NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KÊNH PHÂN PHỐI:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang (Trang 29)

1.6.1. Môi trường vĩ mô:

Kinh tế:

Sự suy thoái và tăng cường kinh tế xảy ra sẽ dẫn đến sự thay đổi thu nhập và mức tiêu thụ của người tiêu dùng, điều này ảnh hưởng đến số lượng bán và tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp cũng như tất cả các hoạt động khác của daonh nghiệp kể cả hoạt động phân phối. Các yếu tố cơ bản khác của nền kinh tế có tác động đến hệ thống kênh phân phối bao gồm tỷ giá, lãi suất, tốc độ tăng trưởng…

Tỷ giá hối đoái luôn có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện trong nền kinh tế mở, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nếu tỷ giá hối đoái tăng sẽ là một liều thuốc kích thích khiến các doanh nghiệp tăng lượng hàng xuất khẩu thu về ngoại tệ để hưởng sự lợi từ mức chênh lệch của tỷ giá của đồng nội tệ và ngoại tệ, hàng hóa sẽ có được những lợi thế cạnh tranh cả ở thị trường trong và ngoài nước, trong khi đó việc nhập khẩu sẽ bị hạn chế do mất một khoảng lợi nhuận từ việc tăng tỷ giá hối đoái. Ngược lại nếu như tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu của các doanh nghiệp, lúc này các hàng hóa từ nước ngoài ồ ạt đổ vào thị trường trong nước sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước.

Lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bởi vì vốn vay trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp là không thể thiếu. Khi lãi suất cho vay của ngân hàng cao dẫn đến chi phí của các doanh nghiệp tăng lên do phải trả tiền vay lớn hơn, khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp kém đi nhất là khi các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn.

Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toán của họ tăng dẫn đến sức mua tăng. Đây là cơ hội tốt cho các nhà doanh nghiệp, nếu nhà doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này và có khả năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng (về mặt số lượng, giá bán, chất lượng, mẫu mã) thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công và có khả năng cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nóng cũng sẽ dẫn đến những rủi ro tìm ẩn bất cứ lúc nào nếu như nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn và chững lại, các doanh nghiệp cũng nên có những biện pháp dự phòng nhằm tự bảo vệ mình tránh khỏi những rủi ro đó.

Chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội:

Các nhân tố chính trị, pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội.

Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, rộng mở sẽ là cơ sở cho việc đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả. Ví dụ các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau và trên mọi lĩnh vực; thuế xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước

Công nghệ kĩ thuật:

Yếu tố này ngày càng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh, tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của các doanh nghiệp, qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung. Hiện nay trên thế giới đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Kỹ thuật và công nghệ mới sẽ giúp các cơ sở sản xuất trong nước tạo ra được những thế hệ kỹ thuật và công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và tái trang bị toàn bộ cơ sở sản xuất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đây là tiền đề để các doanh nghiệp ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Các nhân tố tự nhiên:

Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý, phân bố địa lý của các tổ chức kinh doanh. Các nhân tố này tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí (nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển…) do đó tăng khả năng cạnh tranh. Hơn nữa vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường. Ngược lại những nhân tố tự nhiên không thuận lợi sẽ tạo ra khó khăn ban đầu cho doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tất sẽ bị thuyên giảm.

1.6.2. Môi trường vi mô:

Khách hàng:

Khách hàng là một trong những nhân tố không kém phần quan trọng của bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển. Khách hàng là người trực tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp suy cho cùng thì cũng hướng về trung tâm là khách hàng. Muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thì nhất thiết doanh nghiệp phải nghiên cứu khách hàng. Qua các đặc điểm của khách hàng doanh nghiệp sẽ xác định đâu là thị trường mục tiêu của mình, đâu là thị trường tiềm năng để từ đó đưa ra các phương án nhằm phủ khắp các thị trường. Nếu sản phẩm làm ra mà công ty không có thị trường tiêu thụ tất yếu sẽ dẫn đến sự thất bại và đi đến sự phá sản.

