Mối quan hệ giữa người bán hàng và khách du lịch

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 85)

- Gùi, sọt: Gùi được phổ biến trong các tộc người Hmông Dao và Tạn g Miến Nhìn chung, gùi có nhiều loại, đều được đan bằng mây tre đơn giản, phù hợp vớ

3.6. Mối quan hệ giữa người bán hàng và khách du lịch

Michaud cũng khái quát nền tảng trao đổi về mặt kinh tế của người vùng cao mà đại diện là người Hmông. Người Hmông có ba cấp độ trao đổi khá rõ rệt. “Khi người Hmông trao đổi giữa những tộc hộ Hmông hay những nhóm đồng minh, thì họ theo mô thức trao đổi qua lại đoàn kết (generalized reciprocity), không được phép kiếm lời và chỉ để duy trì những quan hệ xã hội thiết yếu. Cách hỗ tương qua lại này diễn ra dưới dạng trao đổi hàng hóa trong những dòng chảy nối tiếp nhau và bổ sung cho nhau: Lâm sản vùng này được trao đổi với gạo vùng khác; gà vịt được dùng để đổi lấy những hàng hóa hay dịch vụ đặc biệt như súng hay cái bùa của một thày pháp (shaman) nhiều quyền lực. Sự trao đổi thành viên qua hôn nhân giữa các tộc họ là điều thường xuyên xảy ra. Còn việc trao đổi với những người Hmông không có họ hàng, người thuộc các tộc người khác, và nhất là người Thái và người Hoa sống ở quanh họ, thì đấy là trao đổi cân bằng (balanced reciprocity): trong hình thái trao đổi này, người ta có thể kiếm lời nhưng ước muốn duy trì quan hệ lâu dài với những đối tác thương mại cũng tác động đến việc kiếm lời. Còn trong trao đổi với những đối tác không có quan hệ họ hàng ở những nơi xa xôi, thì quan hệ qua lại có thể “tiêu cực” (negative reciprocity): việc kiếm lời càng nhiều càng tốt, ngay cả hình thức “ăn cắp”, được chấp nhận vì người ta không kỳ vọng tiến xa hơn trong quan hệ buôn bán. Ba hệ thống trao đổi rạch ròi ở miền núi này là một phần của một hệ thống quan hệ thương mại rộng lớn hơn…” [11, tr.44, d.31]

Mỗi khách hàng có một giá khác nhau. Ở mỗi quẩy hàng và mỗi mặt hàng, các chủ quầy có thể đưa ra mức giá khác nhau đối với đối tượng khách hàng khác nhau. Ở Chợ đêm chủ yếu là khách du lịch nước ngoài đến tham quan và mua sắm. Những người khách du lịch nội địa thường chỉ đi xem hàng, khảo giá, họ thường mua hàng ở những chợ bán buôn như Phô Si, Da Ra… vì cho rằng hàng hóa ở những chợ này dễ lựa chọn và rẻ hơn Chợ đêm. Với những khách du lịch, đặc biệt là khách “Tây” họ coi đây là nhưng “vị khách sộp” thì họ nói thách hơn một chút, mong kiếm được lời cao hơn so với khách du lịch trong nước. Họ nghĩ rằng những người này chỉ đến chợ một lần hoặc cùng lắm vài năm sau mới đến chợ nên phải tranh thủ. Người mua nếu biết có thể mặc cả.

86

Bảng 8: Quan điểm của khách du lịch về giá cả các loại hàng hóa

Thứ tự Quan điểm của khách du lịch Số lượng (người) Phần trăm (%)

1 Quá đắt 11 6,8 2 Đắt 34 21 3 Trung bình 65 40,1 4 Rẻ 33 20,4 5 Ý kiến khác 19 11,7 Tổng 162 100

Nguồn: Phạm Thị Mùi, Tài liệu điền dã 12/2003

Phần lớn khách du lịch có quan điểm cho rằng hàng hóa ở Chợ đêm có giá cả hợp lí, có 65 người chiếm 40,1% sau khi đã so sánh giá cả với chất lượng các loại hàng hóa và chỉ có 11 người chiếm 6,8%. Có ý kiến cho rằng giá cả các loại hàng hóa có giá quá đắt khi so sánh với giá cả các đồ thủ công ở các nước khác như Thái Lan, Việt Nam....

