MẠNG LƯỚI XÃ HỘI Ở CHỢ TÒN KHĂM 3.1 Chợ Tòn Khăm trong mạng lưới chợ ở Luang Prabang

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 71 - 75)

- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ

MẠNG LƯỚI XÃ HỘI Ở CHỢ TÒN KHĂM 3.1 Chợ Tòn Khăm trong mạng lưới chợ ở Luang Prabang

Luang Prabang không như một số các nhà lữ hành phương tây tưởng tượng vào đầu thế kỷ 20, là một thành phố bị cô lập biến mất giữa các ngọn núi; mà từ rất lâu một đoàn buôn cổ xưa đi đến đây đã thấy vị trí này rất phù hợp thuận tiện cho buôn bán. Thành phố Luang Prabang phát triển lên tại đầu mối của một vài tuyến đường buôn bán đường sông – Mê Kông, sông U, sông Xương và sông Khan. Sự trao đổi hàng hóa từ lâu đã nối Luang Prabang tới các vịnh Bắc Bộ (Bắc Kỳ), vương quốc Thái lan, Miến Điện và các tuyến đường tới Ấn Độ, nam Trung Quốc, đảo Malaca và quần đảo Indo – Malaysia. Theo nhà địa lý học Charles Roberquain vào năm 1925, địa lý hành chính của thành phố tọa lạc ở Bắc Lào và ở Đông Nam Á như một sự tổng thể khiến nó thành “trung tâm của mạng lưới các tuyến đường giao thương”.[38] Dưới đây là các chợ ở Luang Prabang:

- Chợ Vắt Sén

Là một chợ nhỏ thường được mở vào buổi chiểu và kéo dài đến tối, chợ Vắt Sén được thành lập vào những năm 1980. Hiện nay có những đề xuất khởi động lại chợ đã bị đóng cửa ở vào đúng vị trí trước đây của nó. Chợ đầu tiên được tổ chức trên đường cái, trên đường Vắt Sén, và chạy dọc hai bên vỉa hè của con đường này đến tận các giao lộ nơi có trạm xăng cũ dùng làm chỗ đợi. Vị trí này ngày nay là khách sạn nhỏ Three Nagas. Chợ đã được chuyển đi vào năm 1920, đến gần chỗ cũ cạnh sông Khan. Nó được họp trong một khu nhà lớn mở mặt, lợp mái gỗ. Những người tiểu thương ở đây bán thực phẩm tươi sống, bao gồm các sản phẩm được trồng trong vườn bên hai bờ sông Khan.

- Chợ Da Ra

Đây là chợ được xây vào cuối thế kỷ 20, nằm ở phía sau cung điện Vang Kang, hiện nay dấu tích của chợ không còn gì sót lại. Cung điện này là nơi ở của Rajabout (con trai nhà vua), người đứng đầu trong 5 người quyền cao chức trọng trong hệ thống cấp bậc hoàng gia Lào truyền thống. Chợ Da Ra, còn được gọi là chợ Sao, hoặc chợ Sáng, bởi đây là chợ chính của thành phố vào năm 1941. Nằm trên đường chính của thị trấn (đường Sisavang Vông). Trong một thời gian dài nó là chợ chính bán thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hoa quả và rau cỏ. Người Pháp xây dựng chợ đầu tiên. Chợ được xây bằng gạch có hình móng ngựa, đặt gần các trạm phát điện. Chợ được mở rộng về phía giao lộ cắt với bệnh viện thị trấn vào

72

những năm 1950. Nó được xây dựng lại vào những năm 1970 và được sửa chữa nhiều lần cho đến tận năm 1991.

Ngày nay, chợ Da Ra là một chợ lớn với 235 người bán hàng bán rất nhiều sản phẩm bao gồm đồ gia dụng và dụng cụ làm vườn, dụng cụ đánh bắt cá, vải và quần áo, nguyên liệu và dụng cụ dệt, dụng cụ và đồ dùng trong nhà, công cụ, vật phẩm tôn giáo, trái cây được bảo quản, đồ uống, mỹ phẩm và đồ dùng học tập. Có 6 cửa hàng trang sức và hai hiệu thuốc, và bên cạnh hoa quả được nhập khẩu từ nước ngoài và hàng thủ công mỹ nghệ nằm bên cạnh gian sửa chữa đồng hồ và sửa giầy dép.

Rất nhiều nhóm dân tộc có mặt tại đây. Người Hmông đến để bán nông cụ, những thương gia bán quần áo Dao (Miên), và những người dân làng từ các vùng, đồi núi xung quanh, đến thị trấn để mở cửa hàng, những người lái xe tuk-tuk tụ tập quanh chợ đợi khách hàng. Rất nhiều cửa hàng và dịch vụ nằm ở gần chợ. Chợ nằm ở khu vực lý tưởng, giữa bệnh viện và bưu điện, khu vực nhộn nhịp này là trung tâm thương mại của thành phố.