Đối thủ cạnh tranh:

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng trong môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường. Một đặt trưng của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh gây gắt có tính sống còn giữa các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cùng một lĩnh vực. Các nhà sản xuất không thể không quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh của mình, họ phải luôn nắm bắt và tiến hành phân tích những điểm mạnh điểm yếu của đối thủ và của chính doanh nghiệp của mình để tìm ra những thế mạnh cho riêng mình làm lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình là điều kiện hết sức quan trọng trong việc mở rộng thị trường. Bởi chỉ có hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, nhận thức được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ thì mới có khả năng giành thắng lợi trên thị trường của đối thủ.

Đối tác:

Những đối tác kinh doanh là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh cùng với daonh nghiệp, có sự ràng buộc chặt chẽ với doanh nghiệp về vốn và các lợi

ích khác. Bất kì một biến cố nào ảnh hưởng đến đối tác đều ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Việc lựa chọn đối tác là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp có thể phát triển ổn định và lâu dài.

Những yếu tố khác trong Marketing Mix:

Các vấn đề khác tác động đến kênh phân phối nằm ở 3 chữ P còn lại trong 4P của Marketing Mix, bao gồm:

Product (Sản phẩm): Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính.

Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,...

Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng): hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng...

Tóm tắt chương:

Những quyết định về việc lựa chọn các kênh phân phối là những quyết định quan trọng và phức tạp mà Công ty phải thông qua. Mỗi kênh được đặt trưng bởi mức độ tiêu thụ và chi phí của nó. Sau khi chịn kênh cụ thể Công ty cần phải sử dụng nó trong một thời gian khá dài. Việc lựa chọn kênh có ảnh hưởng quan trọng đến các bộ phận khác của hệ thống marketing-mix và ngược lại.

Mỗi Công ty cần xây dựng một số phương án tiếp cận thị trường. Khác với việc bán trực tiếp, những con đường đi đến thị trường này là kênh có một, hai, ba và nhiều cấp trung gian. Đặc diểm của kênh phân phối là ổn định, ít khi có những biến động mạnh.

Việc hình thành kênh đòi hỏi phải nghiên cứu những phương án cơ cấu cơ bản của nó về loại hình và số người trung gian. Việc quản lý kênh đòi hỏi phải phải lựa chọn và đôn đốc những người trung gian. Cần định kỳ đánh giá hoạt động của từng kênh, so sánh các chỉ tiêu tiêu thụ hiện tại với các chỉ tiêu trước đó của nó, so sánh các chỉ tiêu tiêu thụ của nó với các chỉ tiêu của các thành viên khác trong kênh.

CHƯƠNG 2

CÔNG TY CP PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG: TRANG:

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

2.1.1.1. Quá trình hình thành của Công Ty:

Cuối những năm 80, sau khi tiến hành mở cửa nền kinh tế, nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư trong nước tham gia bằng nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ, tăng cường … Nhận thấy được nhu cầu may mặc trong nước và thế giới đang gia tăng, sau một thời gian nghiên cứu xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật của cử nhân Đặng Trang, và với sự tham gia vốn góp hợp tác đầu tư với tập đoàn IPP(ATICS) của Đài Loan, Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang được UBND Tỉnh ra quyết định thành lập vào ngày 10/04/1987 với tên gọi ban đầu là : “Xí Nghiệp Dây Khóa Kéo Nha Trang”.

