Những tác động tiêu cực của du lịch

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 105)

- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ

9 Theo Phạm Thị Mùi, Tài liệu điền dã 12/

4.3. Những tác động tiêu cực của du lịch

- Bất bình đẳng trong việc hưởng lợi từ du lịch. Du khách, cả nội địa và quốc

tế, đối xử với những người thiểu số vùng cao như là người có vị thế xã hội và văn hóa thấp hơn, vẫn nguyên thủy hoặc lạc hậu. Người dân tộc thiểu số nhìn nhận những du khách như những người giàu, cao hơn cả về địa vị xã hội và kinh tế. Những người bán hàng người dân tộc thiểu số thường đối xử nhún nhường với khách du lịch, trong khi khách du lịch thường hành động một cách khó chịu. Tham gia bán hàng trong chợ cũng chủ yếu là những người phụ nữ và một số trẻ em gái. Đây là đối tượng nhận được sự cảm thông và chiếu cố của khách du lịch nhiều hơn. Du khách thường trả tiền cho người dân tộc khi chụp ảnh mặc dù họ không đề nghị hoặc đôi khi không lấy tiền thừa trả lại như một sự “bố thí”. Theo quan sát của chúng tôi, du khách nước ngoài hỏi hướng dẫn viên du lịch: “Cô ấy là người dân tộc nào?”, “Cô ấy có phải là người dân tộc thiểu số không?” trước khi quyết định có mua hàng hay không.

Nhìn chung, những người bên ngoài có thể nhìn thấy rằng công nghiệp du lịch mang lại lợi ích cho những người thiểu số vùng cao ở những địa điểm du lịch. Tuy nhiên, nếu so sánh với những đối tượng tham gia khác, những người dân làng giành được lợi ích rất thấp. Tại điểm du lịch Chợ đêm, không phải người dân nào thuộc hai bản Pà Khàm và Chung Khom cũng tham gia vào việc quản lý chợ. Số tiền thu được từ phí chợ của những chủ quầy trong chợ, sau khi nộp thuế đất cho Nhà nước và đóng các loại chi phí chợ khác. 60% số tiền còn lại được dùng chia lương cho những người chịu trách nhiệm quản lý, nhiều nhất là trưởng bản.

- Lôi cuốn trẻ em tham gia vào các hoạt động kinh doanh sớm. Theo quan sát ở chợ, có một số trẻ em tham gia hoạt động bán hàng đang ở độ tuổi đến trường, từ 10 đến 15 tuổi, thậm chí ít hơn. Vào thời gian nghỉ hè thì số lượng trẻ em tham gia bán hàng phụ giúp gia đình đông hơn. Với những tác động tích cực như đóng góp

106

thêm vào thu nhập của gia đình, có điều kiện tiếp xúc học hỏi kiến thức xã hội, học ngoại ngữ từ khách du lịch và lối tư duy theo kinh tế thị trường, việc bán hàng tại Chợ đêm của những đứa trẻ này cũng chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cựa, có hậu quả lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển của cả cộng đồng xã hội trong tương lai. Trẻ em tham gia vào hoạt động kinh tế quá sớm sẽ khiến chúng xao nhãng việc học tập. Buổi tối là thời gian ôn bài vở trên lớp thì chúng lại bận rộn với việc bán hàng tới khuya, điều này khiến việc học tập ngày một sa sút và có thể dẫn đến việc bỏ học. Tuy chưa thực sự phổ biến, nhưng hiện tượng này cũng đáng để chính quyền và gia đình quan tâm.

- Nguy cơ “thương mại hóa” nhiều mặt trong đời sống. Một trong những tác động tiêu cực của sự phát triển du lịch là biểu hiện của sự thương mại hóa, được biểu hiện trên các mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các tộc người ở đây, đặc biệt là các tộc người Hmông, Lự, Lào. Một phần nào những biểu hiện thương mại hóa đã được đề cập ở phần trên như người dân tộc nói dối về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa để bán được giá cao hơn, nói thách… là những hiện tượng phổ biến diễn ra hàng ngày ở Chợ đêm. Trên thực tế, các chủ gian hàng thường mang các sản phẩm từ nước ngoài ra bầy bán nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, thu được nhiều lợi nhuận, bất chấp việc làm trái với nội quy của Chợ đêm.

