Xuất hiện các phương tiện thô sơ và cơ giớ

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 58 - 62)

- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ

2.3.3. Xuất hiện các phương tiện thô sơ và cơ giớ

Trên đường phố Luang Prabang rất thịnh hành loại xích lô máy tuk tuk và trở thành một thứ “tắc xi”. Theo từ điển Wikipedia, tuk tuk có nguồn gốc từ những chiếc xe ba bánh ở châu Phi và Ấn Độ từ năm 1948. Tuk tuk Lào còn được gọi là tuk tuk hay Jambo tuk tuk, thường bao gồm 4 động cơ. Loại xe nhỏ có thể chở được từ 3 - 4 người, loại lớn hơn có thể chở đến 12 người. Hầu hết các loại tuk tuk nhỏ có thể tìm thấy ở trên đường phố Viêng Chăn và Luang Prabang, loại lớn hơn có thể tìm thấy ở chợ và bến xe.

Bên cạnh đó, ngày nay, người đến chợ (người bán hàng và khách du lịch) có thể sử dụng rất nhiều loại xe hiện đại nhập khẩu như xe đạp, xe gắn máy, ô tô các loại… mà chúng ta có thể gặp bất kỳ nơi nào trên thế giới.

2.4. Các mặt hàng lưu niệm được bán tại Chợ đêm

Hàng hóa được bán tại chợ Tòn Khăm khá phong phú về mặt chủng loại, có thể được thống kê như sau:

- Các mặt hàng làm từ vải thổ cẩm dân tộc, gồm: váy áo phụ nữ và trẻ em, khăn quàng cổ, ba lô, túi xách, mũ, túi đựng điện thoại, giày dép, con giống treo chìa khóa các loại, túi đựng trà và coffe với các họa tiết trang trí phong phú…

- Các mặt hàng làm từ giấy saa, gồm có: tranh vẽ phong cảnh sinh hoạt, tranh chủ đề Phật giáo, quạt giấy, đèn lồng…

- Các mặt hàng làm từ bạc và giả bạc, gồm có: tranh ảnh, đồ dùng gia đình, đồ trang sức như nhẫn, vòng tay, khuyên tai, thắt lưng…

59

- Các mặt hàng làm từ gỗ, gồm có: tranh điêu khắc, đồ dùng gia đình, các loại con giống và con rối…

- Các mặt hàng sành sứ: tượng Phật, các loại đồ gia dụng giả cổ, chậu cây cảnh, tranh ảnh…

- Các mặt hàng làm bằng nhựa tổng hợp, gồm có các loại trang sức hoa văn của người Hmông với màu sắc sặc sỡ, ngà voi, nanh hổ…

- Các mặt hàng làm từ mây tre, gồm có: dép, tẩu thuốc, súng chạc, dao, thìa, muôi, bát…

- Các mặt hàng làm bằng đồng, gồm có: những bức tượng Phật được đúc ở rất nhiều tư thế và trạng thái khác nhau.

- Các loại động vật được ngâm rượu: rắn, côn trùng, mật gấu…

Bảng 6: Quan điểm của khách du lịch đối với sự phong phú của hàng hóa

Thứ tự Quan điểm của khách du lịch Số lượng( người) Phần trăm(%)

1 Rất phong phú đa dạng 64 39,5

2 Phong phú đa dạng 43 26,5

3 Trung bình 34 21

4 Không phong phú đa dạng 14 8,6

5 Ý kiến khác 7 4,3

Tổng 162 100

Nguồn: Phạm Thị Mùi, Tư liệu điền dã 12/2013

Hàng hóa ở Chợ đêm rất phong phú đa dạng, do đó thu hút được một lượng lớn khách hàng, đặc biệt là khách du lịch. Điều này được thể hiện qua kết quả phân tích: có 64 người (chiếm 39,5%) có ý kiến cho rằng số lượng hàng hóa ở Chợ đêm phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi so sánh với số lượng hàng hóa ở các nước xung quanh như Thái, Việt Nam... Đặc biệt, khách du lịch có thể thấy một số loại hàng hóa chỉ có ở Chợ đêm mà không có ở những nơi khác; ví dụ các đồ thủ công có in biểu tượng của đất nước Lào như chùa Xiêng Thoong, cung vua, cây dừa và các câu nói như sa bai đi (xin chào), I love Laos (tôi yêu đất nước Lào), các loại tượng có ý nghĩa về mặt Phật giáo.... Chỉ có 14 người (chiếm 8,6%) có ý kiến là hàng hóa ở Chợ đêm chưa phong phú đa dạng vì họ không thể tìm được một số loại hàng hóa theo nhu cầu.

