PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG:
2.2.1. Môi trường kinh doanh:
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô:
Tình trạng ngành dệt may:
Từ trước đến nay, ngành dệt may luôn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bên cạnh các ngành trọng điểm khác như lúa gạo và thủy sản.
Trong những năm qua thì tình trạng xuất khẩu hàng dệt may đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cụ thể:
Hình2.4: Biểu đồ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
(nguồn: Hiệp Hội Dệt May Việt Nam)
Sau khoảng thời gian suy thoái kinh tế thế giới năm 2008, khiến cho sản lượng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giảm nhẹ, bắt đầu từ năm 2009 đã có những bước phát triển trở lại, đặc biệt là trong năm 2011. Cụ thể, năm 2010 tăng 2.126 tr USD, tức tăng 23,4% so với năm 2009, năm 2011 tăng 4.621 tr USD tức tăng 41,22% so với năm 2010, đây là mức tăng kỉ lục của hàng dệt may Việt Nam. Trong khi đó ở thị trường Mỹ, là thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam, mức sản lượng cũng có những mức tăng đáng kể, cụ thể năm 2011 tổng sản lượng xuất khẩu sang Mỹ là 6872 tr USD chiếm 43,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 754 tr USD so với năm 2010 tức tăng 12,3%.
Với những dấu hiệu khả quan trên, hứa hẹn trong tương lai sẽ còn có những bước tiến khác mạnh mẽ hơn nữa cho ngành dệt may và sẽ là cơ hội lớn mở ra cho những nhà cung cấp phụ liệu may như Công Ty CP Phụ Liệu May Nha Trang.
Các yếu tố về mặt kinh tế:
Tình hình kinh tế:
Trong giai đoạn 2007-2008, cùng với thời kì đại suy thoái của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp trong nước cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề. Không nằm ngoài quy luật đó, Công Ty CP Phụ Liệu May Nha Trang cũng trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn, suy giảm đáng kể cả về năng suất, cắt giảm nhân công.
Tuy nhiên, ở giai đoạn 2009-2012 nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi và dần đi vào ổn định. Bằng chứng là tình hình kinh doanh của công ty đã có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại.
Trong năm 2013, với những diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới cũng như trong nước hứa hẹn sẽ đặt ra những khó khăn và cũng có thể là những cơ hội mới cho công ty.
Tỷ giá hối đoái:
Việc tăng hay giảm tỷ giá hối đoái thường đi đôi và gắn liền với lạm phát. Nếu như Nhà nước có thể kiềm hãm và kiểm soát được lạm phát thì sẽ tạo ra được môi trường kinh doanh an toàn và ổn định cho các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh nhiều năm trở lại đây, tỷ giá hối đoái liên tục tăng và vẫn chưa có dấu hiệu ổn định, xét trên phương diện công ty thì tình hình xuất khẩu vẫn còn hạn chế nhưng hàng năm số lượng nguyên vật liệu nhập khẩu thì liên tục tăng và là nguồn cung nguyên vật liệu chủ yếu của công ty. Đây đã và đang là một thách thức không nhỏ cho công ty.
Lãi suất ngân hàng:
Hiện tại nguồn vốn của công ty vẫn còn khá nhiều hạn chế, cùng với đó là nhằm đáp ứng những chính sách và mục tiêu kinh doanh của công ty nên việc duy trì và mở rộng quy mô kinh doanh luôn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng để hoạt động. Vì vậy, lãi suất ngân hàng sẽ là một yếu tố chiếm phần quan trọng làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của công ty.
Từ đầu năm 2012, việc Ngân hàng TW giảm mức lãi suất và duy trì ổn định được xem như là một biện pháp mở đường và kích thích đầu tư, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để công ty tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất.
Nhưng bối cảnh đó cũng đặt ra một thử thách là nguồn vốn chảy vào thị trường sẽ tăng lên rất nhiều, và trong tương lai gần việc sẽ xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty là điều có khả năng xảy ra rất cao.
Với tình hình hiện tại thì nguồn vốn vay chiếm gần 50% tổng nguồn vốn của công ty, nên với bất cứ diễn biến nào xảy ra với việc tăng giảm lãi xuất của các ngân hàng đều ảnh hưởng vô cùng to lớn với hoạt động của công ty.
Tốc độ tăng trưởng :
Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toán của họ tăng dẫn đến sức mua tăng. Đây là cơ hội tốt cho các nhà doanh nghiệp,
nếu nhà doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này và có khả năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng (về mặt số lượng, giá bán, chất lượng, mẫu mã) thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công và có khả năng cạnh tranh cao.
Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nóng cũng sẽ dẫn đến những rủi ro tìm ẩn bất cứ lúc nào nếu như nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn và chững lại, các doanh nghiệp cũng nên có những biện pháp dự phòng nhằm tự bảo vệ mình tránh khỏi những rủi ro đó.
Trong những năm qua, nắm bắt được tình hình của thị trường, công ty đã linh động nắm bắt thời cơ cho ra nhiều mẫu mã, chủng loại sản phẩm mới có thể đáp ứng được đa dạng các nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty luôn có những biện pháp dự phòng để tránh những rắc rối có thể xảy ra khi xuất hiện những diễn biến xấu trên thị trường.
Về chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội:
Ở bất cư nơi nào trên thế giới, sự ổn định về chính trị và sự đa dạng, đặc thù trong nền văn hóa của từng quốc gia, từng vùng miền luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong các quyết định đầu tư của nước ngoài vào quốc gia đó.
Tại Việt Nam, tình hình chính trị luôn được duy trì ổn định trong thời gian qua, các chính sách của Nhà nước hướng đến sự khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, cùng với đó là một nền văn hóa đặc sắc lâu đời, cong người Việt Nam sống hòa đồng và thân thiện, luôn có tư tưởng tiếp thu và phát triển những nền văn hóa mới mẻ. Đó là những yếu tố hết sức quan trọng để thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với các nước khác trong khu vực.
Khi các vấn đề chính trị, văn hóa xã hội ổn định, người dân sẽ có điều kiện tốt hơn để yên tâm xây dựng phát triển kinh tế, mức thu nhập ngày càng được nâng cao đủ sức chi trả cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, những khoản tiền dư thừa bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều và sẽ hướng nhiều vào các hoạt động giải trí, mua sắm các phương tiện sinh hoạt, nhu cầu của người dân ngày càng cao về nhiều mặt, thị trường vì thế mà ngày càng được mở rộng. Vì vậy, yếu tố chính trị xã hội cũng rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công nghệ, kĩ thuật:
Với tình hình hiện nay, Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm cải cách và mở cửa, đã bắt đầu hòa nhập được với nhịp điệu chung của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp đã có được những điều kiện thuận lợi hơn để tiếp xúc được với các công nghệ hiện đại của thế giới. Điều này đã và đang xóa bỏ bớt những khoảng cách về công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước.
Công ty CP phụ liệu may Nha Trang cũng đã nhanh chóng cập nhật những công nghệ mới nhất, những dây chuyền sản xuất hiện đại đến từ Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ… Đảm bảo được rằng những sản phẩm do công ty làm ra không hề thua kém các đối thủ cạnh tranh về mặt công nghệ và chất lượng.
Tuy nhiên, với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, việc chạy đua công nghệ kĩ thuật với các đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài với nguồn lực tài chính dồi dào là điều bất khả thi đối với tình hình hiện tại của công ty, nhưng thay vào đó, đội ngũ kĩ sư của công ty với những nỗ lực và sáng tạo hết mình đã tìm ra những giải pháp tự cải tiến công nghệ, tiết kiệm chi phí những vẫn đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm.
Các nhân tố tự nhiên:
Đối với bất kì doanh nghiệp nào, khi tham gia vào bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào thì việc tìm kiếm và tận dụng những nguồn tài nguyên địa phương hoặc lựa chọn vị trí thích hợp để đặt cơ sở là điều hết sức qua trọng, điều đó mang một ý nghĩa to lớn trong việc tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoặt động của doanh nghiệp.
Đặt vào bối cảnh Công Ty CP Phụ Liệu May Nha Trang, đặt điểm ngành nghề không hề nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương, thêm vào đó vị trí địa lý cũng cách khá xa cả hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc, những thực trạng này đặt ra khá nhiều thử thách cho công ty trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình.
2.2.1.2. Môi trường vi mô:
Nhà cung cấp:
Qua hơn hai mươi năm hoạt động, công ty đã xây dựng mối quan hệ hợp tác thân thiết với nhiều nhà cung cấp uy tín, họ luôn tạo điều kiện giúp đỡ công ty trong việc giao nhận nguyên liệu, thanh toán tiền hàng, thời hạn tín dụng.
Cụ thể các nguyên liệu chính của công ty là sợi vải thô được nhập từ nước ngoài nhằm tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho sản xuất kinh doanh lâu dài và ổn định. Bên cạnh đó là các nguyên vật liệu phụ trợ khác như thuốc nhuộm, phôi kim loại…cũng được cung cấp bởi những bạn hàng lâu năm cả trong và ngoài nước.
