Nghĩa của kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 144)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1.2. nghĩa của kết quả nghiên cứu

Các kết quả nghiên cứu trên đây vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Nó góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH cũng như mối quan hệ giữa chất lượng với sự hài lòng của DN sử dụng lao động và sự khác biệt trong đánh giá chất lượng và sự hài lòng của DN theo các nhân tố ảnh hưởng khác nhau.

Việc đánh giá này đã được lượng hóa bằng các chỉ số cụ thể dựa trên bộ tiêu chí và mô hình đánh giá đề xuất, qua đấy đã góp phần trả lời được câu hỏi: Các kiến thức và kỹ năng SVTN ĐH thu nhận được trong quá trình đào tạo ở nhà trường có đáp ứng được các yêu cầu mà DN đặt ra và có làm cho DN hài lòng hay không? Mức độ đáp ứng với từng kỹ năng cụ thể ra sao? Với các đối tượng DN khác nhau và với các khối ngành đào tạo khác nhau thì mức độ đáp ứng chất lượng và mức độ hài lòng có khác nhau hay không?

Đấy là những thông tin hữu ích đối với các cơ quan quản lý, các trường ĐH, các DN và bản thân sinh viên và người lao động trong DN, trong việc hoạch định chính sách, xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn bị lực lượng lao động có kỹ năng phù hợp cho một nền kinh tế thị trường đang phát triển.

Bộ tiêu chí đánh giá đề xuất của luận án, cũng như phương pháp khảo sát, xử lý kết quả, có thể là một gợi ý tốt để các trường ĐH, các cơ quan quản lý, các hiệp hội DN tham khảo để tiến hành các đánh giá tương tự.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)