TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌ CỞ VIỆT NAM 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
3.2.2. Bộ tiêu chí đề xuất của luận án
Việc phân nhóm các tiêu chí trong các nghiên cứ trước dù chỉ mang ý nghĩa tương đối nhưng nó cũng giúp cho người nghiên cứu dễ đưa ra đánh giá, nhận xét cho các tiêu chí có một số đặc điểm tương đồng. Chính vì vậy, trong nghiên cứu của luận án, bộ tiêu chí đề xuất sẽ được chia thành 3 nhóm, dựa theo cách chia nhóm của Ngân hàng thế giới (2013). Đó là:
Kỹ năng kỹ thuật (Technical skills): phản ánh các kỹ năng liên quan đến chuyên môn của một nghề cụ thể, bao gồm cả các kiến thức lý thuyết, thực hành và các kỹ năng có liên quan đến chuyên môn của một nghề nghiệp nhất định.
Kỹ năng nhận thức (Cognitive skills): phản ánh khả năng giải quyết vấn đề
một cách bản năng so với việc sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
Kỹ năng xã hội và hành vi (Social and Behavioral skills): phản ánh các kỹ
năng mềm, kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, đặc điểm tính cách.
Mặt khác, số lượng các tiêu chí đánh giá không nên quá nhiều hoặc quá ít. Nếu quá ít thì sẽ không đánh giá được đầy đủ các kỹ năng cần thiết theo yêu cầu của DN, hoặc việc nhóm quá nhiều các tiêu chí nhỏ lẻ gộp trong 1 tiêu chí sẽ gây khó khăn cho người đọc trong việc hiểu và đánh giá nội dung của tiêu chí. Nếu số lượng các tiêu chí quá nhiều sẽ khiến người được khảo sát ngại trả lời vì sợ tốn thời gian, hoặc việc chia quá nhỏ các tiêu chí sẽ dẫn đến khả năng một số nội dung bị trùng lặp, giao thoa giữa các tiêu chí.
Căn cứ vào các tiêu chí đã được đề xuất trước đây ở Việt Nam và trên thế giới, người nghiên cứu đã tập hợp được 38 tiêu chí phổ biến có liên quan đến các kỹ năng mà người lao động cần phải có theo yêu cầu của người sử dụng lao động (Bảng 3.2).
Nhận thức
• Sử dụng tư duy logic, trực giác và sáng tạo • Khả năng giải quyết
vấn đề một cách bản năng so với việc sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề
• Khả năng trình bày miệng, tính toán, giải quyết vấn đề, trí nhớ (ngắn hạn và dài hạn) và tốc độ tư duy Xã hội và hành vi • Kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, đặc điểm tính cách • Cởi mở để trải nghiệm,
tận tâm, hướng ngoại, biết cách tán đồng, ổn định về cảm xúc • Kiểm soát bản thân,
kiên trì, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tương tác cá nhân
Kỹ thuật
• Sự khéo tay và việc sử dụng phương pháp, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
• Kỹ năng kỹ thuật được phát triển thông qua đào tạo nghề hoặc học trên công việc
• Các kỹ năng liên quan đến một nghề cụ thể (VD: kỹ sư, nhà kinh tế, chuyên gia IT, ...)
86
Từ bảng trên, người nghiên cứu rút ra một số nhận xét sau :
Bộ tiêu chí về các kỹ năng hành nghề mà người lao động (trong đó có SVTN ĐH)
cần phải có, do các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp của một số nước trên thế giới đưa ra (như Bộ Giáo dục, đào tạo và thanh niên Úc, Bộ Lao động Mỹ, Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ, Hiệp hội các DN Nhật Bản, Cục Phát triển lao động Singapore) đa phần tập trung vào các kỹ năng mềm hơn là các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành. Điều này không có nghĩa là các kiến thức chuyên ngành cụ thể liên quan đến công việc không quan trọng mà bởi vì đây là các quốc gia vốn có nền GDĐH phát triển, với hệ thống các trường ĐH rộng khắp, đa dạng và nổi tiếng thế giới, nên các kiến thức chuyên ngành có thể được coi là điều kiện nền tảng đối với SVTN ĐH. Người học khi ra trường đương nhiên phải được trang bị các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành, thể hiện bằng việc phải vượt qua được các kỳ thi và kỳ thi tốt nghiệp của trường. Chính vì vậy mà trong bộ tiêu chí đánh giá của tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp của các nước phát triển thường không có các tiêu chí về kiến thức chuyên môn, chuyên ngành mà chủ yếu tập trung vào các kỹ năng mềm, liên quan đến các kỹ năng nhận thức, các kỹ năng xã hội và hành vi. Mặc dù vậy, một số nước như Úc, Nhật vẫn có đánh giá các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành một cách gián tiếp thông qua kết quả học tập.
