TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌ CỞ VIỆT NAM 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
3.2.1.1. Các tiêu chí của các nước trên thế giớ
Một số cơ quan, tổ chức ở một số nước như Bộ Lao động Mỹ và Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ, Bộ Giáo dục, đào tạo và thanh niên Úc, Cục Phát triển lao động của Singapore, …. cũng như nhiều trường ĐH trên thế giới đã xây dựng các bộ tiêu chí phản ánh các kỹ năng cần có của người lao động nói chung và SVTN ĐH nói riêng theo các yêu cầu của người sử dụng lao động.
79
Các bộ tiêu chí do các Hiệp hội nghề nghiệp đưa ra thường ngắn gọn (từ 6 đến 13 tiêu chí), có thể áp dụng để đánh giá không chỉ với đội ngũ nhân lực trình độ ĐH mà cả với người lao động ở các trình độ khác nữa và thường được gọi là các tiêu chí chung hoặc các” năng lực then chốt” (key-competency). Còn các tiêu chí do các trường ĐH đưa ra thường nhiều hơn, chi tiết hơn và cụ thể theo mục tiêu đào tạo của từng trường.
Các tiêu chí của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp
Ở Úc, theo Bộ Giáo dục, đào tạo và thanh niên (DETYA, 2000), 11 yêu cầu và
kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn ở SVTN ĐH là: (1) Kết quả học tập, (2) Kỹ năng tính toán, viết, (3) Kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, (4) Kỹ năng quản lý thời gian, (5) Kỹ năng giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp, (6) Kỹ năng quan hệ với các cá nhân khác, (7) Kỹ năng làm việc nhóm, (8) Kỹ năng giải quyết vấn đề, (9) Sự hiểu quá trình hoạt động của doanh nghiệp, (10) Kỹ năng phân tích và nghiên cứu, (11) Kỹ năng lãnh đạo. Hai kỹ năng sau cùng được coi là rất quan trọng trong tương lai nhưng chưa đặt ra ngay lập tức với SVTN.
Theo một nghiên cứu khác về kinh nghiệm đánh giá của Úc, các “năng lực then chốt” để đánh giá mức độ đáp ứng của người lao động, trong đó có SVTN, đối với yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm: (1) Năng lực thu thập, phân tích và tổ chức thông tin, (2) Năng lực truyền bá những tư tưởng thông tin, (3) Năng lực kế hoạch hóa và tổ chức các hoạt động, (4) Năng lực làm việc với người khác và đồng đội, (5) Năng lực sử dụng các ý tưởng và kỹ thuật toán học, (6) Năng lực giải quyết vấn đề, (7) Năng lực sử dụng công nghệ (Nguyễn Lộc, 2009).
Ở Mỹ, Bộ Lao động Mỹ cùng với Hiệp hội Đào tạo và Phát triển đã đưa ra Bộ
chỉ số gồm 13 kỹ năng cơ bản trong công việc của người lao động, gồm: (1) Kỹ năng học và tự học, (2) Kỹ năng lắng nghe, (3) Kỹ năng thuyết trình, (4) Kỹ năng giải quyết vấn đề, (5) Kỹ năng tư duy sáng tạo, (6) Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn, (7) Kỹ năng đặt ra mục tiêu/tạo động lực làm việc, (8) Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp, (9) Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và tạo lập quan hệ, (10) Kỹ năng làm việc đồng đội, (11) Kỹ năng đàm phán, (12) Kỹ năng tổ chức công việc có hiệu quả, (13) Kỹ năng lãnh đạo (Nguyễn Bá Ngọc, 2013).
Ở Nhật Bản, các DN đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chỉ gồm 6 kỹ năng: (1) Nhiệt tình trong công tác, (2) Sự hợp tác, (3) Sự sáng tạo, (4) Kiến thức chuyên môn, (5) Có cá tính, (6) Có kiến thức thực tế. Ngoài ra, còn có 2 yêu cầu được đưa ra là: (1) Thứ hạng đánh giá kết quả học tập, và (2) Uy tín của trường đào tạo (Emi Jakatani, 2004, dẫn theo Ngô Thị Thanh Tùng, 2013).
Ở Singapore, Cục Phát triển lao động nước này đã thiết lập được hệ thống các kỹ năng hành nghề với 10 nhóm kỹ năng: (1) Kỹ năng tính toán, (2) Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, (3) Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, (4) Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm, (5) Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ, (6) Kỹ năng học tập suốt đời, (7) Kỹ năng tư duy mở toàn cầu, (8) Kỹ năng tự quản lý bản thân, (9) Kỹ năng tổ chức công việc, (10) Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Nguyễn Bá Ngọc, 2013).
Các tiêu chí của các trường đại học
Khác với các tổ chức, hiệp hội, các trường ĐH trên thế giới đã cụ thể hóa các bộ tiêu chí chung thành các tiêu chí chi tiết hơn. Chẳng hạn như:
80
- Trường ĐH Texas–Pan America (Mỹ) đã sử dụng 34 tiêu chí đánh giá, chia thành 3 nhóm: (1) Năng lực chuyên môn, (2) Phẩm chất cá nhân, (3) Kỹ năng doanh nghiệp.
- Trường ĐH Bắc Dakota, Mỹ đã đưa ra để kháo sát 37 tiêu chí, chia thành 4 nhóm: (1) Kiến thức và sự hiểu biết chung, (2) Các phẩm chất mà người sử dụng lao động chờ đợi ở người lao động, (3) Các kỹ năng chung, (4) Các kỹ năng đặc thù (Sue Erickson, Carmen Williams & Michel Braget, 2011).
- Trường ĐH Nam Úc đã đưa ra 24 tiêu chí, nhưng không phân chia thành các
nhóm mà đánh số liên tục từ tiêu chí 1 (Kỹ năng giao tiếp ) đến tiêu chí thứ 24 (Kỹ năng làm việc với sáng kiến và sự táo bạo). Trong số đó có một số tiêu chí rất đặc thù như năng lực hoạt động trong môi trường quốc tế và đa văn hóa, hay sự hiểu biết về hệ thống tổ chức chính trị, thị trường, văn hóa (University of South Australia, 2008).
- Trường ĐH Assumption, Thái Lan, cứ 2 năm/lần lại tiến hành khảo sát tình hình việc làm của SVTN và lấy ý kiến của người sử dụng lao động. Các tiêu chí được đưa ra để đánh giá bao gồm: (1) Kiến thức chung và hiểu biết về doanh nghiệp (11 tiêu chí), (2) Các kỹ năng nhận thức (6 tiêu chí), (3) Các kỹ năng về tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông (3 tiêu chí), (4) Các kỹ năng nghiệp vụ (12 tiêu chí), (5) Các phẩm chất về tinh thần trách nhiệm và quan hệ giữa các cá nhân (11 tiêu chí). Đặc biệt, còn có 9 tiêu chí khác liên quan đến các vấn đề đạo đức chung và đạo đức nghề nghiệp cũng được đưa vào để xem xét chất lượng. (Assumption University of Thailand, 2013)