- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ
2.5.2. Họa tiết trên thổ cẩm của người Hmông
Vải thổ cẩm truyền thống của người Hmông rất ít khi miêu tả hình dạng con người nhưng lại chú trọng miêu tả sinh động biểu trưng vũ trụ học và các nghi lễ tôn giáo. Họa tiết thường có ý nghĩa tôn giáo và được sử dụng trên vải dệt thể hiện sức mạnh biểu tượng.
Pai ntaub hoặc „vải dệt hoa văn‟, những miếng vải hình vuông hay hình chữ nhật được trang trí bằng cách thêu hoặc đính vải, hầu hết thường trang trí trên quần áo hoặc vải dệt của người phụ nữ Hmông trắng, như cổ áo, tạp dề và những chiếc địu trẻ em. Đầu tiên chúng thường được làm quà tặng trong các nghi lễ vòng đời (sinh đẻ, đám cưới, và đám ma) hoặc làm công cụ dùng trong các nghi lễ của pháp sư.
Người Hmông trắng có rất nhiều mẫu hình học mà tên của chúng được đặt theo các yếu tố tự nhiên như động vật (ốc sên, cừu, dấu chân của voi và hổ, vẩy cá), cây rừng, cây trồng (hạt dưa leo), các yếu tố thần thoại (vẩy rồng, mê cung, ngôi sao) hoặc chỉ từ những vật dụng hàng ngày (lưỡi câu, sa quay sợi). Những tên này tuy nhiên không bộc lộ nguồn gốc thật sự và ý nghĩa văn hóa của họa tiết. Phân tích tóm tắt cấu trúc hình ảnh tượng trưng một số họa tiết chỉ ra sự tồn tại của các dạng hình thức cơ bản, các họa tiết phổ biến là dấu chữ thập và xoắn ốc. Các hình dạng này có ý nghĩa về mặt tôn giáo và nghi lễ gắn liền với bối cảnh biểu tượng của người Hmông. Ý nghĩa biểu tượng trên vải của người Hmông mới chỉ được hiểu một phần và tiếp tục là vấn đề nghiên cứu của các nhà dân tộc học.
Những nghiên cứu hiện tại về nghi lễ cho thấy các hình dạng cơ bản như chữ thập, ngôi sao, và hai bánh xe xuất hiện một cách thường xuyên như là những biểu tượng bùa chú bảo vệ nơi ở và con người. Chúng được sử dụng để đính vào cổ áo của người ốm thông qua các nghi lễ chữa bệnh Shaman và sau đó trong suốt giai đoạn phục hồi.
65
Tuy không phổ biến, một số biểu tượng về hình dạng con người, moj zeej, cũng được tìm thấy. Những đại diện con người thực sự là rất hiếm trong hình ảnh tượng trưng của người Hmông, trong thực tế ý nghĩa của nó gắn chặt chẽ với vai trò chữa bệnh của pháp sư, nhà truyền giáo, hoặc cha của các linh hồn „Neeb‟. Hai loại bệnh chính được điều trị bằng nghi lễ mà yêu cầu có moj zeej: những nghi lễ kéo dài cuộc sống về tuổi tác và bệnh tật (na neeb fab lab) và những nghi lễ giúp điều trị bệnh mãn tính (ua neeb qoov plig). Những nghi lễ này thường chỉ được sử dụng nếu người bệnh đã cố gắng chữa chạy nhưng không thành công, các loại biện pháp chữa bệnh bằng các phương pháp cổ truyền và thuốc Tây.
Mục đích của nghi lễ ua neeb fab lab là để kéo dài cuộc sống của người bệnh và của vợ/ chồng họ. Đây là một trong những lý do tại sao hai người giới tính khác nhau được đại diện trên các tấm vật liệu. Nghi lễ yêu cầu sự tham gia của cả 3 cặp đôi vợ chồng người mà có quan hệ về mặt huyết thống với gia đình người bệnh. Sự có mặt cùng nhau và hiến tế hai con lợn sẽ làm hồi phục lực sống của người bệnh. Sau hiến tế, những hình tượng được cắt ra thành một số mảnh và thêu vào sau lưng áo của người ốm bởi một người phụ nữ trong gia định anh ta. Để nghi lễ có hiệu quả, bệnh nhân phải mặc áo gắn moj zeej một khoảng thời gian nào đó (từ một vài tuần đến một vài tháng). Tên của nghi lễ để chữa lành bệnh mãn tính, ua neeb qoov plig, có nghĩa „để một cái thang giúp cho linh hồn của người ốm thoát khỏi hố nó đã bị ngã xuống (trong thế giới siêu nhiên)‟. Người thầy cúng cắt các hình tượng con người dành cho nghi lễ bằng giấy trắng và đặt chúng dưới nệm ngủ của bệnh nhân.