Sự thương mại hóa còn biểu hiện trong các hoạt động sản xuất như việc thay đổi phương thức và cách làm các sản phẩm thủ công truyền thống. Dưới tác động của du lịch và nhu cầu của thị trường, một số ngành nghề thủ công truyền thống của người Hmông, Lự, Lào bị thay đổi hoặc mất đi. Biểu hiện rõ nét và cụ thể trong các sản phẩm thổ cẩm mà người dân làm và bán cho khách du lịch. Người ta có thể nhận thấy ở những sản phẩm này sự đơn điệu trong các đường nét hoa văn trang trí, hoặc những sản phẩm được làm một cách quy mô, cầu kì những lại mang phong cách và kiểu dáng khác lạ với những sản phẩm mang tính truyền thống tộc người. Hiện nay, để đảm bảo yếu tố thời gian và khả năng cung cấp sản phẩm thủ công đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch, người Hmông đã mua vải in hình hoa văn của Trung Quốc về để thực hiện những bức tranh cắt đính. Tại làng dệt Phạ Nôm, người ta mua sợi vải kém chất lượng có nguồn gốc Trung Quốc, hoa văn dệt được làm đơn giản hơn để giảm chi phí và thời gian.

Hiện nay việc nuôi tằm không thể đáp ứng được đủ yêu cầu, vì vậy người thợ sẽ mua sợi vải ở các nơi khác, người thợ chỉ mua sợi vải cũ của Lào có với giá khoảng 300.000kíp∕ kg thay cho việc mua loại sợi chất lượng tốt hơn có giá lên tới 400.000 kíp∕ kg. 1kg có thể dệt được 700g vải, sau khi chia ra được khoảng 7 tấm

107

vải. Nếu tấm vải có nhiều họa tiết hoa văn cầu kỳ thì số lượng có thể giảm xuống. Trong một ngày một người thợ chỉ có thể dệt được từ 3 – 4 tấm, nếu có nhiều họa tiết thì chỉ được khoảng 2 tấm ∕ ngày. Nếu dệt theo các họa tiết cổ xưa của người Lào thì phải mất từ 2 - 3 tháng.

Với nghề chạm khắc bạc đã xuất hiện nhiều hàng kém chất lượng như tỉ lệ pha tạp chất vào bạc nhiều hơn, hoa văn cũng bớt cầu kì hơn. Bên cạnh những đồ trang sức bằng bạc như vòng tay, khuyên tai, vòng cổ do người Hmông và người Lào làm (số này hiện nay chiếm rất ít) là các sản phẩm được làm bằng nhiều chất liệu khác như nhôm, thép, đá, hạt cườm… được mang từ Thái Lan hoặc Trung Quốc sang để bán cho khách du lịch.

- Một số lượng “đồ cổ” bị thất thoát. Chợ đêm ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và mua sắm, với nhiều mục đích khác nhau và không thể kiểm soát được hoạt động của người bán hàng, đã khiến một số lượng đáng kể các sách cổ Bay lan hay những đồ vật quý hiếm như tượng Phật, tẩu thuốc đã bị đem bán cho khách du lịch. Đối với người Lào, tượng Phật cổ và sách Bay lan có một ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử văn hóa. Mất sách, mất tượng Phật tức là mất văn hóa truyền thống. Nhiều khi người dân không phải chỉ vì tiền mà còn chưa hiểu sâu sắc việc bảo lưu những đồ cổ có vai trò quan trọng trong việc bảo lưu văn hóa truyền thống nên đã vô tình đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Các thế hệ tiếp sau của họ sẽ không còn được nhìn thấy, không còn được truyền thụ truyền thống văn hóa qua việc đọc các sách cổ ghi chép những nghi lễ, nghi thức tôn giáo, các hoạt động văn hóa truyền thống, các kinh nghiệm quản lý cộng đồng, kinh nghiệm sản xuất quý báu được đúc kết từ đời này qua đời khác. Điều mà chúng ta không thể phủ nhận là văn hóa truyền thống của các dân tộc Luang Prabang dù muốn hay không muốn đã bị quá trình phát triển du lịch tại địa phương tác động làm mất đi dáng vẻ nguyên sơ, ban đầu của nó.