Những người bán hàng cũng luôn mỉm cười, giữ hình ảnh thân thiện với khách hàng, thuận mua vừa bán, không có tình trạng nài ép hay cáu kỉnh khi khách không mua hàng của mình mà bỏ sang hàng khác. Khách đến chợ thường là người nước ngoài như Thái Lan, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc… Họ nói tiếng Anh là chủ yếu nên những người bán hàng cũng gặp không ít khó khăn. Mặc dù không thành thạo lắm nhưng 39,4% số người được phỏng vấn cho rằng mình có thể giao tiếp được với khách du lịch để bán hàng. Những người không thạo tiếng Anh thì sau mấy câu chào hỏi, họ để khách tự lựa chọn và luôn nở nụ cười trên môi. Trong trường hợp này, người bán và người mua có thể ngã giá thông qua chiếc máy tính nhỏ. Người bán nhấn số tiền của hàng vào máy và đưa cho khách. Người khách nếu không đồng ý thì có thể nhấn số tiền định trả vào chiếc máy để người bán xem. Cuộc trao đổi cứ như thế diễn ra đến khi thỏa thuận đạt được. Hoặc người mua có thể rút một số tiền tương đương với giá bán sản phẩm cho khách du lịch xem. Dù bán được hàng hay không bán được hàng, người bán hàng luôn nói “thank you” hay “khop chay” để cảm ơn.

87

Bảng 9: Quan điểm của khách du lịch đối với dịch vụ ở Chợ đêm

Thứ tự Quan điểm của khách du lịch Số lượng (người) Phần trăm (%)

1 Rất hài lòng 35 21,6 2 Hài lòng 72 44,4 3 Trung bình 41 25,3 4 Không hài lòng 9 5,6 5 Ý kiến khác 5 3,1 Tổng 162 100

Nguồn: Phạm Thị Mùi, Tài liệu điền dã 12/2013

Dịch vụ phục vụ khách hàng là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ thể loại kinh doanh thương mại nào, là yếu tố giúp cho khách hàng đến mua sản phẩm. Nếu người bán hàng phục vụ một cách thân thiện tận tình sẽ làm cho khách hàng hài lòng và làm cho khách hàng đến mua hàng nhiều hơn. Ngoài ra, người bán hàng còn có nhiệm vụ truyền tải hình ảnh đất nước và con người Lào giàu truyền thống văn hóa đến đến với du khách, đặc biệt là đối với khách du lịch nước ngoài. Theo kết quả phân tích tổng số 162 du khách cho kết quả: có 72 người (chiếm 44,4%) hài lòng với dịch vụ phục vụ khách hàng ở Chợ đêm bởi vì: Những người bán hàng ở đây biết chú ý quan tâm, có cách cư xử tốt trong chào hỏi nói chuyện, tạo sự thân thiện với khác hàng, cung cấp thông tin cho khách hàng một cách chi tiết, đầy đủ… Riêng 9 người (chiếm 5.6%) có ý kiến cho rằng dịch vụ phục vụ khách hàng ở đây chưa tốt không đáp ứng được yêu cầu, vì một số người bán hàng có khả năng giao tiếp kém (đặc biệt là về mặt ngôn ngữ), chưa có trung tâm dịch vụ dành riêng cho khách hàng.

Những người bán hàng cũng luôn chú ý đến tâm lý khách hàng, nếu vừa lòng khách, đúng nhu cầu của khách, họ sẽ bán được nhiều hàng hơn.

Bảng 10:Đánh giá của khách du lịch đối với sự thân thiện của người bán hàng

Thứ tự Ý kiến của khách du lịch Số lượng (người) Phần trăm (%)

1 Rất tốt 62 38,3 2 Tốt 60 37 3 Trung bình 30 18,5 4 Chưa tốt 7 4,3 5 Ý kiến khác 3 1,9 Tổng 162 100

Nguồn: Phạm Thị Mùi, Tài liệu điền dã 12/2013

Sự thân thiện được coi là yếu tố tạo ra vốn xã hội trong kinh doanh. Qua kết quả phân tích ở bảng trên thấy: 62 người (chiếm 38,3%) có ý kiến cho rằng những

88

người bán hàng ở Chợ đêm rất thân thiện, được thể hiện qua việc nói chuyện cư xử và cách giới thiệu sản phẩm một cách lịch sự, thể hiện truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của người dân đất nước Lào. Ngoài ra, chỉ có 7 người (chiếm 4,3%) cho rằng những người bán hàng ở Chợ đêm chưa thân thiện với khách hàng, vì có một số người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà chưa quan tâm đến yêu cầu của khách hàng, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế dẫn đến đôi lúc còn thể hiện những hành vi không đúng mực.

