Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 33)

2 Hàng Lào sản xuất tại các tỉnh lân cận 5%

1.4.1. Tài nguyên du lịch

Du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tài nguyên. Tài nguyên du lịch là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch (phạm vi hoạt động của du lịch), đến việc hình thành các hình thức, thể loại du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch được hiểu là các điều

34

kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc sản xuất và dịch vụ. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch với chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch hơn và có mức độ kết hợp các tài nguyên phong phú thì sức thu hút của khách du lịch càng mạnh.

Trong kinh doanh du lịch, tài nguyên được phân thành 2 loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên, và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa mạo (phong cảnh), khí hậu, nguồn nước, động thực vật. Tài nguyên du lịch nhân văn (văn hóa) là các hệ thống vật thể văn hóa và các sự kiện do con người trong quá trình sống và lao động của mình tạo ra, như các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác.

Năm 1995, Luang Prabang được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Lào. Một trong những ưu điểm lớn nhất của Luang Prabang được thế giới công nhận là sự bảo tồn gần như trọn vẹn những giá trị văn hóa truyền thống trong nhiều năm qua. Đặc trưng riêng của cố đô Luang prabang là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa cổ truyền và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc.

35

Bảng 3: Số lượng các điểm du lịch của toàn tỉnh Luang Prabang từ năm 2005- 2012

Huyện 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 N C H N C H N C H N C H N C H N C H N C H N C H Luang Prabang 7 23 2 7 23 2 7 23 2 7 23 2 7 23 2 7 28 2 6 29 2 6 29 2 Chomphet 5 5 1 5 5 1 5 5 1 7 7 1 7 7 1 7 7 1 9 11 1 9 11 1 Pạc U 5 4 1 5 4 1 5 4 1 5 4 1 5 4 1 5 4 1 9 9 3 9 9 3 Nambak 4 5 1 4 5 1 4 5 1 4 5 1 4 5 1 4 5 2 6 4 2 6 4 2 Ngoi 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 2 3 7 5 5 7 5 5 11 5 11 11 5 11 Viêngkhăm 3 4 - 3 4 - 3 4 - 3 4 - 1 - - 1 - - 4 2 1 4 2 1 Pakseng 1 - - 1 - - 1 - - 1 - - 3 4 - 3 4 - 4 - 1 4 - 1 Phonxay 3 1 1 3 1 1 3 1 1 3 1 1 3 1 1 3 1 1 16 5 2 16 5 2 Xiêng Ngươn 5 1 - 6 1 - 7 1 - 7 1 - 13 1 - 13 1 - 12 8 2 12 8 2 Nan 6 4 - 6 4 - 6 4 - 6 4 - 6 4 - 6 4 - 6 5 4 6 5 4 Phukhoun 6 2 - 6 2 - 6 2 - 6 2 - 5 2 2 6 2 2 12 3 2 12 3 2 Phonthong - - - - - - - - - - - - - - - 17 6 - 12 5 3 12 5 3 Tổng số 109 110 111 112 130 160 227 227

Ghi chú: N (nature): Tự nhiên, C (Culture): Văn hóa, H (History): Lịch sử

36

+ Tiềm năng du lịch tự nhiên

Luang Prabang có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Hai dòng sông Mê Kông và Khan hợp lưu với nhau bao quanh khiến cố đô như một hòn đảo sống động mà trên hòn đảo có núi rừng, cây cối tươi tốt với núi Phu Si, núi Thao, núi Nang, hang động Pạc U, thác Quang Si và nhiều hồ ao, suối nhỏ… đã tạo ra môi trường sinh thái lý tưởng tại đây.

Hang động Pạc U có vai trò và vị trí quan trọng trong tâm linh của người Lào. Cách thị trấn Luang Prabang khoảng 35 km về phía thượng lưu sông Mê Kông, tức và về phía Tây Bắc của thành phố Luang Prabang và cửa hang cao hơn mặt nước khoảng 10m, có tổng diện tích khoảng 1.000m2.