Các vải dệt có hình họa của người Hmông, thường được gọi là „pai ntaub dabneeg‟ (vải hoa kể chuyện), bao trùm các khía cạnh khác nhau về làng của người Hmông, nghi lễ và lịch sử cuộc sống. Người Hmông không có truyền thống vẽ tranh để thể hiện điều này. Tuy nhiên, gần đây do đã tiếp xúc với các phương tiện truyền thông (phương tiện giáo dục, sách minh họa, báo và tạp chí) từ văn hóa phương Tây, phụ nữ hiện nay đã giới thiệu những hình ảnh minh họa con người vào trong vải dệt của mình, tượng trưng cho các hoạt động hàng ngày hoặc nghi lễ truyền thống của người Hmông. Ban đầu, những hình ảnh minh họa này được thêu trực tiếp trên vải và không được vẽ trước, do đó không nhìn thấy mối quan hệ rõ ràng giữa các hình ảnh miêu tả khác nhau. Với sự giới thiệu kỹ thuật vẽ phác họa trên vải, bố cục cảnh đã trở nên phức tạp hơn và phụ nữ bắt đầu những câu chuyện kể lại bằng việc thêu thùa của mình, để nói về lịch sử và lối sống của họ, những câu chuyện của họ và hy vọng của họ.
66
Minh họa: Ở thị trấn Luang Prabang, Tcheu Siong được ví như người phù
thủy với cái kéo. Khi tôi đến gặp cô ấy, cô ấy mỉm cười và cái nhìn của cô ấy nói với tôi rằng hãy ở gần cô ấy. Cô ấy ngừng công việc đang làm dở để tiếp tôi. Khuôn mặt cô ấy toát ra sự thanh thản và đầy nghị lực. Sau khi nghe tôi giới thiệu về mục đích viếng thăm của mình, tôi muốn tìm hiểu về những bứa ảnh trên vải do cô làm. Cô ấy rất vui vẻ, cô bắt đầu nói với tôi về công việc của cô với cái kéo và cái kim. Vì thế, tôi có thể hiểu cái gì đã truyền cảm hứng cho cô ấy, cách cô ấy nhìn nhận cuộc sống và thế giới xung quanh cô ấy và cả ở thế giới xa hơn trong trí tưởng tượng của cô ấy.
Những bức tranh vải được trải ra sàn nhà, cô ấy nói là dùng biện pháp “treo khâu” và “thêu lớn”. Trước mắt tôi, dường như mở ra cả một vũ trụ của con người, một thế giới đông đúc với những nhân vật có màu sắc kỳ lạ và hình dáng kì quặc, với các sinh vật nhỏ bám vào chân, vào ngực, và ở khắp nơi là trái tim, mặt trăng và mặt trời, các câu chuyện mộng du và các giấc mơ. Một cái gì đó thoáng qua giữa chúng tôi, một âm thanh, một cái nhìn, một sự im lặng.
Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy đã mơ rất nhiều và trong đó, các nhân vật của cô ấy đến, sau đó được thể hiện khá đơn giản qua cái kéo của cô ấy. Giấc mơ là một âm thanh từ thế giới khác, chúng cung cấp một trật tự và hướng tới cuộc sống của con người, nhưng chúng không rõ ràng và “chúng tôi cần giải mã chúng” (Tcheu Siong nói).
Nguồn: Phạm Thị Mùi, Tư liệu điền dã năm 12/2013.
Ngoài những tấm vải thổ cẩm, Chợ đêm còn bày bán rất nhiều những bức tranh, phù điêu khắc họa cuộc sống thường nhật, sinh hoạt trong dịp lễ hội của người dân cũng như những bức tranh về Phật, cảnh chùa chiền được bày xen kẽ nhau trên các gian hàng đã tạo ra sự hòa trộn giữa văn hóa tộc người bản địa với các tôn giáo, mà ở đây là văn hóa Phật giáo.
