NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌ CỞ VIỆT NAM 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
4.2.4. Kiểm định giá trị thang đo chất lượng qua phân tích nhân tố EFA
Ở các phần tính toán và phân tích trên, người nghiên cứu đã xác định được các chỉ số phản ánh chất lượng bằng cách so sánh giữa cảm nhận thực tế và mong đợi (hay kỳ vọng) về các kỹ năng cần có của SVTN. Các thang đo về mong đợi và cảm nhận thực tế đã được đánh giá đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào khảo sát.
Tuy nhiên, để đảm bảo các thang đo về chất lượng có giá trị trong thống kê, người nghiên cứu còn cần tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008:27), trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng có thể được giảm bớt xuống một số lượng tối thiểu nào đó và được nhóm vào một số ít các nhân tố cơ bản. Việc phân tích EFA sẽ giúp cho việc xác định xem thang đo có đảm bảo được giá trị hội tụ (các biến hội tụ về cùng một nhân tố) và giá trị phân biệt (nhân tố này phải phân biệt với nhân tố khác) hay không.
Nghiên cứu định tính ban đầu của luận án đã xây dựng nên bộ tiêu chí phản ánh các kỹ năng cần có của SVTN ĐH ở Việt Nam dưới góc độ của các doanh nghiệp sử dụng lao động, gồm 22 tiêu chí, được phân thành 3 nhóm kỹ năng: (1) Kỹ năng kỹ thuật, (2) Kỹ năng nhận thức, (3) Kỹ năng xã hội và hành vi. Việc phân tích EFA nhằm xác định xem 22 tiêu chí này co liên hệ với nhau hay không, có hội tụ về 3 nhóm kỹ năng trên không và 3 nhóm kỹ năng này có giá trị phân biệt hay không.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011:396 ÷ 398), điều kiện để phân tích EFA gồm: Tầm QT nhóm Kỹ năng kỹ thuật Tầm QT nhóm Kỹ năng nhận thức Tầm QT nhóm Kỹ năng XH và hành vi Tầm QT tổng thể các kỹ năng Cảm nhận thực tế nhóm kỹ năng kỹ thuật Cảm nhận thực tế nhóm kỹ năng nhận thức Cảm nhận thực tế nhóm kỹ năng XH và hành vi Cảm nhận thực tế tổng thể các kỹ năng 4.22 3.79 3.84 3.90 3.36 3.19 3.32 3.28 4.26 3.85 3.92 3.97 3.28 3.22 3.38 3.30 Khối Kỹ thuật-Công nghệ Khối Kinh tế
110
- Kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và mỗi biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Tức là bộ 22 tiêu chí đề xuất của luận án cần kích thước mẫu tối thiểu là 22 x 5 = 110 mẫu để có thể tiến hành phân tích EFA.
- Các biến phân tích cần có mối quan hệ tương quan với nhau (có nghĩa là các biến đo lường phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một yếu tố chung). Bằng cách sử dụng ma trận hệ số tương quan (correlation matrix), người ta có thể nhận biết được mức quan hệ giữa các biến. Nếu mối quan hệ giữa các biến < 0,3 thì chúng có thể không chung một nhân tố. Khi đó, hệ số tương quan giữa các biến phải ≥ 0,3.
- Kiểm định Barlett dùng để xem xét mối tương quan giữa các biến trong tổng thể. Nếu kiểm định có ý nghĩa thống kê (sig.< 0,05) thì các biến có tương quan với nhau trong tổng thể. Đây là điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố.
- Kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích
hợp của phân tích nhân tố. Nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì đáp ứng được điều kiện đủ để áp dụng phân tích nhân tố, hay nói cách khác, phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
Để đánh giá giá trị thang đo bằng EFA, người ta thường phải xem xét 3 thuộc tính quan trọng trong kết quả EFA: (1) số lượng nhân tố trích được, (2) trọng số nhân tố, (3) tổng phương sai trích.
(1)Để xem xét số lượng nhân tố trích cho phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo, người ta thường dùng tiêu chí Eigenvalue, đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được dừng ở nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 (≥ 1)
(2)Trọng số nhân tố (hay còn gọi là hệ số tải nhân tố - factor loadings) phải cao. Hệ số tải nhân nhân tố > 0.3 được coi là đạt mức tối thiểu, > 0,4 là quan trọng và >0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Thông thường, để phân tích EFA có giá trị thực tiễn, người ta có thể tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0,5. Tuy nhiên, nếu cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố > 0,3 (3)Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) thể hiện các nhân tố được
trích giải thích được bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của các biến quan sát. Tổng phương sai trích phải đạt được từ 50% trở lên.
Kết quả phân tích EFA được trình bày cụ thể trong các Phụ lục 10a, 10b. Kết luận sau khi tiến hành phân tích EFA, các kiểm định Barlett và KMO của các biến chất lượng có trọng số của cả 2 khối ngành đều thỏa mãn các điều kiện:
- KMO nằm trong mức cho phép [0,5, 1]: với khối Kỹ thuật-Công nghệ KMO =
0,805, với khối Kinh tế-Quản lý = 0,813, tức là phân tích nhân tố là thích hợp.
- Kiểm định Barlett đều có sig.=0.000 <0.05, tức là các các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.
Với hệ số tải nhân tố >0,4 và tổng phương sai trích đều >50%, trong 22 tiêu chí đề xuất trong mô hình nghiên cứu của luận án, có 1 tiêu chí là “Hiểu biết về môi trường DN” là không phù hợp, cần được loại bỏ.
