Theo lịch nhà Phật hay còn được gọi là Âm lịch, 15 ngày là một chu kỳ trăng (gọi là ngày trăng tròn và ngày trăng khuyết)

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 27 - 30)

28

khách du lịch trong và ngoài nước đến với Luang Prabang. Trong đó du khách đặc biệt thích thú với các gian hàng nhỏ bán đồ thổ cẩm, đồ lưu niệm ven đường.

Các gian hàng này mọc lên ngày một đông, trải dài thành dãy dọc theo đường Sisavang Vông. Chợ cũng thu hút được rất nhiều các dân tộc trong tỉnh tham gia, đặc biệt là người Lào, Lự… Nhận biết được tầm quan trọng của các gian hàng bán lẻ đó đối với việc phát triển du lịch, chính quyền địa phương đã tiến hành trao đổi và được chấp thuận của Cơ quan Di sản Văn hóa Thế giới tại Luang Prabang, và các cơ quan tỉnh gồm Cơ quan Phát triển và Giám sát thành phố, Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch, Sở Công nghiệp và Thương mại. Dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, chợ Tòn Khăm đã được thành lập vào ngày 28/12/2002. Tòn có nghĩa là buổi, khăm có nghĩa là đêm. Hay người dân địa phương còn gọi là chợ

Mựt, nghĩa là tối.

Chợ đêm được ra đời nhân dịp kỷ niệm tròn 650 ngày dựng tượng vua Phạ Ngừm (Chao Phangum) và để kỉ niệm tròn 8 năm Luang Prabang được công nhận là Thành phố Di sản Văn hóa Thế giới.

1.2.2. Một số đặc điểm chung

-Vị trí: Chợ đêm được trải dài theo con đường Sisavang Vông bắt đầu từ ngã tư khách sạn Phu Si cho đến trước Bảo tàng (cung vua cũ), có chiều dài khoảng 500m, thuộc phạm vi quản lý của hai bản Pà Khàm và Chum Khong. Chợ đêm giáp với các bản sau: Phía bắc giáp bản Xiềng Muôn, phía nam giáp bản Hua Xiêng, phía đông giáp núi Phu Si và bản Khamyong, phía tây giáp sông Mê Kông. Chợ nằm tại trung tâm thành phố, xung quanh có các điểm du lịch và các dịch vụ khác, thuận tiện cho việc đi lại mua sắm của khách du lịch. Phỏng vấn 160 khách du lịch cho kết quả như sau: 25,9% ý kiến cho rằng vị trí của Chợ Đêm là rất hợp lý, 40,7% có ý kiến cho là hợp lí, 20,4% ý kiến đánh giá là bình thường, 6,8 % có ý kiến khác, và 6,2% cho rằng vị trí này không hợp lí vì gây cản trở giao thông.

- Thời gian: Chợ đêm mở từ lúc 15h đến 22h từ thứ hai đến chủ nhật trong tuần. Những người bán hàng đã thuê chỗ ngồi phải đến trước khi chợ mở cửa để chuẩn bị bán hàng. Nếu không đến đúng giờ, chỗ bán hàng đó sẽ được chuyển cho người khác (là những người bán hàng theo kiểu tạm thời). Ban quản lí chợ sẽ đóng con đường Sisavang Vông ở cả 2 đầu khu vực của Chợ đêm để cho những người bán hàng có thể đưa hàng hóa vào bán. Trong thời gian Chợ đêm mở, các phương tiện giao thông đều bị cấm đi lại trên con đường này. Thời gian mở - đóng của chợ là một điểm đặc biệt so với các chợ khác. Hiện nay, Chợ đêm là sự lựa chọn đến thăm vào buổi tối của nhiều khách du lịch. Phỏng vấn 160 khách du lịch cho kết quả

29

như sau: 16,2% và 37% cho rằng thời gian mở - đóng cửa Chợ đêm là rất hợp lí và hợp lý (theo thứ tự), vì buổi tối khí hậu mát mẻ thích hợp cho việc đi dạo mua đồ. Ngoài ra, ý kiến đánh giá trung bình là 34,6%, chưa hợp lý là 1,9%, ý kiến khác là 12,3%.

- Cấu trúc của chợ Tòn Khăm.

