phát hiện ra những sinh viên có năng lực, các ứng viên tiềm năng cho việc tuyển dụng nhân lực sau này.

- Tham gia tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên trong việc lựa chọn ngành nghề,

tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, DN cũng có thể giúp nhà trường tổ chức các khóa đào tạo về các hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên và cán bộ, giảng viên nhà trường, giúp họ suy nghĩ và hành động theo tinh thần sáng nghiệp của giới DN, lôi cuốn họ thoát ra khỏi lối mòn tư duy cũ, mang tính hàn lâm, kinh viện, gắn kết họ nhiều hơn với thực tế sản xuất kinh doanh. Điều này cũng sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thay đổi cách dạy, cách học trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

c) Hỗ trợ các trường ĐH tăng cường năng lực tài chính, trang thiết bị, cơ sở vật

chất phục vụ cho công tác đào tạo

Hiện nay, phần lớn các DN ở nước ta là các DN vừa và nhỏ, khả năng tài chính rất hạn chế. Vì vậy, việc DN hỗ trợ cho đại học về tài chính là rất khó khăn. Hơn nữa, các cơ chế, chính sách có liên quan lại chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh để khuyến khích DN đầu tư, tài trợ cho giáo dục.

Tuy vậy, DN vẫn có thể chia sẻ một phần trách nhiệm với nhà trường thông qua việc cung cấp học bổng cho sinh viên, tài trợ cho một số chương trình đào tạo đặc biệt hoặc cho chương trình đào tạo để cung cấp nhân lực cho DN trong tương lai. Cần có hình thức khuyến khích và vinh danh việc lập các quỹ học bổng, việc hiến tặng phòng thí nghiệm, thiết bị dạy và học, thư viện hoặc các tài liệu, băng đĩa phục vụ cho công tác đào tạo. Các trường ĐH cũng cần tranh thủ sự ủng hộ của các DN để có thể sử dụng một phần cơ sở vật chất của DN để tổ chức đào tạo ngay tại DN, nhất là đối với các chuyên đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng tại DN.

d) Các DN lớn (tập đoàn, tổng công ty) nên thành lập các Trung tâm bồi dưỡng

liên tục (hay bồi dưỡng sau đào tạo)

Nên coi đây là một công đoạn cần có của quá trình đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động, đặc biệt đối với SVTN mới được tuyển dụng, nhằm tạo ra chất lượng hoàn chỉnh theo yêu cầu của DN. Các DN này cũng nên thành lập các phòng thí nghiệm chuyên ngành, kể cả các Viện nghiên cứu, để các cử nhân, kỹ sư có điều kiện nghiên cứu, sáng tạo.

154

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 154)