Về quan điểm chính trị

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 101 - 103)

- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ

9 Theo Phạm Thị Mùi, Tài liệu điền dã 12/

4.2.3. Về quan điểm chính trị

Như đã được đề cập ở trên, chợ Tòn Khăm là một hình thức tạo công ăn việc làm thêm cho người dân trong tỉnh, xóa đói giảm nghèo, do đó Chính quyền địa

102

phương đã có nhiều biện pháp để khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động bán hàng tại Chợ đêm như: ưu tiên người nghèo, các thợ thủ công… Ngoài ra, mức thu thuế chợ và phí chợ cũng rất ít, ví dụ phí chợ là 2.000kip – 5.000kip/ngày tùy theo từng loại mặt hàng.

-Tạo ra sự phát triển năng lực cộng đồng. Chợ đêm Luangprabang được thành lập theo hình thức hoạt động của một thị trường buôn bán gắn liền với du lịch. Do vậy Chợ đêm cũng là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Chợ đêm không chỉ là nơi du khách đến tham quan mua sắm mà còn là nơi quảng bá về nền văn hóa mang đậm nét đặc trưng của người dân Luang Prabang. Vì vậy Chợ đêm cũng là nơi thúc đẩy các thợ thủ công sáng tạo nên các sản phẩm mới hoặc phát triển các sản phẩm vốn có theo phong cách đặc trưng của thành phố ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy nếu không có việc tạo ra các hoạt động buôn bán tại Chợ đêm thì sẽ không khuyến khích cho thợ thủ công truyền thống tạo ra các sản phẩm mới với số lượng lớn nhằm phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Minh họa: “Tôi đã mất mẹ sau khi chúng tôi đến Luang Prabang được 1 năm, bà ấy là người đã dạy tôi tất cả các kỹ thuật khâu và đính vải. Tôi đã bán tất cả những thứ này ở chợ vào năm 1997 giống như hầu hết những người phụ nữ Hmông khác và sau đó đem bán ở Chợ đêm vào khoảng năm 2002. Nhà nước đã đề nghị chúng tôi tưởng tượng và sáng tạo ra những sản phẩm mới, khác với những gì mà trong cửa hàng đã bán, vì thế chúng tôi không làm những thứ tương tự. Tôi đã dần dần từ bỏ thêu và chuyển sang kỹ thuật ghép vải. Đó là những thứ tôi ưa thích. Tôi biết tất cả các kỹ thuật. Tôi luôn bán ở một nơi cố định. Vào khoảng năm 2007, tôi quyết định tạo nên những tấm vải tranh lớn hơn và rời những họa tiết truyền thống. Con gái tôi là người giúp tôi làm việc và nó là người sẽ kế tục công việc này. Chồng tôi giúp tôi tạo ra các nhân vật và các họa tiết mà anh ấy biết tên và thực hiện cắt chúng. Chúng tôi làm việc cùng nhau.” (Một phụ nữ người Hmông bán hàng tại Chợ đêm nói)

Nguồn: Phạm Thị Mùi, Tài liệu điền dã 12/2013.

Những người thợ thủ công thuộc Trung tâm Dệt vải thủ công ở bản Phạ Nôm có suy nghĩ là sẽ cố gắng nâng cao vị trí của đồ dệt thủ công ở bản Phạ Nôm lên vị trí hàng đầu trong cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á bằng việc tạo ra sự phong phú về hoa văn, họa tiết để phù hợp với xu thế của thời đại. Ngoài ra, họ còn tập trung khuyến khích sản xuất để tạo ra sự đa dạng về chủng loại hàng hóa, như dùng

103

vải để may thành áo, các vật dụng được sử dụng trong nhà và hi vọng là các sản phẩm thủ công của bản sẽ được xuất khẩu đi các nước khác trong cộng đồng các nước Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)