Khi đó, chỉ còn lại 21 tiêu chí phù hợp và có giá trị về mặt thống kê, được xếp vào 3 nhóm tiêu chí. Đồng thời, có 1 số tiêu chí cụ thể được xếp vào các nhóm khác với bộ tiêu chí đề xuất ban đầu. Chính vì vậy, việc tính toán lại hệ số tin cậy Cronbach alpha là cần thiết và kết quả đã cho thấy hệ số Cronbach alpha của các nhóm sau điều chỉnh EFA đều > 0,8, tức là đều đạt mức độ tin cậy cao (Phụ lục 11).
111
Kết quả phân tích EFA và Cronbach alpha đối với chỉ số chất lượng có trọng số đối với cả 2 khối ngành được tổng hợp trong bảng 4.4a và bảng 4.4b, như sau:
Bảng 4.4a: Tổng hợp kết quả EFA và Cronbach alphavới khối Kỹ thuật-Công nghệ
Khối Kỹ thuật-Công nghệ Nhân tố
1 2 3
Chất lượng có trọng số kỹ năng thuyết trình ,760
Chất lượng có trọng số khả năng phân tích, phản biện ,741
Chất lượng có trọng số kỹ năng đàm phán ,663
Chất lượng có trọng số khả năng ra quyết định ,650 Chất lượng có trọng số kỹ năng giao tiếp ứng xử ,595
Chất lượng có trọng số tính kỷ luật ,557
Chất lượng có trọng số kỹ năng làm việc nhóm ,524 Chất lượng có trọng số kỹ năng quản lý thời gian ,499 Chất lượng có trọng số khả năng cập nhật kiến thức mới ,688 Chất lượng có trọng số năng lực nghiên cứu, sáng tạo ,667 Chất lượng có trọng số khả năng tư duy logic ,633
Chất lượng có trọng số kỹ năng CNTT ,624
Chất lượng có trọng số kiến thức chuyên ngành ,536
Chất lượng có trọng số trình độ ngoại ngữ ,484
Chất lượng có trọng số khả năng ứng dụng kiến thức
chuyên ngành vào thực tế ,404
Chất lượng có trọng số thái độ tích cực với tổ chức ,765 Chất lượng có trọng số kỹ năng kiểm soát bản thân ,731
Chất lượng có trọng số khả năng chịu áp lực ,610
Chất lượng có trọng số khả năng thích nghi ,536
Chất lượng có trọng số năng lực tổ chức, điều hành ,524 Chất lượng có trọng số tính ham học và khả năng tự học ,461
Cronbach alpha ,887 ,887 ,889
Bảng 4.4b: Tổng hợp kết quả EFA và Cronbach alphađối với khối Kinh tế-Quản lý
Khối Kinh tế-Quản lý Nhân tố
1 2 3
Chất lượng có trọng số kỹ năng làm việc nhóm ,681
Chất lượng có trọng số kỹ năng đàm phán ,658
Chất lượng có trọng số khả năng phân tích, phản biện ,650
Chất lượng có trọng số tính kỷ luật ,642
Chất lượng có trọng số khả năng ra quyết định ,636
Chất lượng có trọng số kỹ năng thuyết trình ,558
Chất lượng có trọng số kỹ năng giao tiếp, ứng xử ,521 Chất lượng có trọng số kỹ năng quản lý thời gian ,515 Chất lượng có trọng số khả năng cập nhật kiến thức mới ,786
112
Chất lượng có trọng số năng lực nghiên cứu, sáng tạo ,747 Chất lượng có trọng số khả năng ứng dụng kiến thức
chuyên ngành vào thực tế ,708
Chất lượng có trọng số khả năng tư duy logic ,694
Chất lượng có trọng số kiến thức chuyên ngành ,610
Chất lượng có trọng số trình độ ngoại ngữ ,578
Chất lượng có trọng số khả năng chịu áp lực ,750
Chất lượng có trọng số kỹ năng kiểm soát bản thân ,746 Chất lượng có trọng số năng lực tổ chức, điều hành ,704
Chất lượng có trọng số khả năng thích nghi ,590
Chất lượng có trọng số thái độ tích cực với tổ chức ,479 Chất lượng có trọng số tính ham học và khả năng tự học ,452
Cronbach alpha ,882 ,914 ,883
Các tiêu chí được điều chỉnh và phân lại nhóm sau phân tích EFA được tổng hợp trong bảng 4.5:
Bảng 4.5: Bộ tiêu chí điều chỉnh sau khi phân tích EFA
Kỹ năng kỹ thuật 1. Kiến thức chuyên ngành
(7 tiêu chí) 2. Khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế
3. Khả năng cập nhật kiến thức mới
4. Kỹ năng công nghệ thông tin
5. Trình độ ngoại ngữ
6. Năng lực nghiên cứu, sáng tạo
7. Khả năng tư duy logic
Kỹ năng nhận thức 8. Khả năng chịu áp lực công việc
(6 tiêu chí) 9. Khả năng thích nghi với những thay đổi
10. Kỹ năng kiểm soát bản thân
11. Thái độ tích cực đóng góp cho tổ chức 12. Năng lực tổ chức và điều hành công việc 13. Tính ham học hỏi và khả năng tự học
Kỹ năng xã hội và 14. Kỹ năng làm việc theo nhóm
hành vi 15. Kỹ năng đàm phán
(8 tiêu chí) 16. Khả năng phân tích, phản biện
17. Tính kỷ luật trong công việc 18. Khả năng ra quyết định 19. Kỹ năng thuyết trình
20. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 21. Khả năng quản lý thời gian