- Hoạt động buôn bán vì du lịch ngoài việc mang lại lợi ích cũng không thể tránh sự ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động trao đổi giữa khách du lịch và các nhà kinh doanh là nơi tạo ra rác thải làm ảnh hưởng tới môi trường đô thị. Vấn đề xử lý rác thải ở Luang Prabang vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hàng ngày, chất thải được thu gom, vận chuyển và tập kết ở khu bãi thải của thành phố. Rác không được phân loại, xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng tới khu dân cư.

Hoạt động bán hàng ở Chợ đêm là nơi tiêu thụ nguồn điện năng lớn. Hoạt động bán hàng bắt đầu từ 16h-22h là thời điểm chập tối cho đến đêm bắt buộc phải

108

dùng điện. Chỉ điện đường phố không đủ thắp sáng mà mỗi gian hàng cần một bóng điện để thuận lợi cho viêc buôn bán. Số lượng người bán hàng ngày càng nhiều nên lượng điện tiêu thụ ngày càng lớn.

Tiểu kết chương 4

Số lượng du khách đến Luang Prabang ngày càng tăng đã tạo ra những nguồn thu khổng lồ từ phát triển du lịch. Du khách có quốc tịch Thái Lan chiếm tỉ lệ cao, ngoài ra còn các du khách đến từ các nước Anh, Pháp, Mỹ… Họ là những người có trình độ học vấn tương đối cao và ở độ tuổi khỏe mạnh, ưa khám phá. Đây cũng là loại khách du lịch được dự đoán sẽ phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai ở hình thức du lịch dựa vào cộng đồng.

Từ thực tế phát triển Chợ đêm Tòn Khăm để phục vụ du lịch trong hơn 10 năm qua cho thấy đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc đã có sự thay đổi khác so với giai đoạn trước. Du lịch phát triển đã tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập, giúp đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc nơi đây, đặc biệt là người Hmông, người Lào, người Lự được nâng lên rõ rệt, giúp họ ổn định cuộc sống. Nhờ đó, đồng bào yên tâm với cuộc sống định canh định cư, không còn hiện tượng du canh du cư như trước đây. Đồng thời, môi trường tự nhiên mà cụ thể là nguồn tài nguyên rừng được bảo vệ tốt hơn, giảm tối đa các hoạt động săn bắt, hái lượm và đốt rừng làm nương rẫy. Du lịch dựa vào cộng đồng, mà cụ thể ở đây là du lịch Chợ đêm, góp phần xây dựng cuộc sống bình đẳng giữa các tộc người, bình đẳng giới, xây dựng niềm tự hào cộng đồng…

Chợ đêm ra đời cũng nằm trong chính sách phát triển của Nhà nước Lào nhằm xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh. Dó đó, Nhà nước có rất nhiều biện pháp khuyến khích người dân địa phương tham gia vào bán hàng tại khu vực Chợ đêm.

Bên cạnh những tác động tích cực là cơ bản còn có một số tác động tiêu cực như bất bình đẳng trong việc hưởng lợi từ du lịch, lôi cuốn trẻ em tham gia vào các hoạt động kinh doanh sớm, nguy cơ “thương mại hóa” nhiều mặt trong đời sống, ảnh hưởng đến môi trường…

109

KẾT LUẬN

Với mục tiêu cho phát triển của mỗi quốc gia hiện nay, ngoài mục tiêu đạt được tăng trưởng, nhưng các quốc gia cũng phải tìm ra hướng phát triển riêng của mình. Tuy là một quốc gia chậm phát triển so với các nước trong khu vực, nhưng Lào đang có những bước đi phát triển thích hợp trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong những năm qua ngành du lịch của Lào tương đối phát triển, đặc biệt trong năm 2014 Lào được đánh giá là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất trên thế giới, trong đó môi trường tự nhiên, văn hóa tộc người đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch của nước này.

