Vai trò và chức năng của mô hình tự quản trong việc phát triển chợ Tòn Khăm

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 41)

2 Hàng Lào sản xuất tại các tỉnh lân cận 5%

1.5.2. Vai trò và chức năng của mô hình tự quản trong việc phát triển chợ Tòn Khăm

cầu và lợi ích là nhân tố liên kết mọi thành viên. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước là yếu tố cần thiết để điều hòa và giải quyết các xung đột có thể này sinh trong quan hệ sở hữu này. Cơ quan Phát triển và Quản lí thành phố là trung tâm liên hệ giữa các ủy ban và các thành phần có liên quan trong việc quản lí Chợ đêm. Sở Thương mại quy định số tiền thuế mà mỗi người bán hàng phải nộp với sự đồng ý thỏa thuận giữa các cơ quan tổ chức tham gia quy hoạch chợ. Văn phòng Du lịch của tỉnh có nhiệm vụ theo dõi lượng khách du lịch ra vào chợ, chỉ dẫn các vấn đề thực hiện nội quy chợ. Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch làm nhiệm vụ tuyên truyền thực hiện các chủ trương chính sách Nhà nước trong việc phát triển du lịch Chợ đêm. Đồng thời là cơ quan theo dõi các hoạt động của chợ liên quan đến việc gìn giữ văn hóa.

1.5.2. Vai trò và chức năng của mô hình tự quản trong việc phát triển chợ Tòn Khăm Khăm

- Là cầu nối, kênh truyền tải tiếng nói của những người tham gia chợ đến Nhà nước. Các cơ quan và tổ chức xã hội quản lý chợ có nhiệm vụ giữ gìn kỷ luật và đảm bảo sự thay đổi các quy định phù hợp tình hình thực tế của chợ. Mỗi tháng các cơ quan và tổ chức xã hội sẽ mở cuộc họp để báo cáo tình hình chung và quy mô phát triển của chợ với cấp trên. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ kiểm tra cách thức hoạt động của chợ, kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề ở Chợ đêm được thể hiện cụ thể dưới đây:

+ Quản lý tình hình chung của chợ như giữ gìn trật tự an ninh, môi trường, phản ánh ý kiến của khách hàng đặc biệt là khách du lịch đối với Chợ đêm.

+ Cân nhắc, xem xét yêu cầu thuê các gian hàng, thay đổi hoặc trả lại chỗ bán hàng.

+ Quy định các chủng loại hàng hóa được phép bày bán trong chợ.

+ Quy hoạch và giao chỗ ngồi cho những người đã đăng kí, sổ sách kế toán và danh sách những người xin thuê các gian hàng lên cấp trên xem xét.

42

+ Thu thuế, phí thuê gian hàng và các phí khác theo quy định. + Quy định quy mô và vị trí bán hàng của các gian hàng. + Quy hoạch và sửa chữa các gian hàng.

+ Củng cố giải quyết các vấn đề trong chợ: thời gian mở chợ, di chuyển chỗ bán hàng....

+ Xây dựng chợ theo kiểu mới phù hợp với điều kiện thực tế của chợ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đặc biệt là khách du lịch. Ngoài ra còn phải phù hợp với nguồn vốn và kế hoạch của ủy ban huyện, tỉnh.

+ Kiến nghị việc thay đổi nội quy, kỷ luật hay xử phạt những người bàn hàng không đúng quy định.

+ Thay đổi và bổ sung quy định trong việc sử dụng chợ.

- Có khả năng và điều kiện để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người bán hàng. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân và hàng hóa sản xuất trong nước, nội quy của chợ quy định: Cấm người nước ngoài ngồi bán hàng tại Chợ Đêm; Cấm bán hàng hóa nhập khẩu. Thời điểm cuối tháng 11/2013 gian hàng bán đồ chơi Trung Quốc vẫn hoạt động ở Chợ đêm nhưng đến đầu tháng 12/2013 thì đã bị dẹp. (Xem ảnh minh họa ở phần phụ lục)