- Chợ Pà Khàm

Còn được gọi là chợ Hua Mê, chợ bến thuyền, bởi đầu tiên nó được hình thành trên bờ sông Mê Kông nơi có nhiều thuyền bè cập bến. Vào những năm 1950 nó được chuyển ra xa hơn đến vị trí hiện nay, bên cạnh tu viện chùa Phonesay. Nó trở thành một nơi đông đúc hơn trong khoảng 20 năm cuối thế kỷ nhờ việc vận chuyển thực phẩm tươi sống từ chợ Da Ra đến chợ Na Viêng Khăm. Chợ họp giữa một con đường song song với sông Mê Kông và một đường thẳng góc, đối diện với Chợ đêm.

Nó nằm sau lưng đường Bưu điện (Chao Phanya Kang) trên bản đồ, có thời gian nó được gọi là đường Francis Garnier), một con đường kinh doanh chính nối liền cảng Mê Kông với chợ Da Ra. Hầu hết những người bán hàng xuất hiện vào buổi sáng. Phụ thuộc vào ngày, hai đến ba trăm người phụ nữ mang hàng hóa của họ - hoa quả, rau và hàng tạp phẩm – bày trên mặt đất hoặc trên những gian hàng nhỏ.

Rất nhiều người nông dân buôn bán quy mô nhỏ từ khắp các vùng ngoại ô của thành phố đến đây để bán những thứ họ trồng được hoặc thu lượm được. Ẩm thực Lào có đặc điểm thường có rất nhiều rau tươi, thảo mộc, do trồng trọt hoặc hoang dã. Ở đây, bạn có thể tìm thấy những cây nấm vàng nổi tiếng (nấm mồng gà) của Luang Prabang, thỉnh thoảng có côn trùng, mà người dân địa phương thích ăn chiên. Thức ăn sẵn và hoa quả nhập khẩu được bán vào buổi tối.

73

Chợ bán thực phẩm tươi này được mở vào năm 1994 để thay thế chợ Prabath Tai. Nó bị đóng cửa vào năm 2002 và hầu hết những người bán hàng chuyển đến chợ Phô Si, một số người không vào chợ mà vẫn bán rong trên đường.

- Chợ đêm Tòn Khăm

Chợ được mở bắt đầu từ 17 h đến 22 h vào tất cả các tối trong tuần. Chợ nằm trên đường Sisavang Vông, thuộc khu vực của bản Pà Khàm và Chum Khom. Ban ngày, xe cộ đi lại bình thường, 5 h chiều, người bán hàng dựng những gian hàng được che bằng vải bạt để bày hàng ra bán. 10h đêm, chợ tan, họ thu hàng và dọn bạt trả lại quang cảnh thoáng đãng thường nhật cho con đường. Trong nửa đầu thế kỷ 20, có một chợ buổi tối nhỏ ở đây (Chợ Leng Tai), giống như Chợ Vắt Sén (đã được đề cập ở trên). Từ năm 1998 đây là nơi bán các sản phẩm mỹ nghệ, đặc biệt là vải dệt của người Hmông, thêu và đính vải.

Số lượng phụ nữ bán những đồ thủ công của người Hmông tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua do các hoạt động phục vụ du lịch phát triển. Hiện nay có hơn 700 ô bán hàng. Các sản phẩm dệt, đặc biệt là của người Lự, có thể tìm thấy dọc theo chợ mới được thành lập. Vào cuối năm 2002, Chợ đêm đã được tổ chức có quy củ. Nhiều kế hoạch đang được thực hiện để tái tổ chức và cải thiện Chợ đêm.