Công ty luôn phải xem xét kĩ càng các kế hoạch sản xuất để đặt hàng theo phương thức tín dụng chứng từ. Mỗi tháng công ty có thể nhập từ 3 đến 4 container bằng đường biển từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…Nhờ mối quan hệ bền vững với các nhà cung ứng, công ty luôn được tạo những điều kiện tốt nhất trong quá trình thanh toán và tín dụng.
Khách hàng:
Hiện tại, công ty đã có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn, xuyên suốt từ nam ra bắc. Sản phẩm của công ty luôn được khách hàng ưa chuộng và đánh giá rất cao, sản phẩm làm ra được thị trường tiêu thụ nhanh chóng.
Khách hàng được xem là tài sản quý giá của công ty. Do đó công ty đã và đang xây dựng một chiến lược sản phẩm hướng đến khách hàng. Khi tiến hành sản xuất phải biết sản phẩm làm ra được cung cấp cho ai, cho nhóm khách hàng nào, khả năng tiêu thụ là bao nhiêu?
Hiện nay sản phẩm do Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang sản xuất ra nhằm cung cấp cho thị trường cả trong nước và ngoài nước. Thị trường trong nước được đánh giá là thị trường trước mắt rộng lớn và đầy tiềm năng. Thị trường nước ngoài đang là mục tiêu trong tương lai gần và lâu dài về sau. Hiện nay, công ty đã được phép xuất khẩu trực tiếp và đang khai thác, tìm cách xâm nhập vào thị trường Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản…
Tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu của công ty hiện nay không nhiều,chiếm khoảng trên dưới 25% tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Chủ yếu sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong nước thông qua các đơn hàng từ các công ty may mặc hoặc nhận gia công cho các công ty nước ngoài.
Các khách hàng nước ngoài của công ty đến từ các nước như: Đức, Hàn Quốc, Ý... Trong khi đó, các khách hàng trong nước gồm các công ty may mặc lớn như Công ty Dệt may Thắng Lợi, Công ty May Hữu Nghị, Công ty May Việt Tiến…
Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay, những đối thủ chủ yếu của Công Ty CP Phụ Liệu May Nha Trang là các công ty nước ngoài, các đối thủ trong nước thì không đáng kể, chủ yếu là các cơ sở kinh
cơ sở sản xuất dây khóa kéo lớn nhất trong cả nước, nhưng vẫn tồn tại những đối thủ cạnh tranh đáng gờm, nhất là Công ty YKK và Công ty HKK .
Công ty TNHH YKK Việt Nam:
Công ty TNHH YKK Việt Nam 100% vốn Nhật Bản được thành lập năm 1998, chuyên sản xuất dây khóa kéo & các sản phẩm phụ trợ, Công ty có nhà máy sản xuất tại KCN Amata, Biên hòa và KCN Nhơn Trạch 3 tỉnh Đồng Nai, có văn phòng bán hàng tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và PhnomPenh.
Công ty TNHH Khóa Kéo Hoàn Mỹ (HKK):
Một trong những công ty sản xuất dây khoá kéo đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam vào cuối thập niên 80. Nhà máy HKK toạ lạc tại tỉnh Bình Dương với diện tích trên 25.000 m2, gồm 8 phân xưởng. Sản phẩm của công ty đã được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2000 về Hệ thống QLCL bởi Tổ chức DNV.
Các đối thủ cạnh tranh của Công Ty CP Phụ Liệu May Nha Trang đều có những lợi thế hết sức to lớn, bên cạnh nguồn vốn đầu tư dồi dào từ nước ngoài, các đối thủ này còn có cơ sở hạ tầng tọa lạc tại vị trí đắc địa là những khu công nghiệp trọng điểm, tiếp giáp với thị trường rộng lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, thêm vào đó là giao thông thuận lợi cho việc xuất khẩu sang Campuchia.
Trong đó, đặc biệt phải kể đến YKK, đây là một người khổng lồ trong ngành cung cấp phụ liệu may đến từ Nhật Bản, với kinh nghiệm sản xuất hơn 70 năm và danh tiếng được công nhận trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, với lợi thế sân nhà và cùng với sự nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, gây dựng được thương hiệu ngay từ những ngày đầu mới thành lập và chưa có nhiều đối thủ, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của phong trào “Người Việt Nam dung hàng Việt Nam” , Công Ty CP Phụ Liệu May Nha Trang luôn giữ vững được vị thế người dẫn đầu đối với thị trường trong nước.