Về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 94 - 96)

- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ

9 Theo Phạm Thị Mùi, Tài liệu điền dã 12/

4.2.1. Về mặt kinh tế

Chợ đêm là một hình thức hoạt động nhằm khuyến khích việc chi tiêu của khách du lịch khi đến thăm Luangprabang. Chợ đêm Tòn Khăm phát triển không những tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn cho nhân dân các tỉnh lân cận và nhiều đối tượng liên quan.

Từ năm 1995 đến nay, lượng du khách đến Luang Prabang không ngừng gia tăng kéo theo một loạt các hoạt động dịch vụ trong đó có việc buôn bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Thoạt tiên, khi phát hiện ra nhu cầu của khách, nhất là khách du lịch nước ngoài, muốn mua hàng thổ cẩm, đồ trang sức… làm đồ lưu niệm, nhiều dân tộc ở đây như người Hmông, người Dao đã nhanh chóng tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu đó. Ban đầu họ bán tất cả những gì có thể từ túi, mũ, đến váy, áo, cả loại đã qua sử dụng cũng như đồ dự trữ. “Khách du lịch đến thăm làng của chúng tôi và đề nghị chúng tôi bán cho họ những vật dụng hàng ngày mà chúng tôi ”. (Một thổ dân người Hmông nói). Tuy nhiên, một mặt nhu cầu của thị trường ngày một lớn - nhất là khi Chợ đêm Tòn Khăm được thành lập, mặt khác do nguồn dự trữ ít ỏi trong các gia đình, chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng đã nhanh chóng cạn kiệt, đã dẫn đến những phản ứng giải quyết khác nhau. Một bộ phận có tiềm lực kinh tế tương đối khá đã bỏ vốn ra thu mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nước ngoài về bán kiếm lời. Một số khác có những phản ứng tích cực hơn bằng cách tăng thời gian lao động nhằm tạo ra nhiều hơn nữa các sản phẩm tại chỗ. Hay họ có thể thu mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống từ các tỉnh lân cận trong nước như Hủa Phăn, Xiêng Khoảng… Đây là một hướng đang được chính quyền tỉnh Luang Prabang khuyến khích phát triển bởi nó giúp họ đạt được mục đích vừa có thể thỏa mãn nhu cầu phát triển thị trường du lịch tại địa phương vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Theo dự tính, Chợ đêm từ khi thành lập, mỗi năm thu nhập từ 7 - 15 triệu đôla. Trong đó, có một khoản không nhỏ trả phí đất cho nhà nước và quỹ phúc lợi của bản. Số tiền này là nguồn tài chính đối với phát triển cộng đồng như phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh. Ngoài ra, chợ Tòn Khăm còn tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Có ít nhất khoảng 750 hộ gia đình tham gia kinh doanh trong Chợ đêm, khoảng 2.250 người có liên quan tới việc cung cấp các mặt hàng cho Chợ đêm. Dự tính có khoảng 4.000 người được hưởng lợi từ việc buôn bán tại Chợ đêm. Mặt khác có số đông các bản, làng nghề quanh Luangprabang cung cấp các sản phẩm hàng thổ cẩm, thủ công như bản Phạ Nôm và nhiều bản khác. Làng Phạ Nôm hiện có hơn 300 hộ, tất cả các hộ này đều tham gia vào dệt vải thổ cẩm cung cấp cho Chợ đêm và các hoạt động thương mại khác. Công việc này cũng giúp

95

cho người dân tăng thêm thu nhập vào những dịp nông nhàn. Nghề làm giấy saa

(bản Sang Khóng) và nghề làm bạc (bản Vát Thát), hiện nay mỗi bản chỉ có ba hộ làm nghề. So với các hộ gia đình xung quanh, thu nhập của các hộ gia đình này khá hơn rất nhiều. Ngoài ra, phần lớn người dân trong khu vực Chợ đêm như bản Pà Khàm và bản Chum Khong cũng được lợi từ việc mở Chợ đêm.

Lực lượng tham gia chủ yếu và trực tiếp là phụ nữ, từ những bà già 70 tuổi đến những trẻ em gái 9 – 10 tuổi, và người Hmông chiếm 25% tổng số các chủ bán hàng trong chợ. Tham gia gián tiếp là một số ít nam giới – nhưng người có khả năng làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như đồ trang sức (như vòng đeo tay, vòng cổ), các loại khèn sáo, các đồ gia dụng tại các bản. Những sản phẩm này được những thành viên trong gia đình như mẹ, vợ, con gái đem ra Chợ đêm bán cho khách du lịch hay được bán buôn cho những tiểu thương ở chợ.

Việc mua và bán sản phẩm thủ công từ các địa phương khác được phát triển một cách tự do đã diễn ra như một điều tất yếu. Nó xuất phát từ nhu cầu mua sắm đồ lưu niệm của khách du lịch tăng nhanh chóng trong khi để có một sản phẩm thủ công theo đúng truyền thống đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và công sức. Những người phụ nữ dân tộc thay vì cố sức làm ra các đồ thổ cẩm, họ đã nhanh chóng chuyển sang việc đi thu mua lại các sản phẩm thổ cẩm của những người hoặc ở xa không có điều kiện thường xuyên lên chợ bán hàng hoặc không có thời gian, vốn và thói quen (kinh nghiệm) bán hàng.

Chợ đêm Tòn Khăm phát triển cũng tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nhân dân ở các nước láng giềng, họ bao gồm những thương nhân và thợ thủ công, như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Anh Trịnh Văn Xuân, 46 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam, Việt nam, một người giao mối cho biết: “Ở Việt Nam, tôi lấy hàng của 5 xưởng, mỗi xưởng có khoảng 5-10 người, chủ yếu là của anh em họ hàng. Chúng tôi mua gom vải của các dân tộc thiểu số Việt Nam như người Hmông ở Bắc Hà, người Thái (Lai Châu, Điện Biên). Tôi cũng có thể mua vải thổ cẩm của người dân tộc ở Lào, hoặc có thể chụp hoa văn của người dân tộc, đưa vào máy vi tính xử lý và thêu bằng máy. Sau đó, các xưởng ở Việt Nam sẽ chế biến thành các sản phẩm như túi xách, ví, túi khoác, ba lô có hình búp bê, dép… Chất lượng vải và đường may khá chắc chắn và đẹp. Những sản phẩm này luôn được cải tiến mẫu mã, phù hợp với thị hiếu của khách du lịch. Mặt khác hàng từ Việt Nam mang sang đây có giá cả rất rẻ, cạnh tranh rất tốt với các sản phẩm bản địa.” (Phạm Thị Mùi, Tài liệu điền dã 12/2013).

96

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 94 - 96)