Bảng 11: Quan điểm của khách du lịch đối với chất lượng hàng hóa

Thứ tự Quan điểm của khách du lịch Số lượng (người) Phần trăm (%)

1 Rất tốt 28 17,3 2 Tốt 43 26,5 3 Trung bình 34 21 4 Không tốt 14 8,6 5 Ý kiến khác 7 4,3 Tổng 162 100

Nguồn: Phạm Thị Mùi, tài liệu điền dã 12/2013

Tương tác giữa người bán hàng và người mua, chủ yếu là khách du lịch diễn ra trên một mức độ tương đối. Người bán hàng với phương châm thu lợi nhuận cao, không cần thiết phải bán hàng đúng giá và nói thật thông tin các sản phẩm. Điều này khác với khi họ bán cho khách là người địa phương. Khách du lịch cũng không quan trọng trong việc truy tìm chất lượng thực sự của sản phẩm được mua. Họ thường chỉ quan tâm đến việc mua các sản phẩm lưu niệm mang dấu ấn văn hóa địa phương. Họ coi đây là những vật trưng bày, cất vào một chỗ và có thể không bao giờ sử dụng đến. Do đó, du khách thường bị nhầm lẫn về nguồn gốc các sản phẩm được mua. Quan điểm của khách du lịch đối với chất lượng hàng hóa ở Chợ đêm theo chuẩn mực từ tốt đến rất tốt là có 43 người (chiếm 26,5%) và 28 người (chiếm 17,3%). Họ cho rằng các mặt hàng được bán ở Chợ đêm chủ yếu là đồ thủ công do nhân dân địa phương tạo ra. Vì thế, khách hàng có thể tin tưởng vào chất lượng hàng hóa và khả năng sử dụng của các loại hàng hóa. Ngoài ra, 14 người (chiếm 8,6%) có quan điểm cho rằng chất lượng hàng hóa ở Chợ đêm không tốt vì một số loại hàng hóa không thể sử dụng trong thực tế và có 7 người (chiếm 4,3%) không đưa ra ý kiến đánh giá.

Tiểu kết chương 3

Nằm ở trung tâm của khu vực Bắc Lào, Luang Prabang sớm hình thành một hệ thống chợ, tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển. Mặt khác, Luang

89

Prabang cũng là nơi có vị trí giao thương tương đối thuận lợi, là nơi trung chuyển của nhiều trục giao thương hàng hóa giữa Lào với các nước có chung đường biên giới Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Vì thế, trao đổi nội tộc, trao đổi giữa các tộc người trong vùng và trao đổi giữa các tộc người xuyên biên giới đã có từ rất lâu trong lịch sử. Điều này giải thích tại sao Chợ đêm có một lượng hàng hóa nhập khẩu đáng kể từ các nước láng giềng.

Du lịch là một ngành công nghiệp có đóng góp đáng kể trong GDP của Lào. Do đó, Nhà nước Lào có một vai trò khá quan trọng đối với quản lý vĩ mô. Đôi khi, chính sách dân tộc và chính sách phát triển du lịch, để có thể thu lợi nhuận cao hơn, có sự mâu thuẫn với nhau.

Mạng lưới xã hội của những người bán hàng ở Chợ đêm Tòn Khăm cũng đã bắt đầu được hình thành. Tuy chưa chặt chẽ nhưng bước đầu đã thiết lập vốn xã hội dựa trên cơ sở mối quan hệ tình cảm. Buôn bán không chỉ cần vốn kinh tế mà còn cần một nguồn vốn xã hội phong phú và đa dạng. Việc trao đổi quà giúp duy trì và tăng cường quan hệ xã hội và vốn xã hội; và quan hệ xã hội và vốn xã hội rất quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề của cuộc sống hàng ngày, trong đó có việc giúp mở rộng kinh doanh. So với người Lào, những thương nhân người Việt Nam, Trung Quốc khá nhanh nhạy hơn trong việc tạo lập ra mạng lưới xã hội của riêng mình, để có thể mở rộng môi trường kinh doanh tại nước ngoài.

90

Chương 4

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN LUANG PRABANG

Một phần của tài liệu Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 85)