0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Các giả thuyết về mối quan hệ giữa chất lượng, thời gian đáp ứng công việc với sự hài lòng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ( TOÀN VĂN LUẬN ÁN + PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM ) (Trang 130 -130 )

NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌ CỞ VIỆT NAM 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

4.5.1. Các giả thuyết về mối quan hệ giữa chất lượng, thời gian đáp ứng công việc với sự hài lòng

việc với sự hài lòng

Việc kiểm định các giả thuyết của mô hình (được nêu trong mục 3.4.1) được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm xử lý số liệu SPSS.

Các biến cần kiểm định: tầm quan trọng (kỳ vọng), cảm nhận thực tế, chất lượng, sự hài lòng và thời gian đáp ứng công việc trong mô hình đều là các biến được đo bằng thang đo quãng (scale) hoặc hoặc thứ tự (ordinal) và đều tuân theo phân phối chuẩn.

Mối tương quan giữa 2 biến trong mô hình được thể hiện thông qua hệ số tương quan Pearson (hay còn gọi là r). Hệ số tương quan Pearson bằng 1 trong trường hợp có tương quan tuyến tính đồng biến và -1 trong trường hợp tương quan tuyến tính nghịch biến. Các giá trị khác trong khoảng (-1,1) cho biết mức độ phụ thuộc tuyến tính giữa các biến. Hệ số tương quan càng gần với -1 và 1 thì tương quan giữa các biến càng mạnh, càng gần với 1 thì mức độ tương quan càng lớn. Nếu hai biến độc lập với nhau, tức không có tương quan với nhau thì hệ số tương quan sẽ bằng 0. Thông thường, hệ số tương quan Pearson bằng 0,5 đã được coi là mạnh.

Để kiểm định các giả thuyết, ngoài việc xem xét hệ số tương quan, còn cần lưu ý một số khái niệm sau:

 Mức ý nghĩa α: cho biết mức độ chấp nhận sai lầm trong nghiên cứu. Trong nghiên cứu kiểm định lý thuyết khoa học trong kinh tế, mức ý nghĩa thường được chọn là 5% (Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007:161).

 Mức ý nghĩa quan sát (Significance level) hay còn gọi là giá trị p-value: Đây là giá tri nhỏ nhất của mức ý nghĩa α mà chúng ta từ chối giả thuyết Ho (chấp nhận giả thuyết Ha). Giả thuyết Ho là giả thuyết mà phát biểu của nó thường bằng “không”, ví dụ như không có mối quan hệ giữa 2 biến trong mô hình. Khi đó giả thuyết Ha sẽ là giả thuyết thay thế cho Ho (ở trong nghiên cứu của luận án, Ha là các giả thuyết từ H1 đến H6). Giá trị p-value đóng vai trò quan trọng trong kiểm định thống kê. Khi quyết định từ chối hay chấp nhận một giả thuyết, người ta chỉ cần xem xét giá trị p (Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007: 163): 20.7% 17.1% 6.8% 16.2% 7.4% 4.6% 4.5% 7.5% 15.3% Đổi mới ND-CT-PP theo hướng tăng thực hành

DN tham gia xây dựng chương trình đào tạo DN nhận SV thực tập Bổ sung các khóa học kỹ năng mềm cho SV Giao lưu hàng năm với DN Khảo sát hàng năm về sự hài lòng của DN Công bố công khai hàng năm tỷ lệ SVTN có việc …

Mời DN tham gia đánh giá SV khi tốt nghiệp Đào tạo tại chỗ, theo đơn đặt hàng của DN

129

- Nếu p > α : chấp nhận Ho (từ chối Ha) - Nếu p < α : từ chối Ho (chấp nhận Ha)

Kiểm định mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu của luận án đã cho ra các kết quả sau: (Phụ lục 18 đến Phụ lục 20)

Nhóm giả thuyết H1: kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa chất lượng và

sự hài lòng (Bảng 4.14)

o Nhìn vào hệ số tương quan giữa chất lượng và sự hài lòng, có thể thấy rõ đều có mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa 2 biến này đối với cả 2 khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ và Kinh tế-Quản lý, ở cả 3 nhóm kỹ năng và cả ở tổng thể các kỹ năng và kỹ năng quan trọng nhất là khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế.

o Trong 3 chỉ số phản ánh chất lượng, hệ số tương quan với sự hài lòng mạnh

nhất nằm ở chỉ số mức độ đáp ứng chất lượng so với mong đợi đối với cả 2 khối ngành.

o Mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa chất lượng và sự hài lòng đối với

khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ nhìn chung đều mạnh hơn so với khối ngành Kinh tế-Quản lý ở tất cả các nhóm kỹ năng (trừ nhóm kỹ năng nhận thức) và ở tổng thể các kỹ năng.

o Kết luận chung: Với mức ý nghĩa 0.01 (1%):

- Có mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa chất lượng cảm nhận về kỹ

năng kỹ thuật với sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH

(Chấp nhận H1a)

- Có mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa chất lượng cảm nhận về kỹ

năng nhận thức với sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ

ĐH (Chấp nhận H1b)

- Có mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa chất lượng cảm nhận về kỹ

năng xã hội và hành vi với sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực

trình độ ĐH (Chấp nhận H1c)

- Có mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa chất lượng cảm nhận tổng

thể về các kỹ năng với sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH (Chấp nhận H1d)

- Có mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa chất lượng cảm nhận về kỹ

năng quan trọng nhất với sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực

trình độ ĐH (Chấp nhận H1e)

- Có mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa chất lượng cảm nhận với sự

hài lòng, có nghĩa là chất lượng cảm nhận về các kỹ năng của SVTN càng cao thì sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH càng cao và ngược lại (Chấp nhận H1)

Bảng 4.14: Tổng hợp các hệ số tương quan giữa chất lượng và sự hài lòng

Sự hài lòng

Khối Kỹ thuật-Công nghệ Khối Kinh tế-Quản lý

Q Q trọng số R Q

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ( TOÀN VĂN LUẬN ÁN + PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM ) (Trang 130 -130 )

×