Đặc điểm và cấu trúc mô hình tự quản của chợ Tòn Khăm

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 39 - 41)

2 Hàng Lào sản xuất tại các tỉnh lân cận 5%

1.5.1. Đặc điểm và cấu trúc mô hình tự quản của chợ Tòn Khăm

Chợ đêm được quản lý bởi một hệ thống bao gồm các cơ quan đại diện cho Nhà nước và các quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội. Cơ quan Phát triển và Quản lí thành phố - là cơ quan chỉ đạo tất cả các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội khác. Đại diện cho nhà nước có: Sở Công nghiệp và Thương mại, Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch, Văn phòng Du lịch của tỉnh. Các tổ chức xã hội bao gồm: Bản Pà Khàm và bản Chum Khong, Các nhóm dân tộc, Đại diện người bán hàng, Trụ sở của UNESCO ở Luang Prabang. Ở nhiều mức độ, các tổ chức xã hội không phụ thuộc vào Nhà nước nhưng có khả năng hợp tác và tác động đến Nhà nước. Dưới đây là mô hình quản lý chợ Tòn Khăm:

40

Tổ chức Chợ đêm là một mạng lưới dày đặc, một hệ thống các mối tương tác và trao đổi giữa Ban quản lý chợ (đại diện là người của hai bản Pà Khàm và Chum Khong), Các nhóm dân tộc và Đại diện người bán hàng. Đây là các quan hệ xã hội ở phương diện ngoài Nhà nước, tương tác giữa các quan hệ này nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân theo những cách riêng trong mối quan hệ với cộng đồng. Ban quản lí chợ là cơ quan quản lý trực tiếp Chợ đêm, chịu trách nhiệm đảm bảo các vấn đề về trật tự an ninh, sự an toàn và sự bình yên của những người bán hàng và du khách, đồng thời chịu trách nhiệm thu các loại phí đã được đề ra theo quy định. Giữa 2 bản Pà Khàm và Chum Khong có sự phân chia khu vực quản lý một cách rõ ràng. Mỗi bản lại hình thành các hội, đội theo nhiệm vụ như: Đội bảo vệ, Đội du kích, Hội phụ nữ, Hội thanh niên… để thuận tiện cho việc quản lí. Trong cơ cấu tổ chức này, những người người bán hàng là các chủ thể cá nhân và tập thể của họ (Các nhóm tộc người, Đại diện người bán hàng) hoạt động vì những mục đích và lợi ích cá nhân của mình và mối quan hệ của họ không thông qua, không bị chi phối bởi quyền lực. Thông qua các tập thể của mình, người bán hàng có thể đề xuất các kiến nghị đến các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội liên quan để cùng nhau tháo gỡ, giải quyết một cách hợp lý nhất. Sự tác động lẫn nhau đó được hiểu là sự liên minh của mọi người theo các nguyên tắc nhóm xã hội, nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc dân cư. Sự thành công trong quản lý Chợ đêm không thể không kể đến

Cơ quan Phát triển và Quản lí thành phố

Sở Công nghiệp và Thương mại

Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch

Bản Pà Khàm và bản Chum Khong

Các nhóm dân tộc

Văn phòng Du lịch của Tỉnh Đại diện người bán hàng

Trụ sở của UNESCO ở Luang Prabang

41

sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ UNESCO. Các thành viên của tổ chức cùng nhau thảo luận và giải quyết những nhiệm vụ và thực hiện những mục tiêu được ghi nhận trong điều lệ một cách tập thể và độc lập nhằm giữ gìn và phát triển Chợ đêm mang bản sắc văn hóa các dân tộc. Với nguyên tắc “hành động dựa vào cộng đồng”, UNESCO chú trọng tới sự tham gia của người bán hàng nhằm thúc đẩy hình thành các chiến lược phát triển bền vững, lấy con người và sự công bằng làm trung tâm. Đi cùng với đó là sự trao quyền, giúp cộng đồng nâng cao năng lực để có khả năng kiểm soát đối với chính bộ máy quyền lực đang quyết định cuộc sống của họ.

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)