Chợ cũng có những quy định đối với từng loại người bán hàng cụ thể, có sự cân đối ưu tiên giữa những người bán hàng lâu dài với những người bán hàng tạm thời. Đối với những người đăng kí chỗ bán hàng theo năm phải nộp thuế chợ trước một năm và có quyền lựa chọn vị trí chỗ bán hàng với sự đồng ý của ban quản lý chợ. Trong thời gian một năm này những người buôn bán không được vi phạm nội quy của chợ đã được đề ra, phải ngồi đúng gian hàng đã đăng kí và mỗi người chỉ được đăng kí một gian hàng. Trong trường hợp không đến bán được có thể cho người khác bán như anh chị em hoặc họ hàng và phải trả phí theo quy định. Đối với những người có quan hệ họ hàng, ban quản lí chợ sẽ xem xét và thu xếp cho bán gần nhau. Mỗi người bán hàng lâu dài sẽ được cấp một chiếc thẻ, trong thẻ này sẽ ghi rõ họ tên, ảnh của người bán hàng. Ngoài ra, trên thẻ còn ghi rõ chủng loại hàng hóa được bán, và các quy định của Chợ đêm mà mỗi người bán hàng phải thực hiện. Những gian hàng trống theo từng ngày sẽ được dành cho những người buôn bán tạm thời (những người buôn bán thêm để tăng thu nhập như nông dân, thợ thủ công). Ở dọc theo bờ sông Mê Kông và sông Khan có một số người dân sinh sống và trồng trọt chăn nuôi như trồng các loại rau củ quả rồi đem ra Chợ đêm bán hoặc bán cho các cửa hàng ăn uống ở Chợ đêm để tăng thêm thu nhập. Ban quản lí chợ cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi cho những người nông dân này như dành 20% diện tích chỗ bán hàng để họ có thể đưa các sản phẩm vào bán. Những người bán

43

hàng tạm thời cũng phải tham gia đóng góp vào việc giữ gìn trật tự an ninh và môi trường của chợ. Nếu những người bán hàng vi phạm nội quy của chợ sẽ bị xử lí theo quy định như tạm thời cho nghỉ bán hàng, trong trường hợp nặng nhất sẽ bị đuổi khỏi chợ.

- Đóng vai trò quan trọng trong phát triển và thúc đẩy phát triển chợ gắn liền với việc đảm bảo cho xã hội được phát triển hài hòa, đồng thuận và bền vững.

Chợ đêm ra đời với mục đích cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc, khuyến khích người dân chuyển đổi phương thức kiếm sống, từ nghề nông đốt rừng làm nương rẫy sang sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống. Mặt khác, Chợ đêm ra đời còn nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm thêm cho người dân trong thời gian nông nhàn, phục vụ cho phúc lợi của người dân địa phương, khuyến khích sản xuất, xóa đói giảm nghèo và nâng cao dân trí địa phương.

Để chợ Tòn Khăm phát triển bền vững gắn liền với bảo lưu văn hóa tộc người, chợ có những quy định dành cho người tham gia bán hàng:

+ Cấm tuyệt đối nữ giới mặc quần hoặc váy ngắn khi tham gia bán hàng. + Khuyến khích những người đến bán hàng ăn mặc đúng trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Hàng hóa cấm bầy bán tại Chợ đêm bao gồm:

+ Cấm bán đồ cổ, đồ có giá trị tầm cỡ quốc gia như tượng vua chúa, kinh Phật…

+ Cấm bán vũ khí sắc nhọn như đao, kiếm…

Nếu cá nhân nào cố tình mang các sản phẩm nêu trên ra bán, cơ quan chức năng bắt gặp sẽ tiến hành xử phạt như sau:

+ Cá nhân bán hàng hóa nhập khẩu bị phạt 50.000kip7/1 loại mặt hàng.

+ Cá nhân mang đồ cổ có giá trị (thuộc loại quy định của Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch sẽ bị phạt 100.000kip – 500.000 kip/1loại mặt hàng.

+ Cá nhân hoặc tổ chức, hoặc người thân của cán bộ quản lý nếu cố tình vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi giá trị hàng hóa theo quy định.

Hàng hóa được phép kinh doanh trong Chợ đêm: Các sản phẩm được đưa ra bán tại Chợ đêm phải là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đặc trưnng văn hóa

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 41)