- Chợ Phô Si

Đây là chợ mới nhất của Luang Prabang, một chợ được xây dựng hiện đại và lớn được mở cửa vào ngày 5 tháng 1 năm 2002 sau 2 năm xây dựng. Nó được quản lý bởi một công ty tư nhân và có 717 gian hàng trong 4 khu nhà lớn. Hàng hóa được bán tương tự như ở chợ Da Ra, có dãy bán thực phẩm tươi sống. Giá thuê tại chợ Phô Si là khá cao đối với những người buôn bán nhỏ và vị trí cách trung tâm thị trấn khá xa. Do đó, những người bán hàng từ chợ Pà Khàm và Mun Na bắt đầu coi chợ Phô Si như là một chợ bán buôn. Là trung tâm phân phối về thực phẩm của Luang Prabang, với việc tiếp cận dễ dàng đến những con đường phía Nam đến Viêng Chăn và phía Bắc đến những chợ U đôm Xay, Phô Si mở cửa cả ban ngày và buổi tối. Trước khi bình minh những người phụ nữ bắt đầu đến từ các vùng ngoại ô xung quanh, đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện giao thông. Nhiều người đến sớm có thể chợp mắt một lúc trước khi bán hàng. Tới sớm như vậy họ có thể sẵn sàng khi chợ mở cửa- khoảng 3-4 giờ sáng- và bán hết hàng một cách nhanh chóng. Những chiếc xe tải các loại đi lại suốt ngày, đưa đón người nông dân hoặc người bán buôn và vận chuyển hàng hóa của họ. Khi họ tới, những người bán hàng ở chợ lao đến để chộp lấy hàng, chồng trên sàn và sau đó bán cho các thương nhân khác.

74

giải quyết các giao dịch hàng ngày tại chợ. Họ chú ý xem người mua đang tìm kiếm cái gì, nhanh chóng tìm kiếm hàng hóa theo nhu cầu và sau đó đưa chúng cho người mua. Từ chợ Phô Si những người phân phối gửi xe tuk tuk để cung cấp hàng cho các chợ khác trong thành phố và các làng xung quanh. Những người bán buôn không chỉ bán hàng đến chợ Phô Si mà còn bán vào các chợ Mương Nga (Muang Nga) và Pà Khàm. Ngoài cổng chợ có những người bán thúng hoặc trải những tấm liễu gai.

- Chợ Mit Tha Pháp, trước đây là chợ Mun Na

Đây là chợ nhỏ thường được mở vào buổi tối, tại quảng trường Mun Na sau 1975, và ở những nơi khác nhau gần cầu sắt cũ bắc qua sông Khan. Những người bán hàng ở chợ bán thực phẩm tươi sống và các sản phẩm rừng, hầu hết từ các làng Phạ Nôm, Na Sang Veuy, Dòn Keo và Siêng Lom. Vào 1989 chợ chuyển đến mặt khác của giao lộ, đến một cái ao, ngày nay là một cửa hàng bán vật liệu xây dựng. Bị lãng quên khi chợ Na Viêng Khăm mở cửa, chợ xuất hiện lại với sự ra đời của chợ Phôsi. Nó được di chuyển một lần nữa vào tháng 9/2002, bắt đầu từ Panyatub đến một địa điểm gần làng Viêng Mai và được mở cửa lại dưới tên là chợ Mit Tha Phap (chợ Hữu nghị). Hiện nay chợ có 120 gian hàng.

- Chợ Sang Kha Lộc

Nằm cách trung tâm thị trấn 3 km, Sang Kha Lộc và ngôi đền của nó đánh dấu biên giới lịch sử của thành phố Luang Prabang. Chợ được tạo ra trên khu đất tư nhân vào năm 1988 để tập hợp những người buôn bán nhỏ rải rác quanh làng. Một chợ nhỏ có khoảng 20 người bán, chợ Sang Kha Lộc mở cửa từ 4 h chiều. Những người bán hàng bán hoa quả và rau, thịt, sản phẩm trồng trọt, thức ăn nấu chín và thức ăn tươi sống được mang về từ chợ Phô Si.

- Chợ Mương Nga

Chợ này được thành lập vào năm 2001, cách khoảng 300 m từ cầu Sisavang Vông trên bờ phải của sông Khan - mặt khác của cầu từ chợ Mun Na cũ. Chợ được mở cả ngày và có khoảng 50 quầy hàng dựng bằng tre và rơm bán hoa quả, rau, gạo và các món ăn được chế biến sẵn. Chợ được chuyển đến vị trí phù hợp hơn về mặt khác của đường vào năm 2003.

- Chợ Bến xe buýt phía Bắc

Chợ nằm ngoài thị trấn, cách trung tâm 4km trên đường phía Bắc, cách bến xe buýt Nong Say không xa, về phía bản Dòn. Những người bán hàng từ chợ nhỏ Pà Khom chuyển đến đây và từ năm 2002 ở đây có khoảng 50 quầy hàng bán thực phẩm tươi sống và các sản phẩm rừng, những thứ khó có thể tìm thấy trong thị trấn.

75

Bến xe buýt, trước đây đặt tại vị trí của chợ Phô Si hiện nay, chuyển đến vị trí mới trên đường Viêng Chăn cách đây 5 năm. Hiện nay nó thuộc bản Na Luang, chỉ sau chợ Trung Quốc về phía bên tay phải của con đường. Một chợ nhỏ khoảng

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)