Khác với các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp, trong bộ tiêu chí của các trường ĐH
(kể cả ở các nước phát triển) và đặc biệt là trong bộ tiêu chí của các nghiên cứu, khảo sát ở Việt Nam và các nước đang phát triển, các tiêu chí liên quan đến kiến thức chuyên môn, chuyên ngành vẫn đang giữ một vị trí rất quan trọng, thể hiện ở việc xuất hiện trong đa số các nghiên cứu, khảo sát. Các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành có thể được tách ra thành 2 tiêu chí thành phần là kiến thức lý thuyết và khả năng ứng dụng các kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào thực tế.
Về tiêu chí liên quan đến trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh): có thể dễ dàng nhận thấy trong bộ tiêu chí của các nước phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore, không thấy có tiêu chí này. Điều này cũng là dễ hiểu bởi ở các nước này tiếng Anh là ngôn ngữ bản địa, hoặc là ngôn ngữ thông dụng, được sử dụng phổ biến ở nơi làm việc. Chính vì vậy mà nó không cần thiết trở thành một tiêu chí đánh giá vì người lao động đương nhiên phải biết tiếng Anh. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khả năng sử dụng ngoại ngữ trở nên đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế như hiện nay. Chính vì vậy mà tiêu chí này xuất hiện trong cả 5 nghiên cứu đã nói ở trên.
Tương tự như trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng vi tính hay kỹ năng về công
nghệ thông tin cơ bản đều xuất hiện trong đa phần các nghiên cứu, khảo sát ở Việt Nam, nhưng lại không có trong bộ tiêu chí đánh giá của Mỹ hay Nhật Bản.
Từ các phân tích trên, nghiên cứu của luận án đã lựa chọn các tiêu chí liên quan
đến kiến thức chuyên môn, chuyên ngành (cả lý thuyết cơ bản và kỹ năng thực hành), khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin vào nhóm các tiêu chí Kỹ năng kỹ thuật. Có thể nói, trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin có thể chưa hẳn là cần thiết với các lao động ở các trình độ khác (như đào tạo nghề, trung
87
cấp, cao đẳng) nhưng lại trở nên cần thiết đối với các lao động có trình độ ĐH, ở bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế như hiện nay.
Ngoài các kỹ năng kỹ thuật (kỹ năng cứng) này, các tiêu chí còn lại của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp, các trường ĐH trên thế giới cũng như trong các nghiên cứu, khảo sát trước đây ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các kỹ năng mềm, liên quan đến nhận thức, phẩm chất cá nhân hay phẩm chất xã hội. Các tiêu chí về kỹ năng mềm này khá đa dạng, phong phú và mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, có thể thấy một số các kỹ năng mềm quan trọng thường xuyên xuất hiện trong các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, tính sáng tạo, năng lực tổ chức, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, tính ham học hỏi, kỹ năng tự học, kỹ năng kiểm soát (làm chủ) bản thân. Quan điểm của người nghiên cứu cũng nhất trí về tầm quan trọng của các kỹ năng trên trong công việc nên các kỹ năng mềm này cũng sẽ được đưa vào bộ tiêu chí đánh giá của luận án.