Công ty chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/1987 và đến ngày 02/09/1987 cho ra sản phẩm đầu tiên mang nhãn hiệu của Tập đoàn Dây khóa kéo hàng đầu của Đài Loan là TSF (Taiwan Supper Fermeture). Lúc này Công ty đơn thuần chỉ đóng vai trờ gia công một số công đoạn của dây chuyền sản xuất dây khóa kéo, tất cả bán thành phẩm đều phải nhập từ Đài Loan, các công đoạn cuối cùng được thực hiện tại Xí Nghiệp Dây Khóa Kéo Nha Trang. Quy mô xí nghiệp chỉ bao gồm trên 21 máy móc thiết bị đơn giản như máy bóc tách, máy dập chặn trên, máy dập chặn dưới, máy cắt zigzac… toàn bộ phân xưởng sản xuất trên chỉ có khoảng 30 công nhân, kỹ sư vừa sản xuất vừa tự thiết kế máy.

Đến ngày 20/10/1991 Công ty được ủy ban hợp tác và đầu tư cấp phép số 267/CP và trực thuộc UBND Thành Phố Nha Trang, hoạt động chính thức theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991.

Đến tháng 09/1994 Công ty sát nhập với Nhà máy dệt Nha trang và hình thành nên Công Ty Phụ Liệu May Nha Trang. Hiện nay Công ty hoạt động chính thức theo quyết định số 14/QĐ/UB ngày 28/01/1993, Công ty chịu sự quản lý của Sở Công nghiệp Khánh Hòa về chuyên ngành kỹ thuật, của cơ sở tài chính về vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Cũng trong giai đoạn này công ty đã mua lại toàn bộ cổ phần của Công ty Liên doanh IPP và trở thành một doanh nghiệp nhà nước đầu tiên mua lại toàn bộ cổ phần của đối tác nước ngoài để hoạt động độc lập có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập và có tài

khoản riêng. Với sản phẩm mang thương hiệu mới và chính thức là ISE (International Supper Economy) và từ đó trở thành sản phẩm nổi tiếng chiếm lĩnh 80% thị phần trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Sơ lược về công ty :

 Tên tiếng việt : Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang

 Tên tiếng anh : NHA TRANG GARMENT ACESSORIES JOINT STOCK COMPANỲ

 Trụ sở: 62 Lê Hồng Phong – TP Nha Trang – T Khánh Hòa

 Điện thoại : (058) 3875725, 3875728~31 (04 lines)

 Fax: (058) 3875726, 2874120

 Email: isecompany@dng.vnn.vn

 Website: www.isezipper.com.vn

 Lĩnh vực hoạt động : chuyên sản xuất và kinh doanh các loại phụ liệu cho ngành may mặc.

 Công ty có tài khoản tại :

oNgân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa

oNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Khánh Hòa.

 Công ty có các cơ sở kinh doanh trực thuộc: Khách sạn ISE (02 Nguyển Thiện Thuật – Nha Trang).

 Công ty có các cơ sở sản xuất trực thuộc sau :

oXN Dệt Sợi

oXN Nhuộm

oXN Đúc Cúc Kim Loại

oXN Dây Khóa Kéo Thành Phẩm

oXN Công Nghệ Cơ Điện

oXN Xi Mạ

Công ty giới thiệu và kinh doanh sản phẩm với nhiều mặt hàng phụ liệu may, diện tích sản xuất trên 50.000 m2 và có vị trí vô cùng thuận lợi. Công ty đã xây dựng các cơ sở sản xuất, kho bãi, các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Hàng năm

Công ty không ngừng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị hiện đại tiên tiến trên thế giới để đa dạng hóa sản phẩm phụ liệu may và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các phụ liệu may mặc của Công ty sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại tiên tiến đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước : EU, Mỹ, Nhật Bản…

Sản phẩm của Công ty đã đạt được một số giải thưởng :

 Hai lần giành huy chương vàng tại hội chợ triễn lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc 1998 – 1990

 Giải thưởng chất lượng việt nam 1996

 Giải thưởng chất lượng Châu Âu lần thứ 22 năm 1997

 Giải thưởng chất lượng Quốc tế lần thứ 25 năm 1997

 Huy chương vàng tại Hội chợ hàng Việt Nam –Chất lượng tiêu chuẩn 2001

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)