+ Tiềm năng du lịch nhân văn

Luang Prabang là thành phố lớn duy nhất của Lào còn bảo tồn được nhiều công trình kiến trúc cổ bởi trong nhiều thế kỷ qua nơi đây ít bị tàn phá bởi chiến tranh. Các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao ở Luang Prabang được phân thành 3 loại:

- Các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa Phật giáo bao gồm hệ thống chùa tháp của tỉnh như chùa Xiêng Thoong, chùa Manolom, chùa Vi Xun, tháp Mạc Mô, tháp Luang Prabang... với những đặc điểm tiêu biểu trong cấu trúc xây dựng, những họa tiết điêu khắc trên chùa tháp, phong cách điêu khắc tượng Phật và những bức tranh, hình vẽ mang phong cách cổ xưa thể hiện qua cách trang trí trên tường của mỗi ngôi chùa. Trong số này, chùa Xiêng Thoong được đánh giá không những là ngôi chùa có giá trị nghệ thuật kiến trúc cao mà còn có vị trí rất quan trọng trong lịch sử, văn hóa, chính trị của tỉnh. Theo thống kê, trong số 65 ngôi chùa lớn ở Luang Prabang hiện nay chỉ còn hơn 30 ngôi chùa còn giữa nguyên vẹn. 111 công trình ở Luang Prabang thì có 32 công trình tôn giáo và 22 ngôi chùa được UNESCO đưa vào danh sách là khu vực bảo tồn và giữa gìn di sản văn hóa thế giới. [56, tr.18]

- Kiến trúc kiểu Pháp: Tiêu biểu là Cung điện Hoàng gia (nay là Bảo tàng Quốc gia Luang Prabang) và một số nhà cửa, công sở kiểu Pháp ở trung tâm thành phố Luang Prabang.

- Kiến trúc cổ kiểu Lào: Các kiểu xây dựng nhà sàn của người Lào Lùm được bảo tồn, lưu giữ cẩn thận và có thể thấy trên bất cứ con phố lớn nào trong trung tâm thành phố Luang Prabang. Trong khi đó các kiểu nhà sàn của người Lào

37

Thơng và Lào Sủng lại thu hút được sự quan tâm của khách du lịch khi đến tham quan những điểm du lịch ở ngoại thành.

Nhắc đến di sản văn hóa của Luang Prabang không thể không biết đến những di sản văn hóa phi vật thể đã được người dân lưu giữ và bảo tồn qua nhiều thế kỷ. Người Lào có câu “Hịt xíp xoong, khoong xíp xí”, “Hịt xíp xoong” có nghĩa là trong một năm có 12 tháng thì ở Lào có 12 ngày hội lớn diễn ra trong 12 tháng đó, còn “khoong xíp xí” có nghĩa là 14 phong tục tập quán truyền thống mà nhân dân Lào vẫn kiêng và thực hiện theo những quy định cho đến ngày nay. [73, tr.16] Đó là các lễ hội của Phật giáo: Lễ hội té nước Bun Pi May đón năm mới, hội Ho Khau Phăn Sả (ba tháng ăn chay và mãn chay là những ngày tháng kiêng kị nhất của sư sãi và tín đồ đạo Phật), hội đua thuyền, hội thả đèn lồng, hội bắn pháo thăng thiên cầu mưa thuận gió hòa,... Những lễ hội này góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh của cố đô đến với bạn bè quốc tế và giúp cho ngành du lịch của Luang Prabang ngày càng phát triển.

Ngoài các loại di sản văn hóa trên, Luang Prabang cũng còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán thể hiện nếp sống truyền thống, cách ăn măc, tính cách của con người, văn hóa ẩm thực, nghệ thuật múa cung đình và múa dân gian cũng là những di sản rất quý giá của Lào mà ngày nay có thể khai thác để phát triển du lịch.

Nếu so với Su Khô Thai và Chiềng Mai là hai cố đô của đất nước Thái Lan thì Luang Prabang có niên đại tương đương nhưng về văn hóa phi vật thể thì Luang Prabang giàu có hơn với nhiều thể loại văn hóa nghệ thuật như múa cung đình, múa dân gian, múa Nang Keo và Ramanaya, hát Khăp Thum (một loại dân ca đặc trưng của cố đô).v.v... [56]

1.4.2. Vị trí du lịch của chợ đêm Tòn Khăm trong hệ thống các điểm du lịch ở thành phố Luang Prabang

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 33)