phân phối:
Bảng 2.19: Tình hình tiêu thụ dây khóa kéo tại thị trường trong nước qua
các kênh của công ty qua các năm
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010
So sánh 2012/2011
Kênh
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Cấp không 5.941.723,72 18,83 6.647.980,46 19,08 7.643.471,07 19,25 706.256,74 11,89 995.490,61 14,97
Một cấp 22.126.057,72 70,12 24.609.374,19 70,63 28.199.444,94 71,02 2.483.316,47 11,22 3.590.070,75 14,59 Hai cấp 3.486.778,92 11,05 3.585.310,21 10,29 3.863.427,19 9,73 98.531,29 2,83 278.116,98 7,75
Tổng 31.554.560,36 100 34.842.664,86 100 39.706.343,20 100 3.288.104,50 10,42 4.863.678,34 13,96
Nguồn: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Qua bảng trên ta thấy:
Kênh tiêu thụ dây khóa kéo của công ty chủ yếu là kênh một cấp, trong 3 năm liên tiếp doanh thu tiêu thụ qua kênh một cấp chiếm trên dưới 70% trong tổng doanh thu bán dây khóa kéo tại thị trường trong nước của công ty.
Năm 2011 tổng doanh thu tiêu thụ dây khóa kéo ở thị trường trong nước tăng 3.288.104.500đ tương ứng tăng 10,4%, trong đó doanh thu tiêu thụ qua cả 3 kênh đều tăng: kênh cấp không tăng 11,9%; kênh một cấp tăng 11,2%; kênh hai cấp tăng 2,8% so với năm 2010. Năm 2012 tổng doanh thu tiêu thụ dây khóa kéo ở thị trường trong nước tăng 4.863.678.300đ tương ứng tăng 13,9%, trong đó doanh thu tiêu thụ qua cả 3 kênh đều tăng: kênh cấp không tăng 14,97%; kênh một cấp tăng 14,59%; kênh hai cấp tăng 7,75% so với năm 2011.
Nguyên nhân làm cho doanh thu tiêu thụ qua các kênh đều tăng là vì công ty đã tập trung nguồn lực để quản lý các kênh hoạt động của kênh, đưa ra các giải pháp kịp thời, tạo cho dòng chảy được thuận lợi. Nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận ra sự phụ thuộc quá lớn của công ty vào kênh cấp một, đối với một hệ thống các kênh phân phối không chịu hoàn toàn sự quản lý của công ty nhưng lại có vai trò quá lớn trong hệ thống, về lâu dài ắt hẳn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, và những ảnh hưởng đến công ty chắc chẳn là sẽ không hề nhỏ. Đây