Ăn từ tinh bột (lương thực)

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 51)

7 Kip: đơn vị tiền tệ của Lào, 1kip tương đương với 2, đồng Việt Nam.

2.2.1. ăn từ tinh bột (lương thực)

Đến Chợ đêm, khách du lịch được thưởng thức các món ăn rất phong phú làm từ tinh bột. Mặc dù có sự tương đồng giữa ẩm thực Lào và Thái, vẫn tồn tại những nét độc đáo của ẩm thực Lào. Nét tương đồng chính, như là mẫu số chung của ẩm thực Đông Nam Á lục địa, chủ yếu là tập quán ăn đồ nấu từ gạo. Điểm khác biệt là người Lào ăn gạo nếp. Gạo nếp (khảu niêu) thường là loại hạt nhỏ, tròn. Lúa nếp được trồng trên cả đất ruộng và đất nương. Khạu lam, cơm nếp được nướng trong ống vầu, là món ăn truyền thống của người Lào. Gạo nếp được ngâm rồi đổ vào ống vầu có đường kính từ 3-5 cm, nút lại bằng lá tre hoặc lá chuối rồi nướng

52

trên bếp than cho cháy xém vỏ bên ngoài. Người ta tước vỏ xung quanh và lúc này vỏ lụa vàu ôm lấy cơm nướng thành một thỏi cơm tròn, dài theo hình ruột vàu. Món này khi chế biến người ta có thể trộn thêm với nước dừa, cùi dừa, thịt băm, đỗ đỏ…

Khạu lam rất thơm, ngon nên thường được người Lào dùng trong những ngày lễ hội, dâng lên sư sãi. Nó cũng thường được dùng khi đi rừng bởi cách chế biến đơn giản và nguyên liệu dễ kiếm. Khách du lịch có thể mua khạu niêu, khạu lam làm đồ ăn chuẩn bị cho những chuyến đi chơi xa.

Tất nhiên, trong những thập niên gần đây ở Lào cũng như Thái Lan, kể cả người Thái ở Việt Nam đã và đang diễn ra quá trình chuyển đổi từ trồng và ăn thóc gạo nếp sang trồng và ăn thóc gạo tẻ (khảu chao). Ngoài việc đáp ứng nhu cầu lương thực cho sự gia tăng dân số nhanh chóng, quá trình này còn thể hiện sự tác động, ảnh hưởng giữa các nền văn hóa trong khu vực. Đặc biệt, ăn gạo tẻ được phổ biến hơn ở những khu vực thành thị, nơi có đông người Việt, người Hoa nhập cư như Luang Prabang, những cư dân có thói quen ăn gạo tẻ từ rất lâu trong lịch sử. Gạo tẻ có hạt nhỏ-dài, dù đã được sử dụng, nhưng gạo nếp vẫn phổ biến hơn ở Lào. Mọi bữa ăn của người Lào đều không thể thiếu cơm được đồ nấu từ gạo nếp hoặc gạo tẻ. Du khách không quen ăn đồ chế biến từ khạu niêu có thể tìm dùng khạu chao một cách dễ dàng ở Chợ đêm.

Ảnh hưởng của văn hóa các nước trong khu vực còn thể hiện ở một số món ăn khác. Phở Việt Nam, hoặc canh mì, được ăn ở mọi nơi, thường được dùng để ăn sáng hoặc thay một bữa ăn nhẹ. Những sợi mì với các loại thịt, thường được trộn với húng quế tươi, dấm, me, giá đỗ, ớt, đường, nước hồ tôm hoặc nước hồ vừng. Phở cũng là món ăn được nhiều dân bản địa và khách du lịch ưa thích.

Khách du lịch châu Âu không khỏi ngạc nhiên với các món ăn quen thuộc của dân tộc mình ngay trong chợ Tòn Khăm. Patê, trứng tráng, bánh sừng bò và bánh mì que Pháp (khạu jii) được du nhập vào Lào từ thế kỷ thứ 19 cùng với sự xâm lược thống trị của người Pháp. Hiện nay, các món ăn này rất phổ biến ở Lào. Cũng cần chú ý rằng những món ăn “ngoại lai” ở đây đã ít nhiều biến đổi theo “khẩu vị” của người Lào. Điển hình là Klao poun được làm từ bột mì, ăn kèm với các loại rau chẻ rưới nước chấm cốt dừa, ớt làm tăng gia vị cho thịt.

Việc trồng và ăn nếp cũng đã tạo nên văn hóa độc đáo của người Lào trong khẩu vị và phong tục trong ăn uống. “Pay kin pà, ma kin khảu” (Đi ăn cá, về ăn cơm), du khách có thể ăn cơm cùng với rau tươi, thịt, cá, rau trộn và các loại canh. [35, tr.320-323] Khảu niêu thường được dùng như khẩu phần lương thực chính. Nó được đựng trong những chiếc giỏ tre truyền thống (típ khảu). Đối với người Lào, sẽ

53

là điềm xấu nếu làm mất nắp của típ khảu. Trong trường hợp này có người tin rằng vợ chồng sẽ dẫn đến li dị, có người lại cho rằng cái đói sẽ đến với gia đình. Gạo tẻ thì được ăn bằng thìa và dĩa. Ăn cơm bằng đũa giống như người Việt Nam và người Trung Quốc bị coi là khá kỳ quặc. Tuy nhiên, đối với khách du lịch nước ngoài, những điều kiêng kị này chỉ diễn ra một cách tương đối và không ai quan tâm đến việc thực hành phong tục một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 51)