2.6. Các hoạt động văn hóa tinh thần ở chợ Tòn Khăm
Người Hmông thường ở trên những vùng núi cao, cách xa thị trấn. Trước đây, vào ngày họp chợ, họ phải đi từ chiều hôm trước. Mỗi gia đình thường đi cả nhà hoặc một số thành viên. Trong một xóm, vài gia đình cùng đi với nhau cho vui. Ngoài các sản phẩm đem bán, họ thường mang theo đồ ăn để có thể sử dụng làm lương thực trong thời gian ở chợ. Trên đường đi, mọi người cất tiếng hát để cảm thấy con đường đến chợ gần hơn, quên đi những mệt nhọc của những ngày lao động
67
vất vả. Nội dung của những bài hát thường mang hình ảnh thiên nhiên, núi rừng hòa quyện với tâm trạng của con người:
“Mùa xuân mới ra mùa sấm mới Khắp núi rừng chim hót ve ran
Vàng anh cất tiếng nỉ non”
(Tiếng hát làm dâu, Bài hát của dân tộc Hmông, Luang Prabang Lào) Khi đến chợ, trời vừa tối, những người Hmông tụ tập với nhau vui chơi nhảy múa, thổi khèn, hát những bài hát của dân tộc mình. Những bài hát về tình yêu đôi lứa, bộc bạch tâm sự của chàng trai cô gái thương nhớ nhau khi mùa xuân về: “Trăm hoa đua nở lại đến rồi,Tết người Hmông mình. Người yêu của anh, em đang ở nơi đâu. Tết năm mới nó đến thật rồi, hướng tai nghe dưới sân, chỉ nghe thấy tiếng hát, tiếng đàn. Trai gái ném pao rộn ràng nhưng vẫn có một người đang ngồi chờ.” (Đợi em về - Bài hát của dân tộc Hmông, Luang Prabang, Lào)
Xuống chợ, người con trai có thể dùng tiếng hát để dãi bày tấm lòng của mình với người bạn gái của mình khi cuộc tình không thành: “Từ ngày em bỏ anh đi, trái tim anh không ngủ yên, muốn được nghe thấy giọng nói dịu dàng của em, muốn được nhìn thấy khuôn mặt em… Sao em lại không quay về bên anh, sao em trao trái tim mình cho người khác. Em bỏ anh đi cùng với tiếng than khóc của anh. Em yêu vì sao em bỏ anh đi.” (Em bỏ anh đi, Bài hát của dân tộc Hmông, Luang Prabang, Lào)
Người có gia đình thường hát những bài ca tụng về quê hương xứ sở, về cuộc sống thường nhật, về con người. Trẻ em cũng có bài hát về về thày cô, về việc đi học: “Nghe tiếng sáo gọi bạn, gầu Hmông đang soạn bài. Nghe tiếng khèn ngân dài, gầu Hmông mải dạy chữ cho đàn em, đàn em nhỏ đang chờ cô trên lớp. Cô thật xinh đôi má hồng như hoa đào nở trên cành. Ơ gầu Hmông làm cô giáo dạy chúng em tập viết này, tập vẽ này, tập múa, tập hát, dạy chúng em hiểu biết nhiều thứ, dạy chữ thật nhiều. Ơ như con chim sa phứ hót hay hay cô giảng bài, cô giáo dạy chúng em biết yêu thương, yêu quê hương bản mường. Hay lắm đấy, thương lắm đấy gầu Hmông ơi. Hay lắm đấy, gầu Hmông là cô giáo bản em” (Say Mông dạy chữ - Bài hát của dân tộc Hmông, Luang Prabang, Lào)
Đến chợ có thêm bạn mới, duyên mới, nhiều đôi trai gái yêu nhau và nên duyên vợ chồng. Sáng hôm sau, họ bày hàng hóa ra bán, mua sắm, trao đổi những
68
nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình, uống chén rượu cùng người bạn lâu ngày mới gặp. Đối với người dân tộc thiểu số nói chung và người Hmông nói riêng, đi chợ còn là một món ăn tinh thần không thể thiếu. Có không ít người không đem hàng đi bán hay trao đổi, mà đơn giản chỉ là đi chơi chợ.
Hiện nay, khi Chợ đêm đã được quy hoạch, có rất nhiều hoạt động tinh thần được diễn ra nhằm thu hút khách du lịch. Ngay đầu chợ có một bãi đất trống dùng để tổ chức các hoạt động này. Người ta thường xuyên tổ chức Luang Prabang Film festival (lễ hội phim Luang Prabang, chiếu các bộ phim nổi tiếng nói về đất nước, văn hóa và con người Đông Nam Á, như Headshot, Home, Karaoke girl (Thái Lan); Here… or there? (Việt Nam); The hidden: wrath of Azazil (Malaisia); I love Savanh (Lào). Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức biểu diễn kịch sân khấu về văn hóa các dân tộc Lào. Các hoạt động này nhằm thu hút một lượng đông du khách trong và ngoài nước và cả người địa phương đến với Chợ đêm. Du khách có cảm giác khám phá văn hóa, hòa mình vào với cuộc sống của người dân địa phương, vừa cổ truyền vừa hiện đại.
Minh họa: Các vở kịch được trình chiếu tại Chợ đêm 12/2013
Nor Phao, được sản xuất năm 2009, mục đích của Nor Phao là để duy trì và thúc đẩy di sản văn hóa của Luang Prabang. Vở kịch có các điệu nhảy Lào truyền thống.
Hoppin nói về một hình ảnh b-boy (tạm dịch là thanh niên) mới với những điệu nhảy được kết hợp nhạc hiện đại và các điệu nhảy cuộc sống.
