Quan điểm của Nhà nước đối với việc phát triển du lịch Chợ đêm

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 79 - 81)

- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ

3.3. Quan điểm của Nhà nước đối với việc phát triển du lịch Chợ đêm

Nhìn chung, các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm khách du lịch, người trung gian – Nhà nước Lào và/hoặc các tổ chức thương mại - và người dân tộc thiểu số. Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch, cung cấp thông tin cơ bản, bảo vệ du khách và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Bản thân nhà nước không có lợi bằng việc thu trực tiếp từ ngành công nghiệp du lịch nhưng nguồn lợi từ du lịch có trong GDP của đất nước. Do đó, Nhà nước Lào có vai trò nhiều hơn trong các chiến dịch du lịch đại chúng. Ở mức độ quốc gia, việc thúc đẩy “Visit Lao Year” (năm du lịch Lào), “Welcome to Laos” với hình ảnh các cô gái Lào mặc trang phục dân tộc đứng chắp tay chào theo đúng phong tục… đã gây được sự chú ý ở của du khách nội địa và nước ngoài. Ở mức độ địa phương, không chỉ có các cơ quan nhà nước mà còn có rất nhiều các tổ chức xã hội khác hỗ trợ cho du lịch tộc người. Thông qua hệ thống quan chức từ trung ương đến địa phương, những người dân làng, thậm chí ở các làng vùng sâu vùng xa, đã được đề nghị hợp tác với chính sách du lịch của Nhà nước.

Cũng giống như Việt Nam, Lào ban hành chính sách cải tổ nền kinh tế “Đổi mới” vào năm 1986 và áp dụng vào những năm sau đó. Sự cân bằng kinh tế vùng đã có tác động lớn đến nền kinh tế ở vùng cao Luang Prabang: Cấm việc chặt cây rừng để lấy gỗ thương mại hoặc để lấy đất, và nghiêm cấm việc trồng cây thuốc phiện cho các mục đích thương mại. Có thể dễ dàng hiểu rằng hoàn cảnh mới này dẫn đến sự thâm hụt trầm trọng trong nguồn thu nhập của những người nông dân miền núi. Các chương trình thay đổi cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp mà nhà nước đưa ra không đủ để bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập.[11, tr.50]

Khái niệm “sự phản kháng của người nông dân” đã từng là chủ điểm tranh luận sôi nổi trong ba thập kỷ qua. Nó liên quan đến lý thuyết toàn cầu hóa, và lý thuyết toàn cầu hóa cho là có sự phát triển kinh tế không lay chuyển được thông qua

80

sự hợp nhất của nền kinh tế toàn cầu. Phản ứng với lý thuyết toàn cầu hóa này, các hộ gia đình nông dân ở vùng Đông Nam Á thường thích phát triển một nền kinh tế hỗn hợp dựa trên nền sản xuất nông nghiệp bổ sung bởi một số hoạt động thương mại phụ trợ, hơn là từ bỏ sản xuất nông nghiệp để theo các cơ hội thương mại, kể cả khi các cơ hội thương mại đầy hứa hẹn. Cũng như thế, đối với những người nông dân Hmông ở Luang Prabang, việc buôn bán chỉ là phương sách cuối cùng bởi vì nó được coi là kém an toàn hơn so với các biện pháp tái sản xuất truyền thống. Họ dường như ngại tham gia quá nhiều vào các hoạt động thương mại.

Minh họa:Tcheu Siong lấy một người thầy cúng và họ có 10 đứa con, trong

số này chỉ có 5 người còn sống. Hai người con gái lớn đã lập gia đình và những đứa khác đang đi học và sống với bố mẹ. Trong giao tiếp, họ luôn nói tiếng Hmông, thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông- Dao. Cô ấy nói với tôi rằng xung quanh khu vực cô ấy sinh sống, mọi người là Hmông trắng (Hmoob dawb) và rằng tất cả gia đình cô đến từ một làng ở phía Bắc, cách đây khoảng 2 giờ đi xe buýt. Vào năm 1986, họ phải rời núi đồi để đến sống trong thị trấn.

