Những tồn tại mà công ty còn gặp phải:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang (Trang 99)

Bên cạnh những thành công mà công ty đã đạt được trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của mình thì vẫn tồn tại một số mặt hạn chế cần được khắc phục và những lỗ hổng của hệ thống cần được bù đắp kịp thời.

 Những hạn chế về cơ cấu tổ chức và quản lí hệ thống kênh phân phối:

Việc công ty chưa có một phòng Marketing hoặc một bộ phận chuyên biệt chuyên điều phối hoạt động của các kênh phân phối là một thiếu sót cực kì quan trọng, mọi hoạt động của hệ thống các kênh phân phối đều cần phải được đặt dưới sự chỉ huy và giám sát của phòng Marketing, hoạt động Marketing hiện nay của công ty có thể nói là khá cầm chừng và thiếu đi tính chuyên nghiệp, những hạn chế thiếu sót kể trên có thể nhận thấy một phần đều bắt nguồn từ nguyên nhân này, điều này cũng chỉ ra sự thiếu hoàn thiện trong hệ thống phân phối của công ty và đòi hỏi cần thiết phải có một sự bổ sung và hoàn thiện một cách kịp thời.

Vấn đề tiếp theo là hiện nay công ty chưa có một văn bản cụ thể nào quy định riêng cho việc đánh giá hoạt động của các thành viên kênh. Công ty cần đầu tư nghiên cứu và xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động các thành viên kênh, việc này là hết sức quan trọng vì nó cho phép công ty đánh giá được sức mạnh và năng lực của các kênh

và các đại lý, cũng như điểm mạnh và yếu, nguyên nhân bắt nguồn ở khâu nào để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời và chuẩn xác. Hơn thế nữa việc đánh giá hoạt động của các kênh thành viên còn liên quan đến lợi ích kinh tế của các thành viên kênh. Vì vậy cần xây dựng một phương pháp đánh giá chính xác và công bằng tránh tình trạng chủ quan. Để có thể xây dựng được hệ thống chỉ tiêu tốt cần phải có những đánh giá một cách toàn diện mọi mặt của các thành viên.kênh. Chẳng hạn như khi đánh giá hoạt động của một đại lý không chỉ nhìn vào doanh số bán của anh ta mà cón xét thêm các yếu khác như mức độ hợp tác, địa bàn hoạt động và tiến trình thanh toán…

Một hạn chế nữa là sự bị động của công ty trong việc tìm kiếm và xác nhập các đại lý vào hệ thống phân phối của mình. Thực tế ghi nhận được cho thấy rằng hiện nay việc đăng ký gia nhập hệ thống kênh phân phối cho công ty là do phía các đại lý làm đơn xin, công ty chưa có động thái chủ động tìm kiếm và nghiên cứu, đánh giá lựa chọn các đại lý nào có tiềm năng và có thể hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh của mình.

 Những nhược điểm được ghi nhận trong quá trình hoạt động của hệ thống kênh phân phối:

Hạn chế đầu tiên là hiệu quả hoạt động tại một số khu vực của công ty đạt hiệu quả chưa được như mong đợi. Cụ thể là:

- Việc bán hàng qua kênh phân phối hai cấp của công ty chưa đạt hiệu quả cao, doanh thu đạt được từ kênh này chiếm tỷ trọng còn quá khiêm tốn trong tổng doanh thu bán hàng tại thị trường trong nước của công ty, bên cạnh đó là sự hoạt động kém hiệu quả của các đại lý tại khu vực miền Trung.

- Khoản chiết khấu với các đại lý tương đối cao nên ảnh hưởng ít nhiều đến lợi nhuận của công ty, điều này cho thấy sự lệ thuộc khá nhiều của công ty vào các đại lý.

- Tại thị trường miền Bắc, tuy là một thì trường lớn và giàu tiềm năng nhưng sản phẩm của công ty chưa thể cạnh tranh nổi với hàng nhập lậu từ Trung Quốc.

- Tại thị trường miền Trung, doanh thu của công ty còn quá thấp so với tiềm năng phát triển của khu vực này.

- Tại thị trường Lào, sản phẩm của công ty vẫn chưa thể cạnh tranh lại với hàng Trung Quốc.

Hạn chế tiếp theo được ghi nhận là những khó khăn trong việc thu thập và sử lý thông tin từ khách hàng. Công ty sẽ khó thu thập được những thông tin trực tiếp từ khách hàng và thị trường mà chỉ gián tiếp thông qua kênh phân phối của mình. Do đó, thông tin

đến với công ty thường rất chậm hoặc sai lệch khiến công ty không thể chủ động cũng như đưa ra những điều chỉnh chuẩn xác và kịp thời trong hoạt động kinh doanh của mình.

 Những nhược điểm trong công tác xúc tiến và phát triển hệ thống kênh phân phối:

Công tác chiêu thị là một trong những hoạt động quan trọng nhất đối với bất kì công ty, doanh nghiệp nào khi tham gia vào bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, nó góp phần quyết định đến sự thành bại trong các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.

Một điều bất cập hiện nay tại công ty là công tác chiêu thị vẫn chưa nhận được sự quan tâm xứng tầm với sự quan trọng của nó. Các hoạt động chiêu thị tại công ty hiện tại vẫn được duy trì nhưng không thường xuyên, có đường lối phát triển đúng đắn nhưng chưa chuyên sâu vào trọng tâm.

Hoạt động chiêu thị được quan tâm hàng đầu hiện nay ở công ty là chính sách khuyến mãi, nhưng các chính sách mà công ty đưa ra đều không còn mới mẻ và quá thông dụng trên thị trường hiện nay, đòi hỏi công ty cần có những cải tiến, những sáng kiến mới mẻ hơn để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Các hoạt động quảng cáo của công ty tuy nhắm đúng đối tượng và lựa chọn đúng công cụ quảng cáo nhưng tần suất xuất hiện vẫn chưa cao, cách thể hiện chưa ấn tượng, chưa để lại thật nhiều dấu ấn đậm nét trên thị trường. Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng cũng như Marketing trực tiếp chỉ mới bắt đầu được quan tâm trong thời gian gần đây và cần phải được phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian sắp tới.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KÊNH PHÂN PHỐI CÔNG TY CP PHỤ LIỆU MAY

NHA TRANG

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)