Du lịch đã định ra các dạng khác nhau về du lịch tộc người thiểu số ở khu vực bắc Lào. Đồ thủ công tộc người được bán ở cả chợ vùng thấp và vùng cao, phục vụ cho du khách trong các cuộc du hành ngắn tới các bản, du lịch lữ hành, du lịch sinh thái và, hiện nay là du lịch dựa vào cộng đồng tại địa điểm chợ Tòn Khăm. Khách du lịch là người hăng hái khám phá “những thổ dân còn nguyên dạng”.

60

Không chỉ nhìn muốn thấy những người dân tộc địa phương mà du khách cũng muốn chụp những bức ảnh và mua những món đồ lưu niện đáng tin cậy cảu họ. Để tăng độ tin cậy cho sản phẩm của mình, những người phụ nữ dân tộc luôn tay thêu họa tiết hoa văn trên những miếng vải thổ cẩm, người bán sáo, khèn thổi những điệu nhạc du dương chào mời khách mua hàng. (Xem ảnh minh họa ở phần phụ lục).

Thời gian đầu, hàng hóa được bầy bán ở Chợ đêm là những sản phẩm thủ công được làm bằng tay của đồng bào Hmông, người dân bản Phạ Nôm và các làng nghề trong huyện Luangprabang. Các loại hàng hóa truyền thống của địa phương cũng chưa đa dạng, chủ yếu là quần áo và khăn quàng thổ cẩm, giấy saa, đồ gỗ chạm khắc hoa văn… Tuy nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, người dân địa phương từ những nguyên liệu truyền thống đã sáng tạo ra những mẫu mã mới, tiện dụng cho người sử dụng, như túi xách, túi đựng điện thoại, giầy dép, đèn lồng… Trang sức được kết hợp giữa chất liệu cổ truyền với mẫu mã, kiểu dáng hiện đại mà lại “rất Lào”, như các loại trang sức bằng bạc (đồng hồ bạc, thắt lưng bạc, vòng bạc...). Đây là những sản phẩm không chỉ được tiêu dùng trong nước mà còn được rất nhiều khách du lịch nước ngoài ưa chuộng. Sự đổi mới trong công nghệ chế tạo sản phẩm đã tạo sự phong phú về mặt chủng loại cũng như tạo ra sự canh tranh, nâng cao thu nhập cho người dân. Do sự phát triển nhanh chóng của du lịch tại Luang Prabang cùng với tăng nhu cầu của khách du lịch, hàng hóa sản xuất trong tỉnh không còn đủ, người ta bắt đầu nhập hàng từ các thợ thủ công tỉnh khác như Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Viêng Chăn… Ngoài ra, trong Chợ đêm còn có rất nhiều hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài. Các mặt hàng nhập khẩu cũng phải đáp ứng được tiêu chí thể hiện bản sắc văn hóa các dân tộc Luang Prabang. Ở Chợ đêm, những người bán hàng người dân tộc đã bán cả đồ do họ làm thủ công và hàng sản xuất công nghiệp từ các cửa hàng bán buôn của người Việt Nam, Trung Quốc được mua từ một chợ trong thị trấn hay chợ vùng thấp ở Viêng Chăn. Những ví dụ về những đồ làm thủ công là vỏ gối, khăn trải bàn, ví và túi được may vá và thêu trang trí, trong khi các sản phẩm Trung Quốc được bán cho khách du lịch là vòng tay, vòng cổ, nhẫn, khăn quàng cổ… Các mặt hàng nhập khẩu thường có giá rẻ nên tiêu thụ nhanh hơn các sản phẩm thủ công sản xuất trong nước. Khách du lịch đến thăm Chợ đêm vào buổi tối, không phân biệt được sự khác nhau giữa các vật đồ vật do người dân tộc bán.

