- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ
3.5. Mối quan hệ giữa những người bán hàng trong chợ
Chợ Tòn Khăm có nguồn gốc từ chợ của người Hmông, là nơi trao đổi hàng hóa và sinh hoạt văn hóa với người đồng tộc và các dân tộc khác trong vùng. Họ vừa là chủ nhân, vừa là người bán (chủ yếu là lâm sản, thuốc phiện, đồ thủ công…) và mua các nhu yếu phẩm khác từ miền xuôi. Đến nay, chợ Tòn Khăm có sự góp mặt của người Lào và tất cả các dân tộc thiểu số trong vùng. Họ là những người
84
nông dân nghèo, những người thợ thủ công, những người công chức nhà nước muốn có thêm thu nhập, những người buôn bán nhỏ sinh sống trong tỉnh.
Những người bán hàng ở Chợ Đêm có rất nhiều mối quan hệ, đó là quan hệ gia đình, họ hàng, cùng bản, đồng tộc, bạn buôn bán… Tất cả các mối quan hệ này liên kết với nhau thành mạng lưới, góp phần trợ giúp người bán hàng trong cuộc sống và nghề nghiệp.
Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn những người bán hàng ở chợ Tòn Khăm có quan hệ họ hàng và cùng bản với nhau. Những mối quan hệ này là nguồn vốn xã hội quan trọng giúp họ trong công việc buôn bán. Số người có quan hệ họ hàng và cùng bản ở chợ chiếm 81,85% số người được phỏng vấn. Trong 78 người được phỏng vấn thì 41% trả lời có quan hệ họ hàng với nhau, 15,3% có 1 đến 2 người cùng bản, 15,3% có 3-4 người cùng bản, 10,25% có số người cùng bản nhiều hơn. Đầu tiên có một số người vào chợ, sau thấy buôn bán được thì dắt díu, chia sẻ kinh nghiệm với những người họ hàng, bạn bè cùng bản. Họ cũng hỗ trợ đắc lực trong việc giúp nhau nguồn vốn kinh doanh, 83,3% số người được phỏng vấn nói rằng họ được người thân như bố mẹ, anh chị em ruột giúp đỡ về vốn, 1,28% trả lời họ được người cùng quê trợ giúp về vốn.
Những mối quan hệ này đối với người bán hàng trong chợ là rất quan trọng. Quan hệ họ hàng và bạn bè trong chợ có thể giúp nhau giới thiệu những khách quen, những mối giao hàng lớn khác nhau. Theo chúng tôi quan sát ở chợ, Chị Bun San là một người bán hàng ở chợ Tòn Khăm, do có kinh nghiệm bán hàng lâu năm, cộng thêm có nhiều bạn bè cùng bản và họ hàng ở chợ, chị trở thành người giao mối. Chị thường lấy hàng của lái buôn người Việt Nam mang sang để giao cho những chỗ thân quen. Chị cho rằng: “Nếu càng có nhiều người thân quen, mối quan hệ càng rộng thì làm ăn càng dễ dàng hơn”. Những người này cũng có thể mượn hàng của nhau để bán hay bán giúp nhau một số mặt hàng bị tồn ế trong một thời gian dài.
Trong quan hệ, những người bán hàng trong chợ luôn đối xử tốt với nhau, họ luôn sống thân thiện, giúp đỡ nhau khi bạn hàng cần. Hầu hết những người được phỏng vấn (76%) đều cho rằng phải giữ mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng. Những người bán hàng ở chợ không bao giờ tranh khách của nhau mà để khách tự do thoải mái lựa chọn. Nếu trong quầy của mình không có họ giới thiệu sang quầy của anh chị em họ hàng hoặc quầy những bạn hàng bên cạnh. Những người bán hàng trong
85
chợ cũng có mối quan hệ thân thiết và bền vững, họ trông cửa hàng giúp nhau hoặc đổi tiền lẻ cho nhau.