BẢN SẮC VĂN HÓA TỘC NGƯỜI Ở CHỢ TÒN KHĂM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI DU LỊCH

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 46 - 51)

7 Kip: đơn vị tiền tệ của Lào, 1kip tương đương với 2, đồng Việt Nam.

BẢN SẮC VĂN HÓA TỘC NGƯỜI Ở CHỢ TÒN KHĂM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI DU LỊCH

TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI DU LỊCH

Tại điểm nhìn đầu tiên, Chợ đêm rõ ràng là một nơi có các hoạt động kinh tế diễn ra. Hàng hóa chủ yếu được bán là thổ cẩm được làm bởi người phụ nữ Lào và phụ nữ Hmông, bao gồm những đồ lưu niệm như những túi thổ cẩm họa tiết hình hoa hoặc voi, khăn thổ cẩm sặc sỡ, váy phụ nữ, túi đựng điện thoại nhỏ xinh và quần áo trẻ em. Hiện nay, họ cũng bán các hàng thủ công khác như hình 12 con giáp, chùa Luang Prabang, dây đeo chìa khóa in hình những ngôi chùa Luang Prabang, đồ mây và đồ gỗ sơn mài… Làng dệt Phạ Nôm của Luang Prabang cung cấp các sản phẩm dệt và là nguồn cung cấp hàng hóa quan trọng cho chợ này. Người bán hàng là những người phụ nữ Lào, Hmông và các dân tộc thiểu số khác trong vùng. Ban ngày, họ làm nông và ở ngoài cánh đồng, buổi tối họ bán hàng hóa ở chợ.

2.1.Người dân tộc thiểu số được đem ra “trưng bày” để thu hút khách du lịch

Ngoài người Lào là dân tộc chiếm đa số, có rất nhiều người thiểu số sinh sống ở Luang Prabang. Từ nhiều thế kỷ nay, do bối cảnh lịch sử và môi trường, họ rất ít chia sẻ văn hóa và lối sống với những người sống ở vùng đất thấp hơn. Do các cộng đồng thiểu số vùng cao có lối sống tách biệt, ít bị pha trộn về mặt văn hóa, cộng thêm với phong cảnh nhân văn và tự nhiên ở Luang Prabang, vì thế đã thu hút cả du khách nội địa và nước ngòai. Mặc dù thực tế rằng người dân vùng thấp và thổ dân vùng cao ở khu vực này vẫn có sự giao lưu, sống hài hòa cùng nhau trong nhiều thế kỷ. Những người đàn ông ở vùng thấp đi đến các cộng đồng vùng cao vì mục đích thương mại, vừa để bán các sản phẩm của vùng thấp vừa để mua thuốc phiện, gia súc và các lâm sản của những người vùng cao. Trong khi đó, người vùng cao di chuyển xuống các chợ vùng thấp để mua hàng hóa thiết yếu như muối, đèn pin, ắc quy, dầu lửa, dây ni long, vải…

Vào đầu những năm 1980 các cơ quan của chính phủ và các tổ chức quốc tế ngày càng quan tâm nhiều đến khu vực này, tiến hành các cuộc điều tra để cung cấp các dịch vụ cơ bản (như giáo dục và y tế) cho người vùng cao. Những người này đóng một vai trò quan trọng trong việc mang những hình tượng người vùng cao xuống cộng đồng vùng thấp. Muộn hơn, truyền thông có những ý nghĩa quan trọng mang hình tượng dân tộc thiểu số đến với cộng đồng. Ví dụ những bộ phim về văn

47

hóa và dân tộc thiểu số ở các nước Đông Nam Á được công chiếu phổ biến như Tai Fah Khram/Dưới bầu trời xanh, Khon Phukhao/Người miền núi, Sua Phukhao/Hổ miền núi (Thái Lan), Chuyện của Pao (Việt Nam)… là những bộ phim nổi tiếng được nhiều người ưa thích. Phương tiện truyền thông có ảnh hưởng nhất định, thường truyền các hình ảnh tộc người vùng cao đến thế giới bên ngoài dưới dạng các bưu thiếp. Hitchcock, King và Pawnwell đã miêu tả vai trò của ảnh trong du lịch tộc người ở Đông Nam Á như sau: “Nhiếp ảnh có mối liên hệ đáng kể với du lịch ở Đông Nam Á, và các hình tượng được sản xuất với sự trợ giúp của truyền thông đã ảnh hưởng bằng nhiều cách, trong đó người bên ngoài hiểu được con người và văn hóa của khu vực này… Những hình tượng phổ biến có một thời hạn sử dụng lâu dài, đặc biệt là những bưu thiếp, và do đó có thể định hình được quan điểm và sự mong đợi của du khách trong một vài thập kỷ qua. Một số hình ảnh đã hòa nhịp được với thương mại ngay từ những ngày đầu của du lịch, đã được sao chép và quay vòng nhiều lần; trong những năm gần đây chúng đã được làm cho thích hợp với các yêu cầu của quảng cáo hiện đại. Tạo ra hình tượng du lịch không có nghĩa là chỉ liên quan đến Đông Nam Á, mặc dù các xu hướng phân biệt có thể được nhận biết, và những vật tương đương có thể được đưa ra ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, đáng chú ý là ở châu Phi và Caribbean” (1993:13). [46] Những tấm bưu thiếp in hình ảnh các dân tộc thiểu số bản địa với trang phục và văn hóa truyền thống được bày bán khắp nơi cho khách du lịch ở Luang Prabang và nhiều nơi khác (Xem ảnh minh họa ở phần phụ lục). Mặc dù hiện nay có thể đã có ít nhiều thay đổi trong văn hóa truyền thống và trang phục của họ