Do luận án quan tâm đến đối tượng là người lao động có trình độ ĐH, tức là trình
độ cao, nên một số các tiêu chí, mặc dù tần suất xuất hiện không nhiều như các tiêu chí vừa nói ở trên, nhưng cũng được lựa chọn đưa vào bộ tiêu chí đánh giá của luận án như khả năng tư duy logic, khả năng phân tích, phê phán, phản biện, khả năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, khả năng làm việc độc lập, năng lực nghiên cứu.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, vốn là một nước đang phát triển, trình độ
dân trí và kỷ luật lao động chưa cao, lại đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, thay đổi công nghệ sản xuất nên có một số các tiêu chí cũng được lựa chọn để đưa vào bộ tiêu chí của luận án như tính kỷ luật, khả năng thích nghi với những thay đổi hay sự hiểu biết về môi trường DN.
Trong các tiêu chí của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp, hoặc trong các nghiên cứu, khảo sát trước đây ở Việt Nam, theo quan điểm của người nghiên cứu, nội hàm của một số tiêu chí bị trùng lặp, giao thoa một phần. Chẳng hạn như trong kỹ năng lãnh đạo là đã có hàm ý bao gồm khả năng ra quyết định, khả năng tổ chức, điều phối công việc, cũng như năng lực lập kế hoạch và tổ chức công việc. Hay như kỹ năng nói, viết, tính toán, lắng nghe có thể được coi là một phần của khả năng tư duy logic, và cũng là một phần khả năng giao tiếp. Kỹ năng khai thác và sử dụng dữ liệu có thể coi nằm trong kỹ năng công nghệ thông tin. Ngoài ra, một số tiêu chí khác lại chưa cụ thể hoặc được hình thành từ nhiều tiêu chí cụ thể khác. Chẳng hạn như, để có được khả năng giải quyết vấn đề hay tính tự chủ trong công việc, khả năng làm việc độc lập, tính chuyên nghiệp, người lao động lại phải có được nhiều kỹ năng khác như kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, kỹ năng công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ, tính kỷ luật, …
Riêng kinh nghiệm làm việc và động lực làm việc, quan điểm của luận án không
thực sự nhất trí đưa vào các kỹ năng đánh giá bởi các tiêu chí đó không được hình thành từ quá trình đào tạo, mà sẽ được hình thành trong quá trình làm việc và do những yếu tố như tiền lương, chính sách khen thưởng, đãi ngộ, … của DN tạo nên.
Từ các phân tích ở trên, các kỹ năng mềm được lựa chọn sẽ được đưa vào 2 nhóm
kỹ năng: Kỹ năng nhận thức và Kỹ năng xã hội và hành vi.
Tóm lại, các tiêu chí được lựa chọn để đưa vào bộ tiêu chí thử nghiệm của luận án bao gồm 21 tiêu chí, chia thành 3 nhóm sau:
88
(a) Kỹ năng kỹ thuật: phản ánh các kỹ năng liên quan đến chuyên môn của một nghề cụ thể, bao gồm cả các kiến thức lý thuyết, thực hành và các kỹ năng có liên quan đến chuyên môn của một nghề nghiệp nhất định. Nó bao gồm: kiến thức chuyên ngành, khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế, kỹ năng công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ
(b) Kỹ năng nhận thức: phản ánh khả năng giải quyết vấn đề một cách bản năng so với việc sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Nó bao gồm: tính sáng tạo, năng lực nghiên cứu, khả năng tư duy logic, năng lực tổ chức và điều hành công việc, khả năng ra quyết định, khả năng phân tích, phản biện, khả năng quản lý thời gian, tính ham học hỏi và khả năng tự học, khả năng làm việc độc lập, hiểu biết về môi trường DN
(c) Kỹ năng xã hội và hành vi: phản ánh các kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, đặc điểm tính cách. Nó bao gồm: kỹ năng giao tiếp và ứng xử, tính kỷ luật trong công việc, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, khả năng thích nghi với những thay đổi, kỹ năng kiểm soát bản thân. Bộ 21 tiêu chí thử nghiệm của luận án đã được đưa ra để xin ý kiến tham vấn của một số cán bộ quản lý trong các DN, trong đó có các tập đoàn, các DN lớn như Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Điện lực, Nhà xuất bản Giáo dục, và một số DN vừa và nhỏ khác.
