Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang (Trang 70)

Các tỷ số hiệu quả kinh doanh:

Bảng 2.11: CÁC TỶ SỐ HIỆU QUẢ KINH DOANH

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 (+/-) % (+/-) % 1. Tỷ suất sinh lợi trên

doanh thu % 12.76 12.05 12.26 -0.96 -7,53 0.20 1.68 2. Tỷ suất sinh lợi trên

tổng tài sản % 16.64 16.20 17.67 -0.44 -2.66 1.47 9.04 3. Tỷ suất sinh lợi trên

vốn chủ sở hữu % 33.01 32.67 34.92 -0.34 -1.03 2.25 6.88

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:

Công thức tính: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) = Lợi nhuận sau thuế/

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) được tính bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế chia cho Doanh thu thuần.

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

Năm 2010, với 100đ doanh thu của công ty thì bao gồm 12,76 đồng lợi nhuận ròng, con số đó tương ứng với các năm 2011 và 2012 là 12,05 và 12,26. Có thể thấy rằng mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2011 và 2012 không cao bằng năm 2010, đặc biệt là năm 2011 đã có sự sụt giảm lên đến 7,53% so với năm 2010, năm 2012 có tăng 1,68% nhưng vẫn chưa đạt được mức kì vọng như năm 2010.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):

Công thức tính: Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) = LNST của cổ đông công

ty /Tổng tài sản.

Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) được tính bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty chia cho Tổng tài sản.

ROA cho biết khi đầu tư 1 đồng vào tài sản thì sẽ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ số này sẽ cho nhiều ý nghĩa khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.

Với 100đ vốn được đầu tư để kinh doanh thì công ty thu về 16,64đ lợi nhuận ròng vào năm 2010; 16,20đ vào năm 2011 và 17,67đ vào năm 2012. Có thể nhận thấy rằng nguồn vốn của công ty đều tăng qua các năm nhưng do sử dụng kém hiệu quả hơn nên lợi nhuận tạo ra năm 2011 không cao bằng năm 2010, qua đó cũng cho thấy sự kém hiệu quả trong sử dụng tài sản của công ty khi tỷ suất sinh lời trên tài sản giảm 2,66%, đến năm 2012 là thời điểm công ty đã có những biện pháp nhằm sử dụng tài sản có hiệu quả hơn và đã đạt hiệu suất cao nhất trong các năm qua khi tỷ suất sinh lời đạt mức cao nhất và tăng đến 9,04% so với năm 2011.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Công thức tính: Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế

của cổ đông công ty / Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) được tính bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty chia cho Vốn chủ sở hữu.

Đây là chỉ tiêu mà nhiều nhà đầu tư quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của 1 đồng vốn bỏ ra để đầu tư vào công ty.

Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng càng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Với 100đ vốn cổ đông bỏ ra để kinh doanh thì thu về được 33,01đ lợi nhuận ròng năm 2010, năm 2011 là 32,67đ và 34,92đ năm 2012. Một lần nữa năm 2011 lại thể hiện sự kém hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm 1,03% mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Năm 2012 vẫn là năm đạt được tỷ suất sinh lợi cao nhất.

Qua các tỷ số trên có thể nhận thấy rằng, hiệu quả kinh doanh của năm 2011 là kém nhất trong 3 năm qua và năm 2012 theo đánh giá chung là năm mà công ty đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Các tỷ số hiệu quả hoạt động:

Bảng 2.12: CÁC TỶ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 (+/-) % (+/-) % 1. Vòng quay các khoản phải thu Vòng 13.35 13.86 16.06 0.51 3.82 2.2 15.9

2. Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4.95 5.58 6.54 0.63 12.73 0.96 17.23

Vòng quay các khoản phải thu:

Công thức tính: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu / bình quân các khoản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.

Số vòng quay các khoản phải thu của công ty đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012. Điều này cho thấy công ty đã có những biện pháp hiệu quả nhằm mục đích gia tăng tốc độ thu hồi nợ của công ty, tăng khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt, điều này giúp cho công ty nâng cao luồng tiền mặt để đưa vào kinh doanh, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.

Vòng quay hàng tồn kho:

Công thức tính: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Bình quân hàng tồn kho.

Trong đó: Bình quân hàng tồn kho = ( Hàng tồn kho năm trước + Hàng tồn kho năm nay) / 2.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.

Qua bảng trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho tăng đều qua các năm, cho thấy khả năng luân chuyển hàng hóa của công ty tăng liên tục, số hàng hóa bị ứ đọng ít đi, mức độ rủi ro qua đó cũng giảm nhiều. Điều này cũng là một dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang có những dấu hiệu hết sức khả quan.

Các tỷ số về đòn bẩy tài chính: Bảng 2.13: CÁC TỶ SỐ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 (+/-) % (+/-) % 1. Tỷ số nợ Lần 0.50 0.50 0.49 0 0 -0.01 -2.00 2. Tỷ số tự tài trợ Lần 0.50 0.50 0.51 0 0 0.01 2.03 3. Tỷ số đầu tư TSDH Lần 0.57 0.59 0.60 0.02 3.59 0.01 1.71 4. Tỷ số đầu tư TSNH Lần 0.43 0.41 0.40 -0.02 -4.69 -0.01 -2.42 Tỷ số nợ và tỷ số nợ tự tài trợ:

Công thức tính: Tỷ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn

Tỷ số nợ tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn

Tỷ số nợ và tỷ số nợ tự tài trợ thể hiện tỷ lệ giữa nguồn vốn vay và nguồn vốn tự có của công ty trên tổng nguồn vốn.

Trong các năm qua, tỷ số nợ và tỷ số nợ tự tài trợ của công ty luôn được duy trì ổn định ở mức tương đương 50-50, điều này cho thấy tình hình tài chính ổn định của công ty qua các năm, tỷ lệ này được duy trì ổn định ở mức độ vừa phải để có thể vừa làm an tâm các nhà đầu tư và các chủ nợ của công ty vừa phục vụ hiệu quả nhất cho hoạt động của công ty..

Tỷ số đầu tư tài sản dài hạn và ngắn hạn:

Công thức tính: Tỷ số đầu tư TSDH = Tài sản dài hạn / Tổng tài sản

Tỷ số đầu tư TSNH = Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản

Trong khi đó, tỷ số đầu tư dài hạn và ngắn hạn lại cho thấy tỷ lệ giữa tài sản dài hạn và ngắn hạn trên tổng số tài sản của công ty.

Tương tự như các tỷ số trên, tỷ số đầu tư tài sản dài hạn và ngắn cũng được duy trì ổn định ởn mức tương đương 60-40, trong đó tỷ số đầu tư tài sản dài hạn có xu hương tăng

trưởng nhanh hơn, đảm bảo cho mục đích nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị để phục vụ tốt hơn cho các hoạt động sản xuất của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang (Trang 70)