Họa tiết trên vải thổ cẩm của người Phu Thay

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 62 - 64)

- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ

2.5.1. Họa tiết trên vải thổ cẩm của người Phu Thay

Khổ vải, hình tượng và kết cấu của vải dệt Phu Thay thể hiện dấu hiệu của bản sắc xã hội. Trong văn hóa Phật giáo của người Phu Thay, có ba thể loại vải dệt có thể được xác định: Vải dệt tôn giáo, những vị thần và hoàng tử, những Phật tử. Nếu quần áo của Phật tử và các vị thần xuất hiện phổ biến là hình tượng trang trí, với mức độ khác nhau về mức độ lộng lẫy, thì quần áo của các nhà sư là hoàn toàn thống nhất, với phong cách được hệ thống hóa một cách nghiêm chỉnh các chủ đề bắt nguồn từ lời dạy của Đức Phật. Thêm vào đó, chỉ những bộ quần áo của phụ nữ, nhà vua và thần mới được trang trí với nhiều họa tiết hình vẽ, trong khi đó vải may trang phục cho đàn ông được miêu tả là „không vẽ‟.

Các họa tiết được trình bày trên vải dệt của người Phu Thay có phạm vi rất rộng. Áo quần của phụ nữ được trang trí rất nhiều hình tượng, bởi chúng miêu tả môi trường tự nhiên bao gồm cây cối (cây đinh hương, cây dứa dại, hạt cau), động vật (voi, con công trống, hươu), khoáng sản và các yếu tố vũ trụ (ngôi sao), các loại đá quý. Các đặc trưng từ văn học người Phu Thay (Sin Xay, Singhalo) và các nhân vật thần thoại (nak), từ hoặc ngoài Phật giáo, cũng thường được miêu tả.

Kim cương hoặc lozenge là một trong những họa tiết phổ biến nhất, thường được trình bày trên vải dệt của người Thái Daeng cũng như các loại vải dệt của người Shan, Thái Lự, Tai Lao và Tai Dam. Trung tâm của nó, xếp đồng tâm các

63

Người Thái Neua, Thái từ tỉnh Hủa Phăn, gọi đây là duang ta, có nghĩa là „mắt học trò‟. Có rất nhiều cách giải thích cho họa tiết này. Một số dân tộc gắn nó với khả năng sinh sản, rốn, dạ con hoặc bụng, trong khi đối với các dân tộc khác nó là một yếu tố của biểu tượng Hindu - Phật giáo.

Ở một số nhóm Phu Thay, họa tiết kim cương được giải thích là họa tiết

taleo. Taleo, trong tiếng Thái có nghĩa là mắt cáo, được sử dụng rộng rãi ở châu Á để đánh dấu một lối vào cấm kị về mặt nghi lễ (đối với một làng hoặc nhà). Nó cũng có thể đóng kín và bảo vệ cơ thể con người khỏi các lực lượng có ác tâm. Đôi khi, nó cũng được sử dụng với chức năng này trên đường viền của váy phụ nữ. Có rất nhiều giải thích khác nhau về họa tiết kim cương, „mắt đại bàng‟ hoặc „dạ con‟, thể hiện sự quan trọng của nó trong văn hóa người Phu Thay.

Những hình họa nguak, nak và naga cấu thành một trong những họa tiết hình tượng có tính định kỳ trong cả văn hóa Phu Thay về tôn giáo và thế tục. Được vẽ trên những mái nhà và bờ tường của những ngôi đền, trên thuyền, và trên váy của người phụ nữ, trên thực tế những động vật thần thoại được vẽ thành hai loại: loại đầu tiên dường như liên quan đến rồng Trung Quốc, loại thứ hai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Những dấu hiệu phân biệt là sự hiện diện của mào và móng trên rồng Trung Quốc, với sự thiếu những đặc điểm như vậy ở loại sau. Sự tồn tại của hai hình tượng này xuất hiện tương ứng với dương vật và nguak, các linh hồn rắn tiền Phật giáo, và

Naga Ấn Độ, hoặc nak của người Lào.

Nguak thường đại diện cho những anh hùng truyền thuyết, có khả năng tự biến mình thành người đàn ông trẻ giàu có để quyến rũ và cưới phụ nữ trẻ. Sau đó họ mang cô dâu đi xa đến những vương quốc trù phú, để lại cho gia đình cô rất nhiều của cải với ý nghĩa trao đổi. Những hình tượng này của các linh hồn rắn đã tồn tại trước khi ảnh hưởng của Ấn Độ đến nền văn minh của khu vực khoảng 200 năm trước. Chúng cho phép chúng ta xây dựng một bức tranh về những quan hệ mà con người đã duy trì tượng trưng với môi trường tự nhiên và siêu nhiên của họ trước khi sự xuất hiện của Phật giáo, sau đó phục hồi hình dạng của nó, khoảng thế kỷ 20, hợp nhất biểu tượng nguak với biểu tượng naga, người bảo vệ Đức Phật. Một trong những biểu tượng được tôn vinh nhất của naga, là Mucalinda, vua của naga. Với mái tóc quăn và mũ trùm đầu của mình Mucalinda bảo vệ Đức Phật tương lai ngồi thiền dưới cây Bodhi, tránh khỏi những trận mưa máu do sự tức giận của Mara gây ra. Thêm vào đó, naga còn gắn chặt với sự lưu thông của nước trên trái đất. Bởi chúng thuộc về 3 chiều, động vật, con người và thần thánh. Chúng được dùng trong những nghi lễ người Phu Thay, như vật trung gian giữa ba thế giới: sống dưới nước,

64

sống trên mặt đất và trên bầu trời. Do đó, người Phu Thay kêu gọi chúng và các hình tượng của chúng trong suốt các nghi lễ phồn thực, ví dụ như lễ hội đua thuyền.

Trong bối cảnh này, đại diện của nguak trên váy của phụ nữ và trên cơ thể của đàn ông thông qua hình xăm có thể được giải thích như một phương pháp tránh tấn công từ những linh hồn nước. Ngược với những hình tượng nguy hiểm về

nguak, những hình tượng nak hoặc naga là rõ ràng là tích cực, có ý nghĩa bảo vệ Phật giáo và cầu phồn thực.

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 62 - 64)