Quan hệ trao đổi giữa Chợ đêm với các chợ khác trong vùng và trong khu vực.

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 75 - 79)

- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ

3.2. Quan hệ trao đổi giữa Chợ đêm với các chợ khác trong vùng và trong khu vực.

Những người bán hàng cung cấp những đồ dự phòng cho cuộc hành trình, những quán cafe nhỏ, một vài nhà trọ phục vụ cho những người buôn bán có thể nghỉ ngơi. Những người buôn bán nhỏ thường ở trong những ngôi nhà không ổn định lợp bằng mái rơm.

- Chợ tại Bến xe buýt phía Nam (Xay Nhạ Bu Li)

Vào năm 2002 một nhóm thương nhân 12 người thành lập nên chợ tại Say Lom, gần với bến xe buýt phục vụ tỉnh Xay Nhạ Bu Li láng giềng.

- Chợ Trung Quốc

Chợ được mở vào năm 2002, nằm ở ngoại ô thị trấn, thuộc bản Na Luang, nằm trên đường Viêng Chăn. Chợ được xây kiên cố, dựng bằng 5 cột bê tông, bao gồm khoảng 100 người buôn bán Trung Quốc với các sản phẩm từ quê nhà: đồ gia dụng, bát đĩa sứ, quần áo, thiết bị điện, dụng cụ trong nhà và công cụ. Mối quan hệ giữa người Lào và người Trung Quốc đang phát triển rất nhanh chóng thể hiện qua sự hưng thịnh của chợ.

Các chợ của Luang Prabang trải dọc trên các dãy phố với các căn nhà gỗ, các tòa nhà Pháp, đền thờ, vườn tược, ao hồ. Đi qua các khu chợ này, người ta cảm nhận thấy sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại: Thấp thoáng lối sống và xã hội của người dân thành thị. Chúng rất náo nhiệt, đầy mầu sắc và thân thiện. Chúng là nơi trưng bày rất đa dạng các sản phẩm nông nghiệp như hoa quả, đồ đan, và các đồ dệt may… Đó là niềm tự hào của người Lào đứng cạnh các sản phẩm thường ngày hiện đại. Hầu hết các chợ ở Luang Prabang đều là chợ nhỏ với loại hình chợ tạm, ngoại trừ chợ Da Ra, chợ Phô Si là hai chợ đầu mối và chợ người Trung Quốc được xếp vào loại kiên cố, một số chợ bán kiên cố như chợ Vắt Sén. Điều này giải thích vì sao chợ đêm Tòn Khăm ra đời với loại hình chợ tạm, phù hợp với loại hình chợ truyền thống tại địa phương. Trong khi chợ đêm ở Chiềng Mai (Thái Lan) người ta dựng sạp, có bàn ghế để bày hàng hóa thì chợ Tòn Khăm chọn cách trải hàng hóa ngay trên mặt đất. Khách du lịch nước ngoài rất thích thú, họ vừa đi mua sắm đồ thủ công vừa trải nghiệm văn hóa chợ truyền thống của Luang Prabang.

3.2. Quan hệ trao đổi giữa Chợ đêm với các chợ khác trong vùng và trong khu vực. vực.

76

Nhìn vào bản đồ, chúng ta thấy Lào nằm sâu vào phần lục địa của bán đảo Đông Dương, trải mình dọc theo dãy Trường Sơn ở phía Đông và dòng Mê Kông ở phía Tây. Lào có vị trí địa lý khá đặc biệt, tiếp giáp với 5 nước láng giềng: phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; với xứ Shan của Myanma ở phía Tây Bắc; với Thái Lan ở phía Tây trong đó có đoạn chạy dọc theo sông Mê Kông dài tới 800km. Ở phía Nam, Lào tiếp giáp với Campuchia; còn ở phía Đông, Lào và Việt Nam tựa lưng vào nhau chạy dài từ giao điểm trên ba biên giới Lào - Trung Quốc – Việt Nam ở cực Bắc đến giao điểm ba biên giới Lào – Việt Nam – Campuchia ở cực Nam. Và nếu, phía Đông Nam và Đông Bắc, Lào cùng hai nước Việt Nam và Trung Quốc tạo thành hai tam giác giao nhau trên đường biên giới Lào – Trung Quốc – Việt Nam; Lào – Campuchia – Việt Nam thì Lào cùng với Myanma và Trung Quốc ở phía Tây Bắc, cùng với Thái Lan và Campuchia ở phía Tây Nam hình thành các cặp tam giác giao nhau đối xứng. Ở Đông Nam Á có lẽ chỉ có Lào là nước duy nhất có tới 4 khu vực tam giác giao nhau với các nước láng giềng. Vì vậy, ý nghĩa quan trọng nhất của lãnh thổ Lào là ở vào vị trí tiếp giáp (hay nói cách khác là ý nghĩa của vị trí tiếp nối) trên cả hai bình diện: Địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế. Xét về vị trí địa lý tự nhiên, hai phần ba lãnh thổ của Lào có liên quan mật thiết với khu Tây bắc và Trường Sơn của Việt Nam. Tỉnh Phôngsali của Lào không những là khu vực giáp ranh với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc mà còn là khu vực tiếp nối tự nhiên với tỉnh Lai Châu, Việt Nam, thung lũng sông Nậm Mu ăn thông với bồn địa Điện Biên của Việt Nam, còn ở khu vực biên giới của các tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng có nhiều nét tương đồng về cảnh quan của miền thượng du Thanh – Nghệ. Các con sông Mã, Nặm Xăm (thượng nguồn sông Chu), Nặm Non (thượng nguồn sông Cả) và các sông nhánh của chúng là những đường giao thông tự nhiên đổ về phía Việt Nam.

