NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌ CỞ VIỆT NAM 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
4.4.2. Các thông tin bổ sung
a) Thời gian đáp ứng công việc
Nhận xét chung cho thời gian đáp ứng công việc của SVTN của cả 2 khối ngành là số lượng người có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của công việc, ngay sau khi được giao việc là rất ít. Điều này cũng là dễ hiểu bởi chỉ số chất lượng đều cho kết quả âm, tức là mong đợi luôn lớn hơn cảm nhận thực tế. Khi đó việc đáp ứng được ngay yêu cầu của công việc là không nhiều.
Đa phần, các SVTN có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc sau khi nhận việc từ 1 đến 3 tháng (chiếm khoảng 1/3 số mẫu được hỏi). Điều đáng lưu ý là vẫn có đến gần 20% số DN thuộc mẫu nghiên cứu cho rằng phải cần đến hơn 1 năm, thậm chí là lâu hơn, SVTN mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
127
Hình 4.14a: Thời gian đáp ứng công việc của SVTN khối Kỹ thuật-Công nghệ
Hình 4.14b: Thời gian đáp ứng công việc của SVTN khối Kinh tế-Quản lý
b) Nhu cầu đào tạo bổ sung
Nhận xét chung là các DN được hỏi đều thấy cần phải cho SVTN đi đào tạo, bồi dưỡng thêm một số khóa học bổ sung.
Đối với SVTN khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ, đứng đầu danh sách cần bổ sung là các khóa học để nâng cao kiến thức thực hành. Đối với SVTN khối ngành Kinh tế- Quản lý, việc bổ sung các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng hết sức quan trọng.
Và đối với cả 2 khối ngành, việc bổ sung các khóa học về kỹ năng mềm (như giao tiếp, ứng xử, quản lý thời gian, đàm phán, thuyết trình, …) là thực sự cần thiết (với gần 30% ý kiến lựa chọn). Việc bổ sung các khóa học về kỹ năng mềm, với thời gian đào tạo thường là ngắn hạn, chi phí không quá cao, sẽ bổ trợ tốt hơn cho công việc.
Hình 4.15: Nhu cầu các khóa học bổ sung
c) Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH
Nhìn vào tỷ lệ các giải pháp được đề xuất, có thể thấy giải pháp đầu tiên được các DN đề xuất để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH, đó chính là việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy trong các trường ĐH theo hướng tăng mức độ thực hành nhiều hơn nữa. Đề xuất này là hết sức hợp lý bởi kỹ năng được các DN đánh giá yếu nhất, theo kết quả nghiên cứu, chính là khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế.
Các giải pháp chính tiếp theo được đề xuất là DN sử dụng lao động được tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo (17,1%), bổ sung các khóa học kỹ năng
21.5% 27.3% 27.3% 8.7% 15.5% 26.9% 22.7% 19.6% 13.1% 16.3% 28.3% Bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ Bổ sung kiến thức thực hành Bổ sung kỹ năng CNTT Bổ sung trình độ ngoại ngữ Bổ sung các kỹ năng mềm
128
mềm cho sinh viên ngay trong quá trình đào tạo ở trường ĐH (16,2%) và đào tạo tại chỗ, đào tạo theo đơn đặt hàng của DN (15,3%).
Hình 4.16: Các giải pháp được đề xuất