Giai đoạn mới thành lập, chợ chỉ có 100 gian hàng thuộc quản lý của bản Pà Khàm. Ngày 23∕5∕2004 có sự mở rộng và phân chia khu vực quản lí, bản Pà Khàm quản lí khu vực từ trước Ngân hàng Phát triển Lào đến trước cổng Bảo tàng, phần còn lại là bản Chum Khong quản lí. Chợ được chia thành 4 hàng, tăng thêm 2 hàng so với ban đầu, để đáp ứng nhu cầu của người bán và người mua. Hiện nay, 12/2013, chợ có khoảng 700 gian hàng có giấy phép kinh doanh bán hàng trong chợ. Trong mùa du lịch, tất cả các chủ gian hàng đều đi họp chợ đầy đủ. Mùa vắng khách du lịch (ví dụ như tháng năm) số lượng các cửa hàng giảm xuống chỉ còn khoảng 530 gian hàng. Hoặc vào những ngày mưa chợ rất ít hộ ra mở hàng (Xem ảnh minh họa ở phần phụ lục). Diện tích của một gian hàng ở Chợ đêm được quy định là 1,60m x 2m.

Các dân tộc ở Luang Prabang đều có đại diện ở Chợ đêm. Họ ngồi xen kẽ với nhau. Ngay đầu chợ (gần ngã tư có Bưu điện Trung tâm của Luang Prabang), phía bên tay trái có một cái ngõ được quy hoạch để bán các món ăn truyền thống của người Lào, phía tay trái có một bãi đất rộng dùng để gửi xe và tổ chức các hoạt động văn hóa. Những người dân địa phương gồm nhiều dân tộc khác nhau mang hàng hóa của họ xuống bán trên vỉa hè và lòng đường. Phần lớn các gian hàng bầy bán các loại vải thổ cẩm, khăn quàng cổ, khăn choàng, váy thổ cẩm Lào và váy trang trí hoa văn của người dân tộc Hmông. Ngoài ra còn có các sản phẩm thủ công như giấy saa/giấy vẽ truyền thống, đồ may mặc, giầy dép, đồ bạc, đồ giả cổ, sản phẩm chạm khắc gỗ, túi đeo, dây đeo chìa khóa, túi trà thuốc, túi cà phê…

Đầu chợ, cạnh bãi gửi xe, có 3 - 4 gian hàng bán đồ sắt truyền thống như dao rựa, nông cụ hoặc đồ gia dụng. Chúng được làm từ các thợ thủ công của bản Hạt Hiên, một làng gần sân bay của tỉnh. Ở giữa đường Sisavang Vông, các gian hàng bán các đồ thủ công mỹ nghệ được tổ chức thành 4 dãy chạy dài đến đầu đường Sặc Ca Lin (Sac Calin). Những người bán hàng rong cũng tụ tập gần chợ này để bán hoa quả và rau, thảo mộc hoặc rổ rá, những gian hàng bên ngoài cổng chợ bán vé xổ số hoặc sửa chữa giầy dép. Gần đây, do nhu cầu phát triển của du lịch,

30

ngoài hàng sản xuất tại địa phương còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nước ngoài như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan…

Cho đến nay, quy hoạch Chợ đêm đối với việc phân chia khu vực hàng hóa chưa thực sự rõ ràng. Các chủng loại hàng hóa khác nhau được bày bán lộn xộn, chưa có sự phân chia theo chủng loại. Ngoài ra, việc dựng các gian hàng thiếu trật tự, không thuận tiện cho việc đi lại. Vì vậy, hầu hết du khách được phỏng vấn (70 %) có ý kiến là việc quy hoạch Chợ đêm ở mức độ trung bình và không hợp lý, chỉ có 18% cho rằng quy hoạch ở Chợ đêm tốt, 12% còn lại không có ý kiến hoặc ý kiến khác.

- Cơ cấu hàng hóa.

Hàng hóa ở đây rất phong phú vì nó được làm từ nhiều dân tộc khác nhau. Nhóm hàng hóa có nguồn gốc Lào bao gồm các loại vải, lụa thổ cẩm dệt tay, các loại sản phẩm có hoa văn đính vải, các sản phẩm được làm từ giấy saa, trang sức bạc, túi đựng trà, các loại rượu ngâm thuốc và côn trùng, các đồ chạm khắc từ gỗ…. Nhóm hàng có nguồn gốc từ Việt Nam: các sản phẩm túi, ví, ba lô, con giống móc chìa khóa làm từ vải thổ cẩm dệt bằng tay hoặc bằng máy, tượng đồng, đồ gốm giả cổ, áo phông…

Nhóm hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc: vải thổ cẩm công nghiệp, khăn giả thổ cẩm, trang sức (bằng các chất liệu nhựa, đồng, sứ…), chặn giấy có hình chùa tháp của Luang Prabang…

Nhóm hàng có nguồn gốc từ Thái Lan: các loại vải, khăn thổ cẩm thủ công và công nghiệp, một số đồ lưu niệm làm từ vải thổ cẩm như túi, ví…

Bảng 1: Cơ cấu hàng hóa ở chợ Tòn Khăm

STT Nguồn gốc hàng hóa Chiếm tỷ lệ %

1 Hàng Lào sản xuất tại Luang Prabang 25%

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)