Tại ba điểm giao nhau của khu vực biên giới Lào – Trung Quốc – Việt Nam cũng có những điều kiện tiếp nối tự nhiên: Tại địa phận của huyện Kim Bình và các vùng phụ cận của Châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc, tỉnh Lai Châu Việt Nam và tỉnh Phôngsali của Lào. Tuy đây chỉ là một vùng ven biên giới nhưng lại có ý nghĩa về mặt địa lý rất lớn, nó là chỗ nối nhau giữa hai miền đất lớn: Trung Quốc và Đông Nam Á. Bởi lẽ, từ cửa khẩu Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình thuộc Châu Hồng Hà, Vân Nam Trung Quốc mà đối diện bên kia là cửa khẩu Ma Lù Thàng của tỉnh Lai Châu, Việt Nam chỉ cách Điện Biên Phủ, tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên Việt Nam 196 km, cách cửa khẩu Tây Trang thuộc vùng biên giới Việt Nam – Lào 220km và cách Mổ Ham huyện Mường Chạp tỉnh Vân Nam qua Phôngsali của Lào 500km.

77

Con đường này có thể tiếp nối với đường bộ Côn Minh – Băng Cốc có thể đi qua Thái Lan, Malaixia, Singapo một cách dễ dàng.

Có thể nói trong các tuyến đường giao thông mang ý nghĩa khởi đầu quan trọng trong quan hệ kinh tế Trung Quốc – Lào phải kể đến con đường số 1 của vùng Bắc Lào. Con đường này này bắt nguồn từ bản Pòten (biên giới Lào – Trung) qua Luông Nặm Thà, Udômxay, Luang Prabang, đến phía Đông Xiêng Khoảng, sang Hủa Phăn, gặp con đường số 6 lại là con đường có thể nối tiếp với đường 212 từ Thanh Hóa và cũng tiếp nối với con đường của tỉnh Sơn La và Hòa Bình của Việt Nam. Từ con đường này hàng hóa Trung Quốc có thể theo mạng lưới giao thông tỏa ra khắp nước Lào hoặc theo các con đường 13 dễ đi xuống phía Nam qua Phnôm Pênh rồi đi vào thành phố Hồ Chí Minh. Cũng từ đây có thể tiếp nối với con đường số 7 qua thành phố Vinh của Việt Nam để đi ra biển qua cửa khẩu Lạc Xao; hoặc tiếp nối với đường số 9 qua Đông Hà , Lao Bảo đi vào tiếp cận với biển Đà Nẵng. Hàng hóa cũng có thể từ con đường số1 từ điểm tiếp giáp với biên giới Lào – Trung đi vào nội địa của Lào rồi tiếp nối với đường 14A và 14B đi vào huyện Đắc Tô, tỉnh Gia Lai – Con Tum đi qua vùng ngã ba biên giới và nối hai vùng kinh tế mới phát triển của hai nước Việt – Lào.

Cũng nhờ vào vị trí tiếp nối tự nhiên này mà quan hệ buôn bán giữa vùng Tây Bắc Lào, Bắc Thái Lan, Nam Trung Quốc cũng như giữa Lào và Việt Nam đã hình thành khá sớm trong lịch sử. Trong suốt thế kỷ 19, các tỉnh Bắc Lào đã có những quan hệ buôn bán với các nước láng giềng với các trục buôn bán chủ yếu là vùng Chiang Khong của Thái Lan – Houayaxay của Lào và Mengla ở phía Nam Trung Quốc.[4]

Trao đổi nội tộc, trao đổi giữa các tộc người và trao đổi giữa các tộc người xuyên biên giới đã có từ rất lâu trong lịch sử. Khi người Pháp đặt chân đến vùng