Ý kiến của các cán bộ quản lý trong các DN về cơ bản là tán thành với bộ tiêu chí thử nghiệm này và cho rằng các tiêu chí nêu ra là tương đối phù hợp, có thể phản ánh được hầu hết các yêu cầu mà người sử dụng lao động mong muốn ở SVTN ĐH trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến đáng lưu ý như sau:
- Một số cán bộ quản lý là lãnh đạo các DN hoặc phụ trách về nhân sự, tổ chức
thì quan tâm nhiều đến các kỹ năng chuyên môn cụ thể, năng lực tổ chức điều hành công việc, kỹ năng làm việc theo nhóm và khả năng thích nghi của người lao động với những thay đổi về tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ.
- Lãnh đạo một số tập đoàn như Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông đặt ra yêu cầu
rất cao với năng lực sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) đối với đội ngũ nhân lực có trình độ ĐH trở lên.
- Một số DN cũng nhấn mạnh đến kỹ năng tự học để nâng cao trình độ của người
lao động, nhất là với lao động có trình độ ĐH vì họ cũng hiểu rằng chưa thể đặt yêu cầu cao ngay được đối với SVTN mới được tuyển dụng mà chất lượng lao động sẽ được nâng dần lên trong quá trình làm việc, khi người lao động biết tự học hoặc được đào tạo bồi dưỡng thêm.
- Một số kỹ năng khác được các ý kiến tham vấn bổ sung thêm như khả năng cập
nhật kiến thức mới, khả năng chịu áp lực công việc, hay thái độ tích cực đóng góp vào các hoạt động chung của DN. Điều này được giải thích bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhanh và mạnh, khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão như ngày nay, các kiến thức nếu không được cập nhật sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời. Đồng thời, môi trường DN ngày càng cạnh tranh làm cho áp lực lên người lao động trở nên lớn hơn. Ngoài ra, thái độ tích cực đóng góp vào các hoạt động chung của DN thể hiện tính trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân ngày một cao hơn trong xã hội hiện đại.
- Một số kỹ năng được cho là không phù hợp để đứng riêng ra thành 1 tiêu chí,
(chẳng hạn như năng lực nghiên cứu có thể ghép với khả năng sáng tạo), hoặc được cho là không cần thiết (chẳng hạn như khả năng làm việc độc lập)
89
Từ ý kiến tham vấn của các DN, người nghiên cứu nhất trí với việc bỏ ra ngoài bộ tiêu chí đề xuất của luận án tiêu chí “Khả năng làm việc độc lập” và ghép tiêu chí “Năng lực nghiên cứu” vào với tiêu chí “Tính sáng tạo”.
Đồng thời , thêm vào bộ tiêu chí đánh giá 3 tiêu chí mới là “Khả năng cập nhật kiến thức mới”, “Khả năng chịu áp lực công việc” và “Thái độ tích cực đóng góp cho tổ chức”.
Từ đó, bộ tiêu chí phản ánh các kỹ năng cần có của SVTN theo yêu cầu của DN ở Việt Nam hiện nay đã được đề xuất, làm căn cứ tiến hành khảo sát thực tế các DN.
Bộ tiêu chí chính thức này gồm 22 tiêu chí, chia thành 3 nhóm (Bảng 3.3). Đây cũng có thể coi là một mô hình nhân lực trình độ ĐH mà các DN hiện nay đang cần.
Bảng 3.3: Bộ tiêu chí đề xuất của luận án
Kỹ năng kỹ thuật 1. Kiến thức chuyên ngành
(Technical skills) 2. Khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế
(5 tiêu chí) 3. Khả năng cập nhật kiến thức mới
4. Kỹ năng công nghệ thông tin
5. Trình độ ngoại ngữ
Kỹ năng nhận thức 6. Năng lực nghiên cứu, sáng tạo
(Cognitive skills) 7. Khả năng tư duy logic
(8 tiêu chí) 8. Năng lực tổ chức và điều hành công việc
9. Khả năng ra quyết định
10. Khả năng phân tích, phản biện 11. Khả năng quản lý thời gian