Xác định được tầm quan trọng của phát triển du lịch, đặc biệt du lịch dựa vào cộng đồng là một mô hình đang nhận được quan tâm và được coi là chiến lược phát triển kinh tế của Lào trong tương lai. Cùng với sự phát triển bùng nổ của du lịch tại thành phố Luang Prabang, Chợ đêm Tòn Khăm là một mô hình chợ mang đầy đủ những yếu tố hấp dẫn du khách như sự đa dạng tộc người, sự đa dạng hàng hóa, gần gũi với môi trường tự nhiên…

Luận văn đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa chợ tộc người với phát triển du lịch; đồng thời phân tích thực trạng phát triển của Chợ đêm Tòn Khăm gắn với bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Những nội dung cụ thể mà đề tài đã đạt được là:

1, Chợ đêm Tòn Khăm nằm ở vị trí đắc địa trong việc phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm của cố đô Luang Prabang, nơi có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, Chợ đêm Tòn Khăm ra đời trong mối quan hệ mật thiết với mạng lưới dày đặc các điểm du lịch của tỉnh. Ngoài ra, hệ thống giao thông kết nối giữa Luang Prabang với các tỉnh khác cũng rất thuận lợi, cơ sở vật chất phục vụ du lịch như hệ thống khách sạn, nhà hàng… dồi dào cũng góp phần đắc lực trong việc phát triển du lịch tại Luang Prabang nói chung và phát triển du lịch tại chợ Tòn Khăm nói riêng.

2, Nếu như vị trí địa lý là điều kiện ra đời Chợ đêm thì hình thức tự quản địa phương là yếu tố quyết định để giúp Chợ đêm tồn tại và phát triển. Việc hỗ trợ của các tổ chức địa phương, đặc biệt là tổ chức phi chính phủ UNESCO có một ý nghĩa quan trọng để Chợ đêm phát triển bền vững, tránh được một số tiêu cực do du lịch tạo ra như người bán hàng chạy theo chào mời khách du lịch mua hàng, có thái độ bất lịch sự khi khách không mua hàng, bán những loại hàng hóa phản cảm…

3, Chợ đêm Tòn Khăm là một bức tranh khá đầy đủ và đa dạng về bức khảm văn hóa chợ: Người dân tộc thiểu số với trang phục, văn hóa ẩm thực, văn hóa tinh thần… Với sự tác động của cơ chế thị trường, chuỗi hàng hóa tương đương là điểm

110

nổi bật trong hoạt động phát triển du lịch tại chợ Tòn Khăm. Khách du lịch là những người luôn mong khám phá văn hóa tộc người xát thực nhưng chủ yếu lại lựa chọn những mặt hàng lưu niệm mang dấu ấn văn hóa dân tộc mà không quan tâm đến nguồn gốc hàng hóa.

4, Trong mạng lưới xã hội tại chợ Tòn Khăm, mối quan hệ của những đối tượng liên quan có sự khác nhau về cơ sở hình thành và mức độ gắn kết. Nhà nước Lào có một vai trò khá quan trọng đối với quản lý vĩ mô trong quá trình hoạch định và triển khai thực hiện chính sách. Trong khi mối quan hệ giữa những người bán buôn và người bán lẻ, mối quan hệ giữa những người bán hàng ở chợ chủ yếu được dựa trên cơ sở trao đổi hỗ tương thì mối quan hệ giữa người bán hàng và khách du lịch chỉ ở mức độ tương đối, nhằm thu được lợi nhuận cao từ công việc kinh doanh. 5, Dựa vào các tiêu chí đánh giá phát triển cộng đồng của loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, thông qua phân tích chiều văn hóa trong tương tác kinh tế, luận văn đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của loại hình du lịch chợ tộc người. Đây là những đánh giá tạo cơ sở cho việc quản lý loại hình du lịch chợ này ở giai đoạn sau. Chính quyền địa phương đã coi chợ đêm Tòn Khăm là một nhân tố để thúc đẩy tăng trưởng du lịch và thu hút khách đến với Luang Phrabang. Chợ đêm đã đáp ứng được những mục tiêu cơ bản như tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân bản địa – đặc biệt là cải thiện được đời sống của người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động buôn bán trong chợ. Việc quảng bá, lưu giữ văn hóa truyển thống của Lào thông qua sản xuất các mặt hàng thủ công đặc thù để bán cho du khách. Giao lưu văn hóa giữa các tộc người trong khu vực thông qua trao đổi hàng hàng hóa, giữa các tộc người thiểu số Lào với người Thái Lan, người Hoa, và người Việt. Giao lưu văn hóa với phương Tây thông qua giao tiếp tiếng Anh, tiếng Pháp…

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)