Họ là một nhóm người thường xuyên bị di chuyển và hiện nay những người của vùng đất cao đã trở nên hội nhập khoảng cách về kinh tế và văn hóa với vùng đất thấp. Sự dịch chuyển của những nhóm vùng xa xôi hẻo lánh được khuyến khích vì mục đích tăng cường phúc lợi xã hội và đồng hóa văn hóa nhưng chắc nó phải tạo ra một sự xáo trộn nào đó trong hệ thống thờ cúng về mặt tôn giáo: các thần linh hướng dẫn con người vào bảo vệ lãnh thổ (nơi cư ngụ của con người). Họ đã cùng đi trên một cuộc hành trình? Làm thế nào để họ trở thành người đô thị? Chỗ nào sẽ trở thành nhà của những hiện diện siêu nhiên trong một nền văn hóa lai như thị trấn Luang Prabang. Ở đây, họ tự nhiên đã bị tách ra khỏi nhịp điệu phát triển xã hội. Tcheu Siong sống ở đây như một người bên ngoài? Nơi nào là quê hương của cô ấy?

Những người bị trục xuất, tách ra khỏi lãnh thổ, nguồn gốc của họ và sinh sống ở nước ngoài bằng mọi cách. Tổ tiên của họ đã không rời khu vực sông lớn màu vàng dưới sức ép của người Hán?

Tcheu Siong nói: “Chúng tôi sống tự do và độc lập gần những cánh đồng lớn của chúng tôi. Chúng tôi nuôi vật nuôi và trồng cây ăn quả, nhưng chúng tôi đã bị yêu cầu rời dần dần khỏi vùng đất này, văn hóa truyền thống để đến sống ở vùng đất thấp, để dễ tiếp cận với bệnh viện và trường học. Và đó là tại sao hiện nay chúng tôi phải sống ở đây. Chúng tôi không muốn rời đi, chúng tôi biết chắc rằng

81

cuộc sống thành phố sẽ rất khó khăn bởi bạn cần có tiền để trả cho mọi thứ. Chúng tôi quay trở lại làng của chúng tôi hàng năm, gạo của chúng tôi đến từ đó, nhưng hiện nay nó hầu như đã bị hoang hóa.”

Nguồn: Phạm Thị Mùi, Tài liệu điền dã 12/2012

Mặc dù thực tế rằng ngành công nghiệp du lịch có đầy mạo hiểm về mặt tài chính, và như được đề cập bên trên nó phá hủy từ từ cuộc sống truyền thống của những người dân làng và môi trường. Nhà nước vẫn đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy du lịch. Bởi mỗi ngày (năm 2012), riêng đối với tỉnh Luang Prabang, Nhà nước thu được 110.329.875 dola từ các dịch vụ du lịch.[54, tr.1] Chính quyền địa phương đã đầu tư rất nhiều tiền vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng đường ở những vùng cao, để khách du lịch có thể đi lại một cách thuận lợi. Các công ty du lịch và có liên quan của Nhà nước và tư nhân đóng một vai trò đáng kể trong việc đưa ra các hình tượng sơ khai về các nhóm dân tộc vùng cao như những quảng cáo để thu hút khách du lịch nước ngoài.

Đôi khi, chính sách của Nhà nước có sự mâu thuẫn với nhau. Chính sách Nhà nước hướng đến các tộc người thiểu số vùng cao đã được thực hiện thông qua các cơ chế về giáo dục, chuyển đổi tôn giáo. Tiếng Lào được quy định sử dụng chính thức trong các trường học trên khắp cả nước. Kiến thức địa phương hoặc bản địa không được chú trọng trong chương trình giảng dạy ở trường học. Thêm vào đó, Phật giáo được đề xướng là quốc giáo với mong muốn người dân tộc thiểu số trở thành những tín đồ Phật giáo, giống như tộc người Lào - tộc người đa số của đất nước. Ý tưởng đằng sau quan điểm chính trị này là để các dân tộc thiểu số từ bỏ những hệ thống niềm tin thần thánh của mình, bị Nhà nước coi là “lạc hậu”. Đối lập với chính sách đồng hóa này, chính sách du lịch tộc người của Nhà nước lại nhằm tăng cường lối sống truyền thống của các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch. Theo mục đích kinh tế quốc gia, nó không chỉ thúc đẩy du lịch mà còn là một sản phẩm của thương mại, đồng thời khuyến khích người dân tộc thiểu số tạo ra ngành công nghiệp thương mại dựa vào bối cảnh địa phương và tộc người của họ.

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)