61

Bảng 7: Các mặt hàng được ưa thích theo quan điểm của khách du lịch

Thứ tự Quan điểm của khách du lịch Số lượng (người) Phần trăm(%)

1 Vải lụa thổ cẩm 35 11,7 3 Đồ giả cổ 13 8 4 Đồ đan 6 3,7 5 Đồ gốm 4 2,5 6 Áo các loại 43 26,5 7 Túi xách, ví thổ cẩm 11 6,8 8 Đèn lồng làm bằng giấy saa 8 4,9 9 Vở làm bằng giấy saa 7 4,3

10 Tranh giấy saa 6 3,7

11 Trang sức bạc 10 6,2

12 Đồ trang trí bằng đồng, gỗ 13 8,0

13 Các loại hàng hóa khác 6 3,7

Tổng 162 100

Nguồn: Phạm thị Mùi, Tài liệu điền dã 12/2013

Hàng hóa ở Chợ đêm có nhiều loại và có sự khác nhau về giá trị sử dụng, nhưng đều có giá trị về mặt văn hóa-xã hội và nhận được sự ưa chuộng từ khách du lịch. Từ cuộc phỏng vấn có thể thấy có 43 người (chiếm 26,5%) ưa chuộng đối với mặt hàng là quần áo vì những mặt hàng này có giá rẻ và có thể sử dụng trong đời sống. Đặc biệt, các loại áo phông có in hình biểu tượng của Lào được du khách ưa thích và mua để làm kỷ niệm. Riêng đồ gốm chỉ có 4 người (chiếm 2,5%) lựa chọn, vì khách hàng cho rằng mặt hàng này ít được sử dụng trong đời sống hàng ngày và dễ vỡ.

Những đồ lưu niệm mang dấu ấn văn hóa các nhóm tộc người vùng cao là sự thu hút mấu chốt của du lịch tộc người ở Luang Prabang, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du khách đến thăm người dân tộc. Du lịch tộc người, ở mức độ tương đối, nó có khả năng cung cấp nhiều lựa chọn kinh tế cho người vùng cao. Tại cùng thời điểm nó tạo ra một mô hình thương mại mới cho mọi người, thậm chí là với trẻ em. Mong muốn của những người khách du lịch là khám phá các nền văn hóa mới lạ, có được những bức tranh trong trang phục truyền thống và các món đồ lưu niệm „bản xứ‟ của người dân tộc vùng cao. Trong du lịch chợ tộc người, tính xác thực của văn hóa tộc người chỉ được „trình diễn‟, do mục tiêu kinh tế của người dân làng.[46] Trước khi du lịch đến, cuộc sống của người dân vùng cao chủ yếu là tự cung tự cấp. Nhưng khi khách du lịch tới thăm và đề nghị mua các vật dụng mà họ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, những người dân làng nhìn thấy giá trị kinh tế của các vật dụng này. Đầu tiên, họ bán các hiện vật „bản xứ‟ họ sử dụng hàng

62

ngày cho khách du lịch. Muộn hơn, họ tạo ra các vật dụng giả mạo cho mục đích du lịch, hoặc thậm chí mua các vật dụng từ một nơi nào đó để bán cho khách du lịch. Hiện nay, những đồ lưu niệm chủ yếu họ bán là những vật dụng được làm từ chất nhân tạo, nấu chảy chất lỏng hóa chất để đúc thành các hình dạng khác nhau. Họ nói với khách du lịch rằng đồ vật đó được làm từ ngà voi, hay nanh hổ là thật. Những cái nỏ, súng của người Hmông được tạo ra cho khách du lịch có chất lượng đáng nghi ngờ bởi chúng sẽ không bao giờ được sử dụng.

2.5. Chợ Tòn Khăm là sự hòa trộn văn hóa tộc người và tôn giáo, đặc biệt là

Phật giáo

Hình tượng trên vải dệt, đặc biệt là những yếu tố trang phục, là rất dễ để nhận biết khi nhìn vào dân tộc và bản sắc tộc người. Màu sắc, họa tiết, và kết cấu của vải dệt cho thấy bản sắc văn hóa của một dân tộc cụ thể. Thổ cẩm bán tại Chợ đêm chủ yếu mang họa tiết của người Phu Thay và người Hmông.

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 58 - 62)