Bay lan là một loại sách cổ được viết trên những phiến lá (giống như lá cọ của Việt Nam, có màu trắng ngà) Sách dùng chữ Lào cổ để ghi những câu kinh Phật và văn học cổ Sách Bay lan thường được cất giữ

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 25 - 27)

ngà). Sách dùng chữ Lào cổ để ghi những câu kinh Phật và văn học cổ…. Sách Bay lan thường được cất giữ trong các ngôi chùa cổ ở Luang Prabang.

26

văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân các dân tộc, chủ yếu là lễ hội truyền thống. [79, tr.63]

Tỉnh thường xuyên tuyên truyền, quảng bá các di tích và thắng cảnh trên đài phát thanh, truyền hình nhằm làm cho nhân dân nhận thức được các giá trị văn hóa cổ truyền, nâng cao tinh thần yêu nước, bảo vệ di sản văn hóa, đồng thời thu hút khách du lịch; chú trọng phục hồi tay nghề của các nghệ sĩ hội họa, chạm khắc, gốm, điêu khắc; phục hồi và bảo tồn điệu múa Ramayana “Pha Lăc Pha Lăm” để biểu diễn, phục vụ công chúng trong các dịp lễ quan trọng. Đồng thời tỉnh còn xây dựng được 15 làng văn hóa và 1.903 gia đình văn hóa, đã sửa lại hệ thống thư viện của tỉnh và lập ra các thư viện lưu động để phục vụ cho nhu cầu đọc của người dân vùng sâu vùng xa. [70, tr.14]

1.1.4.8. Một số nét văn hóa tiêu biểu trong đời sống các dân tộc ở tỉnh Luang Prabang

Người dân Luang Prabang có phong cách sống rất nề nếp và đặc trưng bởi chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến từ xa xưa. Nét đặc trưng đó là cách sống khuôn phép, lễ nghĩa, kính trên nhường dưới; phong thái quý phái, ăn nói nhẹ nhàng. Do vậy, trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, mỗi khi con cái làm điều gì sai trái, người mẹ thường từ từ khuyên dạy; hoặc ai làm điều gì sai sẽ bị xã hội phê bình trực tiếp khiến họ tự ái, xấu hổ và tự thay đổi bản thân. Các cô gái Luang Prabang chăm chỉ lao động, giỏi giang trong việc nội trợ và là mẫu con gái lý tưởng để các chàng trai Lào lấy làm vợ. Có thể nói người dân ở đây rất chú trọng đến nết ăn, nết ở, việc tề gia nội trợ và quan hệ trong gia đình. Họ coi gia đình là nền tảng của hạnh phúc. Cũng như người Lào nói chung, tính cách nổi bật của người dân nơi đây là không ưa xung đột, luôn luôn nhẫn nhịn, kiên nhẫn, ôn hoà khiêm tốn... Những tính cách tốt đẹp đó bắt nguồn từ sự ảnh hưởng sâu sắc quan niệm “Trung đạo” của đạo Phật.

Kiến trúc nhà ở của người Luang Prabang phần lớn là nhà sàn. Thời Pháp thuộc tuy đã có những kiến trúc kiểu Pháp được xây dựng tại đây song nó không tác động, ảnh hưởng lớn đến thói quen và tập quán ở nhà sàn của người dân Luang Prabang. Nhà sàn được làm bằng gỗ, gồm nhiều phòng được bố trí cạnh nhau và ngăn với nhau bằng những vách ngăn. Mái nhà thường được làm cao, được thiết kế hết sức công phu và chính là điểm nhấn của mỗi ngôi nhà. Phần lớn các ngôi nhà ở Luang Prabang chỉ có một tầng và được dựng trên những cái cột hình trụ – yếu tố quyết định sự bền vững của ngôi nhà. Ngày nay, để bảo vệ rừng và các loại gỗ quý

27

hiếm, họ thường dùng cột bê tông đúc sẵn để ngôi nhà sàn vững chắc và lâu bền hơn.

Có thể nói rằng Luang Prabang là nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn những hình thức nghi lễ và sinh hoạt của Phật giáo. Các ngôi chùa đã gắn bó với người dân từ rất lâu và được coi là trung tâm của các hoạt động văn hóa, tôn giáo và giáo dục. Người dân Luang Prabang rất thích làm từ thiện để tích đức. Bởi vậy, họ thường xuyên vào chùa để làm lễ và biếu cúng lễ vật. Họ tin rằng làm như vậy thì sau khi chết đi, linh hồn sẽ được lên trời. Không chỉ vào chùa, mỗi người dân còn có cơ hội để tích phúc hàng ngày. Mỗi buổi sáng, họ ngồi xếp hàng trên những con phố chính để dâng đồ ăn cho các đoàn sư đi khất thực. Người làm việc này chủ yếu là phụ nữ. Họ bỏ xôi, hoa quả và các món ăn khác vào “bạt” (vật đựng đồ bố thí) của nhà sư khi họ đi qua. Đây là nét đẹp văn hóa mà người dân Luang Prabang đã gìn giữ qua bao đời nay.[75, tr.8]

1.2. Khái quát về chợ đêm Tòn Khăm ở Luang Prabang

1.2.1. Lịch sử hình thành Chợ đêm

Từ xa xưa các dân tộc ở Luang Prabang đã sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để sử dụng và tiêu dùng trong đời sống gia đình. Sản xuất mang tính chất quy mô nhỏ, tự cung tự cấp. Chợ đêm hiện nay được cho là có nguồn gốc từ chợ của người Hmông. Theo lịch nhà Phật6, ngày thứ 15 là ngày may mắn, do đó cứ 15 ngày một lần người Hmông không đi làm mà đi họp chợ. Ngoài đồ thủ công mỹ nghệ do gia đình làm ra, họ còn bán các nông cụ như cày, bừa, dao, xẻng, cuốc…; các loại đồ gia dụng như chảo, xoong nồi…; các loài vật nuôi như chó, mèo, trâu, bò… Những người bán hàng Hmông trải tấm lá chuối trên đường để bày hàng hoặc là tấm vải dệt ra hè đường để bán. Sau đó, nhiều dân tộc khác trong tỉnh cũng đem bán những sản phẩm do mình tự làm ra nhưng không tập trung mà được phân chia ở khắp nơi trong thành phố. Một số người có vốn thì mở cửa hàng, một số khác mang đi bán ở các điểm du lịch lớn như chân núi Phu Si, Bảo tàng, chùa Xiềng Thoong và một số nơi khác. Thời gian đầu, việc bán hàng mang tính chất tự phát, từng cụm.

Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước Lào mở rộng du lịch thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài, đặc biệt vào 9/12/1995 thành phố cổ Luang Prabang được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đã thu hút được nhiều

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)