Kịch Khao Nieu, với mặt nạ, những con rối, giấy, và những dịch chuyển sáng tạo, Kịch Khau Nieu đã trình diễn “Elephant Song” (Bài hát Voi), khám phá cuộc sống và ký ức của các loài động vật.
Nguồn: Phạm Thị Mùi, Tư liệu điền dã, 11/2013
Vào những dịp lễ hội, người dân cũng tụ tập tại bãi chợ để múa Lăm Vông. Đây là một điệu múa dân gian của người Lào. Theo tiếng Lào “lăm” là hát, “vông” là vòng tròn và “lăm vông” là múa theo vòng tròn. Lăm Vông thường sử dụng những điệu nhạc dân ca, như dân ca Lăm Tăng Vai, Lăm Xa Ra Van, Lăm Đơn, Lăm Phơn, Khắp Thùm… Và đặc biệt, có những bài hát chỉ dành riêng cho điệu múa Lăm Vông. Khi hát, khi múa bằng những bài hát, những bản nhạc đệm quen thuộc ấy, mọi người hầu như ai cũng biết múa Lăm Vông. Múa Lăm Vông rất phổ
69
biến trong nhân dân Lào, múa theo nhịp 4/4. Khi múa Lăm Vông người ta thường múa theo kiểu tiến 3 bước, lùi 1 bước và tiến 5 bước lùi 2 bước tùy theo nhịp điệu của nhạc. Khi múa, mọi người đứng theo hai vòng tròn, nữ ở vòng tròn ngoài và nam ở vòng tròn trong và di chuyển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Trước khi múa, theo thông lệ, nam giới sẽ đến mời bạn múa ra sân khấu và sau đó hai người đứng quay mặt vào chào nhau theo kiểu Lào bằng cách chắp tay trước ngực, chân hơi chùng xuống, đầu hơi cúi. Trong khi di chuyển và theo điệu nhạc đến đoạn phải đổi vị trí thì nam và nữ có thể đổi vị trí (đi vòng quanh nhau một vòng rồi vào vị trí cũ)… Tay nữ múa rất khéo léo uyển chuyển từ trong ra và hai tay của nữ nâng lên cao ngang tầm ngực, trong khi tay nam múa vòng rộng hơn, thấp hơn và không xoay bàn tay nhiều bằng nữ. Động tác múa của nữ là vừa cuộn bàn tay, vừa ép ngón trỏ và ngón cái, các ngón xòe rộng và uốn cong. Chân thì cứ ba bước tới, một bước lùi. Còn phái nam thì lắng nghe những lời ca, những tiếng nhạc để “tự điều chỉnh mình” cho nhịp nhàng từng động tác.
Duyên dáng và đằm thắm, Lăm Vông là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi của nhiều dân tộc. Hơn thế nữa, khách du lịch khi cao hứng cũng có thể tham gia tạo nên một không khí sinh hoạt giao lưu văn hóa sôi động. Ban quản lý chợ và chính quyền địa phương cũng có sáng kiến sẽ tổ chức trình diễn văn nghệ truyền thống của tất cả các dân tộc ở Luang Prabang ngay tại khu vực Chợ đêm trong tương lai không xa.
Tiểu kết chương 2
Chợ Tòn Khăm là một bức tranh khá đầy đủ và đa dạng về bức khảm văn hóa chợ: Người dân tộc thiểu số và trang phục truyền thống, ẩm thực truyền thống và văn hóa chợ… cho thấy rõ ràng sự khác nhau về bản sắc các tộc người. Người đi đường xa phải mang theo đồ ăn và cưỡi ngựa. Hàng hóa và đồ thủ công được mang đến chợ cũng mang đậm bản sắc tộc người. Ở chợ, người ta tổ chức rất nhiều hoạt động truyền thống như nhảy và hát truyền thống. Thông qua đó, các tộc người trình ra nét đẹp văn hóa đặc biệt của riêng mình. Đến chợ khách du bước vào một địa điểm du lịch, đắm chìm trong văn hóa đa dạng của các tộc người, trải nghiệm các nền văn hóa dân tộc khách nhau và mua những món quà lưu niệm. Khi tiếp xúc giao lưu văn hóa giữa các tộc người, xuất hiện xu thế biến đổi văn hóa.
Với sự tác động ngày một gia tăng của du lịch, văn hóa chợ có những biến đổi nhiều chiều. Hàng mỹ nghệ do người dân tộc thiểu số sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường đã dẫn đến biến đổi mạnh mẽ, chuỗi hàng hóa tương
70
đương xuất hiện để thay thế. Người dân tộc ở tỉnh đã bắt đầu sử dụng nguyên liệu nhập từ nơi khác, cải biến mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch. Bên cạnh những mặt hàng tự sản xuất, người dân tộc cũng bán những mặt hàng của các địa phương khác trong nước hoặc hàng nhập khẩu để thu lợi nhuận