Ở thành phố Luang Prabang, các lĩnh vực thương mại đóng một vai trò nổi bật trong việc phô ra các hình ảnh tộc người vùng cao. Chính quyền, chủ nhân du lịch tộc người, đóng vai trò quan trọng điều tiết các nhóm tộc người thiểu số vùng cao khác nhau đến sống và trình diễn văn hóa trưng bày cho khách du lịch. Để góp phần thu hút khách du lịch, chợ Tòn Khăm cung cấp chỗ ngồi với mức thuế rất thấp cho người dân tộc thiểu số đến bán các đồ lưu niệm và sản phẩm của họ. Vì thế ngày càng có nhiều người Hmông và các tộc người thiểu số khác trở thành những người bán hàng. Điểm đặc biệt là tất cả các tộc người sinh sống tại Luang Prabang đều ít nhiều có đại diện của mình ở Chợ đêm.

48

Bảng 5: Cơ cấu các thành phần dân tộc tham gia bán hàng ở Chợ đêm Tên tộc người Chiếm tỉ lệ %

Hmông 41% Lào 30% Lự 21% Dao 2% Khơ mú 2% Lô lô 1% Lanten 1% Các tộc người khác 3%

Ghi chú: Số lượng tộc người bán hàng trong chợ có sự dao động vào từng thời điểm cụ thể. Nguồn: Phạm Thị Mùi, Tư liệu điền dã 12/2013

Có thể thấy, người Hmông là tộc người chiếm đa số người bán hàng ở chợ Tòn Khăm. Bản thân người Hmông và lịch sử văn hóa của họ cũng là đối tượng gây tò mò cho khách du lịch. Họ là những người bị dồn từ Nam Trung Quốc xuống, có cuộc sống du canh du cư với tính cộng đồng tương đối chặt chẽ với trình độ kinh tế hàng hóa tương đối phát triển. Người phụ nữ Hmông đảm đang, giàu lòng hy sinh. Họ cũng có truyền thống trong việc chế tạo ra những bộ trang phục sặc sỡ và những đồ gia dụng làm vật trao đổi với các dân tộc khác và bán cho khách du lịch.

Do sự hiện diện của người Hmông ở nhiều điểm du lịch Đông Nam Á như chợ Sa Pa Việt Nam, Chợ đêm Chiềng Mai Thái Lan, Chợ đêm Luang Prabang Lào…, họ trở nên nổi tiếng đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước. Tên tộc người và hình ảnh của họ nhiều khi đại diện cho các nhóm tộc người vùng cao khác theo nhận thức của người bên ngoài. Các nhóm tộc người vùng cao khác, đặc biệt là người Lự, Dao cũng tham gia vào mạng lưới du lịch ở thị trấn. Việc tham gia của các dân tộc thiểu số sinh sống tại Luang Prabang vào chợ Tòn Khăm góp phần lôi cuốn khách du lịch đi đến thăm làng của họ.

Đến chợ, người ta có thể mang theo tất cả các thành viên của gia đình. Người bán hàng nhiều khi còn địu theo con nhỏ, vừa bán hàng, vừa cho con bú. Những người dân tộc thiểu số khác nhau ngồi đan xen với nhau tạo thành một bức tranh văn hóa tộc người đa dạng nhưng thống nhất. Đến chợ Tòn Khăm, người ta mặc quần áo và đeo trang sức truyền thống của dân tộc mình. (Điều này đôi khi cũng được khuyến khích bởi các chính sách của Chính phủ Lào như đã đề cập ở trên). Việc mặc trang phục truyền thống khi ngồi bán hàng là yếu tố quan trọng để người dân tộc trình ra bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