Đông Dương, họ đã thấy có rất nhiều nhóm cư dân sinh sống trên vùng thung lũng cao của các con sông lớn như sông Lô, sông Hồng, sông Mê Kông. Những người

dân vùng cao này đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi những vùng chuyển tiếp của khối vùng núi Đông Nam Á thành một không gian với những giao tiếp xã hội. Tại đây, “Người Thái giữ vị trí mạnh hơn và kiếm lời từ những cuộc trao đổi với đối tác vùng đồng bằng bằng cách khai thác khả năng sản xuất của những người ở vùng cao. Những người này không nghiêng về giải pháp bỏ đi nơi khác vì họ cũng hưởng lợi từ quan hệ với người Thái trong một chừng mực nào đó. Nhờ có mạng lưới thương mại vươn tới tận Luang Prabang và Hà Nội, người Thái thông báo cho những người khác sống ở vùng cao về những sản phẩm cụ thể nào được giá ở vùng

78

đồng bằng, chẳng hạn như thuốc phiện, gỗ quan tài, cũng như những thực phẩm và động vật khác của vùng núi cao. Những sản phẩm này được trao đổi để lấy những món hàng khó tìm ở vùng núi, trong đó có muối, thuốc súng, kim loại, hàng hóa được chế tạo và mang đến từ những chợ xa xôi. Thông tin hữu hiệu đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống buôn bán này, và những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến như các thứ tiếng Hoa, Thái, Việt đóng một vai trò giúp cho hệ thống tồn tại.” [11, tr.45, d.2]

Từ trước khi chợ Tòn Khăm được thành lập, ngay từ những chuyến thăm đầu tiên của mình tới các bản làng vùng cao ở Luang Prabang, du khách đã nhận thấy rằng những người dân miền núi đi họp chợ 15 ngày một lần đề đổi thú vật, thuốc phiện, gỗ làm quan tài và các dược phẩm khác trong rừng lấy các dụng cụ kim loại, đồ dùng nhà bếp, muối, thuốc súng, thép cho xưởng rèn, và bạc để mua/kén vợ và làm đồ trang sức. Sự có mặt của những người Hmông ở các chợ phiên chỉ mang tính xã hội và giải trí. Các trang phục/quần áo thông thường hiếm khi được người Hmông, người Dao và nhiều dân tộc thiểu số khác ở Luang Prabang làm vật để mang đi buôn bán vì hầu như toàn bộ quần áo của họ tự gia đình làm, tự trồng cây gai dầu và cây chàm cho đến dệt và thêu.

Trong vài năm gần đây, số lượng du khách đến chợ Tòn Khăm ngày một đông kéo theo tăng về mặt số lượng người bán hàng ở đây trong các giao dịch trao đổi, buôn bán, cung cấp thêm nguồn tiêu thụ cho các lái buôn và người dân tộc thiểu số, những người đến đây để bán các đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Mặt khác, để đáp ứng kịp thời số lượng hàng hóa bán ra phục vụ du khách, người dân tộc ở đây cũng tự sản xuất các sản phẩm thổ cẩm nhưng với sự giới hạn về mặt thời gian, người ta đã rút ngắn nhiều công đoạn, lược bỏ nhiều nét hoa văn truyền thống đòi hỏi sự cần cù và tỉ mỉ. Bên cạnh đó, một nguồn hàng được xem là quan trọng đối với người dân tộc là mua lại các sản phẩm đã “sơ chế” của những người Lào kinh doanh tại chợ có nguồn gốc từ Trung Quốc, Việt Nam.

Minh họa: Khi tôi đến thăm nhà một người dân tộc Hmông, cô chủ nhà đang

mặc một chiêc váy dài đơn giản do cô ấy tự thiết kế từ một tấm vải Trung Quốc in hoa được mua từ chợ. Miếng vải này cũng là một nguyên liệu được cô sử dụng trong công việc ghép vải (miếng vải được cắt ra theo một hình dạng nhất địch để đính lên một vật khác theo chủ ý của con người) của mình. Mảnh vải cô đang mặc, cô cũng đã cắt và sử dụng trong việc tạo những bức tranh ghép vải. (Xem ảnh minh họa ở phần phụ lục)(Nguồn: Phạm Thị Mùi, Tài liệu điền dã 12/2013)

79

Tại các làng nghề cũng có rất nhiều biến đổi trong việc sử dụng nguyên liệu. Tại bản Phạ Nôm, trước đây người dân trồng dâu nuôi tằm nhưng hiện nay người ta nhập tơ tằm từ các tỉnh lân cận như Hủa Phăn, Sầm Nưa do các thương lái đem về bán lại cho. Điều này cũng diễn ra tương tự như đối với các làng nghề khác trong vùng. Nghề làm giấy saa bản Sang Khóng trước đây sử dụng nguồn nguyên liệu là tơ cây gió trồng tại bản. Nhưng hiện nay, các hộ này cũng phải nhập nguyên liệu từ các bản xung quanh thông qua các bà buôn. Nguyên liệu làm bạc làng Vát Thát được mua từ Viêng Chăn thông qua các lái buôn…

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 75 - 79)