Mối quan hệ giữa người bán hàng và người buôn mố

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 81 - 83)

- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ

3.4. Mối quan hệ giữa người bán hàng và người buôn mố

Ngày nay, chợ Tòn Khăm là một điểm mà khách du lịch tới rất đông, mang lại lợi nhuận lớn, do đó bên cạnh những mặt hàng thủ công của các dân tộc trong vùng, hàng hóa ở chợ đêm có một lượng không nhỏ được nhập khẩu từ các nước làng giềng như Việt nam, Thái Lan và vùng Xi Xoong Ba Na (Trung Quốc). Do

82

nằm ở vị trí thuận lợi trong việc giao thương, hàng hóa từ các nước láng giềng này vào Luang Prabang một cách khá thuận lợi. “Hàng nước ngoài mẫu mã phong phú, giá cả lại rẻ nên rất dễ bán”. (Một người bán hàng nói). Những nguồn hàng này thường được các thương nhân người nước ngoài đem sang Lào bán giao buôn cho một vài mối lớn. Sau đó, từ mối buôn lớn sẽ giao ra cho những người đến lấy cất bán lẻ cho khách du lịch.

Cửa hàng chị Nô, người Lào ở chợ Da Ra chuyên bán buôn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc Lào, Việt Nam, Trung Quốc. Hàng hóa có nguồn gốc Việt Nam chủ yếu bán các loại đồ gốm sứ Bát Tràng, điếu hút thuốc phiện. Chủ cửa hàng này đi lấy hàng từ Viêng Chăn, do người Việt mang sang. Những người đến đây mua cất hàng sẽ đem bán tại các chùa và Chợ đêm…

Việt Kiều cũng là một kênh phân phối đắc lực các loại hàng hóa từ nước ngoài vào. Bác Hùng Vilaysac là một Việt Kiều, chủ cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ tại chợ Da Ra. Bác cho biết, cửa hàng của bác vừa bán buôn vừa bán lẻ. Nguồn gốc của các mặt hàng cũng rất phong phú, do các dân tộc thiểu số trong vùng mang đến bán hay do bác nhập từ Viêng Chăn (Có rất nhiều hàng xuất xứ Trung Quốc và Việt Nam). (Xem thêm ảnh minh họa ở phần phụ lục)

Những người bán hàng ở Chợ đêm đã xây dựng được lòng tin và trở thành bạn hàng lâu dài. Những lái buôn người Việt Nam, người Trung Quốc, Thái Lan (đại đa số họ chưa có quốc tịch Lào) thường cho những mối của mình lấy hàng bán và trả tiền sau. Một người buôn mối Việt Nam nói với tôi: “Nếu không cho họ mua chịu thì hàng của mình rất khó bán”. Những người mối nước ngoài rất nhạy bén trong việc tạo lập mạng lưới xã hội phục vụ trong việc kinh doanh. Các chủ hàng có nghệ thuật xây dựng lòng tin và tình cảm khác nhau. Họ thường đi chơi bun (hội) với người Lào, đến nhà người Lào chơi vào những dịp lễ tết, thăm hỏi khi họ ốm đau. Thi thoảng, khi về nước họ cũng không quên mua quà để tặng cho những mối hàng quan trọng.

Người Việt Nam, chủ yếu là người Kinh, cũng mang hàng của họ đến bán tại Luang Prabang như các mặt hàng thổ cẩm, đồ đồng, đồ gốm… Anh Trịnh Văn Xuân, 46 tuổi, Kim Bảng, Hà Nam, Việt Nam, một người giao mối cho biết: “Tôi đã sang đây buôn bán được mấy năm rồi. Tôi chuyên bán các mặt hàng thổ cẩm. Thời gian đầu, tôi đi bán rong tại Luang Prabang nhưng khi Chợ đêm được quy hoạch lại, người nước ngoài không được ngồi bán tại chợ, tôi đã chuyển sang bán buôn. Hàng hóa được vận chuyển từ Việt Nam sang theo đường tiểu ngạch. Ở

83

Luang Prabang tôi giao mối ở chợ Na Khưa và Chợ đêm. Mỗi chợ tôi chỉ giao cho một mối để người ta có thể giao buôn cho những chủ hàng khác trong chợ. Tôi không giao cho nhiều mối vì không quen, không biết nhà cửa rất khó đòi nợ. Người ở Chợ đêm thì lúc đi bán hàng, lúc lại không đi. Tôi thường cho chủ hàng nợ, khi nào họ bán hết hàng mới đến thu tiền. Người tôi giao mối cho là công an, rất sòng phẳng và có thể chịu trách nhiệm thu nợ được”. Anh cũng cho biết, ngoài anh ra, ở chợ còn có thêm 2 giao mối nữa là người Việt Nam.

Ngoài người Việt Nam, còn có các mối buôn người Trung Quốc và người Thái mang hàng đến đây bán. Đây cũng là một vấn đề thú vị cần có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu.

Mối quan hệ giữa người bán hàng với người mối giao hàng là người Việt, người Hoa, người Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán. Hàng ngày, người mối giao hàng thường tới các quầy để nhận đơn mua hàng và tiền thanh toán những số lượng hàng đã bán của những người bán hàng. Họ có thể đặt hàng qua điện thoại và chuyển những mẫu mã mới về trong nước. Sau khi chuẩn bị hàng xong, hàng hóa lại được đóng và chuyển sang Luang Prabang qua con đường tiểu ngạch.

Để thiết lập được mối quan hệ bạn hàng tin cậy và lâu năm, những người bán hàng người Lào phải tuân thủ theo quy luật buôn bán và đảm bảo chữ tín trong quan hệ làm ăn. Sự thành công trong buôn bán của những người bán hàng không chỉ nhờ vào nỗ lực của bản thân mà còn nhờ vào sự hỗ trợ của bạn hàng, đặc biệt là các chủ mối người nước ngoài. Tuân theo các quy luật trong kinh doanh, những người bán hàng ở chợ phải chấp hành đúng quy luật trong giao thương, đồng thời xây dựng lòng tin lâu dài với chủ hàng. Nếu bán được hàng họ sẽ thanh toán tiền hàng ngay với chủ buôn. Nếu vì một lý do nào đó mà chưa thanh toán được thì họ phải đến khất lại.

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 81 - 83)