49

Trang phục thường ngày đi chợ của phụ nữ Lào bao gồm xựa là một loại áo ngắn, tay dài, xẻ ngực và ngắn ngang thắt lưng và sịn (váy dài) được dệt bằng sợi vải hoặc pha tơ tằm. Trang phục hàng ngày của nam giới Lào là xà lung, áo cổ tròn, tay ngắn, bên ngoài quấn chiếc khăn dài rộng. Thường ngày, phụ nữ mặc loại sịn

màu sẫm, còn những ngày lễ hội hoặc khi có khách hay những dịp long trọng họ mặc váy có màu sặc sỡ, được pha sợi kim tuyến lấp lánh theo sợi dọc. Sịn ở Lào và miền Nam Thái Lan nổi tiếng bởi các hoa văn phức tạp chạy vòng quanh đường viền dưới chân váy. Sịn Lào được mặc quá dưới đầu gối. Gần đây sịn được thay thế bằng nung, một kiểu váy ống. Pạ piêng (khăn) của phụ nữ cũng được dệt khá đẹp, khoác chéo vai, phủ ngực. Ngày thường khi đi dâng cơm ở chùa họ cũng khoác pạ biêng nhưng là loại bình thường, chỉ vào ngày lễ hội hay những dịp long trọng họ mới mặc những loại pạ biêng rực rỡ. Pạ biêng còn được phụ nữ dùng làm khăn đội đầu khi đi chợ, có thể gói thức ăn, rau rừng giống như pạ phe (khăn) của người đàn ông.

Sịnxà lung của người Lào rất giống với sinsampot được tìm thấy ở những bức phù điêu cổ xưa trên những ngôi đền tại Ăngco Wat (thế kỷ thứ 13). Người gốc Khơme cho đến nay vẫn duy trì loại trang phục truyền thống giống như ở Campuchia. Có khả năng người Khơme đã vay mượn những thiết kế từ sarong

dhoti – một loại quần cuộn – của người Ấn Độ hoặc thậm chí sớm hơn. [41, tr.55] Mặc dù tên gọi, công nghệ dệt, màu sắc và thiết kế chắc chắn phải có sự biến đổi, ngày nay vẫn tìm thấy cả hai loại cơ bản sinsampot nhiều nơi ở châu Á.

Trang phục Hmông nhìn chung được trang trí hoa văn cầu kì. Phụ nữ mặc quần chùng hoặc váy tầng, chân váy được trang trí hoa văn sặc sỡ với các màu xanh, vàng, đỏ. Áo khoác ngoài dài tay với cổ hẹp và các viền cong được làm sờn. Một số phụ nữ đội khăn màu đen có những đồng bạc trang trí. Cả đàn ông và phụ nữ đều đeo trang sức làm bằng bạc.

Ở Chợ đêm, người ta bán rất nhiều đồ thổ cẩm được người phụ nữ Lự ở làng Phạ Nôm dệt. Phụ nữ Lự cũng tham gia bán hàng khá nhiều tại chợ này. Hàng ngày đi chợ, phụ nữ Lự mặc xà rông màu xanh tối hoặc đen, áo vét dài tay và quần chùng, trùm một chiếc khăn.

Mỗi nhóm dân tộc ở Lào đều có trang phục truyền thống riêng, phù hợp với môi trường sống, phong tục tập quán của họ. Sự khác nhau trong phong cách và thiết kế là điều rất phức tạp, cần có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu.

Hầu hết các dân tộc ở Luang Prabang đều có trang phục truyền thống. Tuy nhiên, ở một số dân tộc đã xuất hiện xu hướng bị ảnh hưởng cách ăn mặc của các

50

dân tộc lớn như Lào, Lự, Phu Thay. Ngày nay, người ta vừa duy trì trang phục truyền thống, vừa mua trang phục của dân tộc khác như người Khơmu, người Dắng…

Người phụ nữ các dân tộc đi chợ thường đeo những đồ trang sức như hoa tai, dây chuyền, vòng tay, nhẫn, lắc chân… Đồ trang sức được làm bằng các kim loại quý, đá quý và ngà voi. Đôi khi đồ trang sức được gắn, cài vào áo quần. Tất cả các trang sức của con người ở đây được làm rất công phu, khắc họa những hoa văn tinh vi, phong phú và đẹp đẽ. Con người dường như muốn thu cả thiên nhiên lại để trang điểm cho mình. Các cô gái Lào Lùm búi tóc trên đỉnh đầu. Quanh búi tóc thường có các chuỗi hạt đủ màu. Nhưng cũng không có quy định búi tóc chỉ quấn bằng hạt chuỗi mà các cô gái có thể dùng các loại dây khác nữa miễn là làm cho búi tóc đẹp thêm. Tộc người Lào có phong tục quy định những người phụ nữ có chồng sẽ búi thẳng trên đỉnh đầu, những cô gái chưa chồng có thể búi tóc nghiêng sang phải hay sang trái tùy thích. Những “người mẫu” sống động cũng là những hình ảnh khiến du khách nước ngoài thích thú.

Các dân tộc ở Lào trước đây rất phổ biến tục căng tai và nhuộm răng. Với người Lào - Thay, đứa bé mới sinh ra đã xâu tai để đeo hoa tai làm bằng bạc trắng, bằng đồng hoặc bằng đá quý. Phần lớn các vòng tai đều to và nặng làm cho cho tai căng ra. Tai to ở tuổi dậy thì của con gái, hoặc bà già được coi là một nét đẹp. Nữ giới Lào - Thay xưa kia thường nhuộm răng đen bằng nhựa cây, hoặc ăn trầu cho đen răng. Tục nhuộm răng phổ biến ở người nhiều tuổi, còn con gái thích để răng trắng, chỉ ăn trầu cho đỏ môi. Có nhiều cách lý giải khác nhau về tục nhuộm răng đen: có ý kiến cho rằng, nhuộm răng đen là để răng người không trắng nhởn như răng chó, có quan điểm lại cho rằng nhuộm răng đen để khỏi giống răng trâu… Ngày nay, tục căng tai và nhuộm răng ở người Lào Lùm không còn phổ biến. [16] Tuy nhiên, tục này vẫn được duy trì ở những dân tộc thiểu số vùng cao. Người phụ nữ dân tộc thiểu số với tục này vẫn được đưa ra trên các bưu thiếp như một quảng cáo về sự “nguyên vẹn”. (Xem ảnh minh họa ở phần phụ lục).

Sự thực hành văn hóa của các người thiểu số, cả ở các cộng đồng vùng cao và các địa điểm du lịch vùng thấp, chỉ đơn giản là để trưng bày. Theo ý nghĩa này, du khách được nhìn nhận như là những khách hàng, và người chủ của hoạt động thương mại và người trình diễn có thể thu được lợi ích về mặt kinh tế. Họ không chú ý nhiều về việc trình diễn văn hóa thực chất hay văn hóa chính xác cho những du khách. Ở Chợ đêm, người dân tộc Phu Thay có thể mặc trang phục của người dân tộc Hmông. Người bán hàng chỉ mặc váy, hay chỉ mặc áo, hay chỉ đội mũ

51

truyền thống của dân tộc. Người vùng thấp trong những trang phục sặc sỡ và nói với du khách rằng họ là „những dân tộc thiểu số‟, để mời khách mua hàng và chụp ảnh với khách du lịch để kiếm tiền. Tương tự, Parasit Leepreecha [46] trong nghiên cứu của mình về du lịch tộc người ở Bắc Thái Lan đã đưa ra một số ví dụ. Ở một nhà hàng Khantoke ở Chiềng Mai, một nhóm người biểu diễn điệu nhảy Akha đội mũ và áo Akha nhưng váy Hmông. Một người chủ khu nhà nghỉ vùng thấp ở huyện Mae Rim đưa ra những chiếc váy khác nhau của các nhóm tộc người vùng cao cho khách du lịch thuê mặc để chụp ảnh. Những mảnh tách rời của trang phục truyền thống của các nhóm tộc người khác nhau thường được hòa trộn. Nhóm tộc người Mlabri và hướng dẫn viên du lịch đánh lừa du khách bằng việc tạo ra thực hiện lối sống săn bắt hái lượm. Trước khi người hướng dẫn viên tới với một nhóm khách du lịch, người phụ tá của anh ta đi trước đến các địa điểm (mà khách du lịch sẽ được dẫn tới) và đề nghị người Mlabri ăn mặc theo lối truyền thống, xây dựng nhà chuối tạm thời và đặt vào đó một con lợn. Ngay sau khi nhóm du khách tới, người đàn ông Mlabri ra khỏi khu rừng và sử dụng cây xiên để đâm chết con lợn bị trói tại địa điểm biểu diễn. Tất cả những hiện tượng này được giải thích với khách du lịch, bởi người hướng dẫn viên, như là cuộc sống thực của người Mlabri. Thực tế, trong cuộc sống, người Mlabri không còn thực hành cách này nữa, nhưng vẫn được trình diễn cho du khách vì những mục đích du lịch. Do đó, trong trường hợp này, người dân tộc thiểu số và người trung gian biểu diễn trò chơi tạo niềm tin cho du khách hoặc „tính xác thực được trình diễn‟, để đáp ứng những mong đợi của du khách.

2.2. Ẩm thực

Chợ đêm là nơi phản ánh bức tranh văn hóa ẩm thực Lào. Dãy bán hàng ăn trong chợ chủ yếu bán đồ ăn của tộc người Lào. Đồ ăn được bán cũng được thay đổi ít nhiều gia vị cho phù hợp với khách du lịch nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)