8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Tác động của quản lý hoạt động ngoại khóa đến việc nâng cao chất lƣợng
lượng giáo dục tiểu học
HĐNK là một bộ phận quan trọng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông. Tham gia các HĐNK sẽ giúp cho các em học sinh khám phá bản thân, phát hiện ra những phẩm chất, năng lực bản thân từ đó giúp định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn góp phần thành công trong cuộc sống tƣơng lai sau này. Ngoài ra, tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có thể làm quen thêm nhiều bạn mới, xây dựng tinh thần đồng đội, ý thức tập thể, tinh thần hợp tác… là những đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, học sinh sẽ đƣợc cảm nhận đƣợc ý nghĩa cuộc sống, từ đó sống tích cực hơn, tránh xa các tệ nạn.
Quá trình dạy học là một bộ phận của quá trình sƣ phạm tổng thể. Trong quá trình dạy học, ngƣời dạy ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống, còn phải luôn luôn chú ý hiệu quả giáo dục nhân cách cho học sinh, truyền thụ cho học sinh ý thức và niềm tin về thái độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành vi và các kĩ năng hoạt động, tạo cơ sở cho học sinh bổ sung và hoàn thiện những kĩ năng cho bản thân.
Trong nhà trƣờng hiện nay, hoạt động ngoại khóa là một bộ phận quan trọng trong cấu thành của hoạt động giáo dục. Tham gia hoạt động ngoại khóa, ngoài việc bổ sung, khắc sâu và mở rộng tri thức khoa học cho học sinh, các hành vi, kĩ năng học sinh cũng thông qua HĐNK đƣợc hình thành và phát triển. Nếu chỉ qua các môn học tập trên lớp thì việc hình thành hành vi, rèn luyện kĩ năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi với thời gian qui định của một tiết học, học sinh khó có khả năng thể nghiệm tri thức thu nhận đƣợc các bài học. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác nhau vào thời gian ngoài giờ lên lớp là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kĩ năng cho học sinh.
Hoạt động ngoại khóa đồng thời còn là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trƣờng và xã hội, thực hiện nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, nhà trƣờng gắn liền với xã hội. Thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, nhà trƣờng có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình đối với đời sống xã hội, đồng thời huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào sự phát triển của nhà trƣờng của sự nghiệp giáo dục.
Nhƣ vậy, tổ chức các hoạt động ngoại khóa thực sự là cần thiết, một đòi hỏi thiết yếu của quá trình giáo dục và không có gì có thể thay đổi đƣợc. Có thể nói, hoạt động ngoại khóa đối với lứa tuổi học sinh trong nhà trƣờng phổ thông chiếm một vị trí then chốt trong quá trình dạy học. Vì vậy, cần phê phán những quan niệm cho rằng không cần phải tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh mà chỉ cần giáo dục các em qua quá trình dạy học.
1.3.2. Các Nguyên tắc tổ chức HĐNK để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để HĐNK đạt kết quả cao, trong tổ chức HĐNK cần đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch.
Bất kì hoạt động nào cũng đều hƣớng tới một mục đích nhất định. HĐNK cần có mục đích rõ ràng. Mục đích của HĐNK đƣợc thể hiện rõ trong mục tiêu của từng hoạt động trên cả 3 phƣơng diện: Kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt đƣợc của hoạt động. Thực hiện nguyên tắc này có nghĩa là mọi HĐNK đều phải hƣớng tới mục đích giáo dục, nội dung HĐNK phải giải quyết đƣợc nhiệm vụ dạy học. Có nhƣ vậy HĐNK mới phát huy hết đƣợc vai trò của mình trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Để đảm bảo đƣợc mục đích này, HĐNK cần đƣợc tính tổ chức, tính kế hoạch. Mọi hoạt động nên có tính kế hoạch từ nhỏ đến lớn tránh tùy tiện. Tính kế hoạch của HĐNK đặt ra tùy theo mục tiêu hoạt động để tổ chức chỉ đạo, xác định nội dung, loại hình, lựa chọn phƣơng thức, xác định qui mô và phƣơng tiện hoạt động.
* Nguyên tắc tự nguyện, tự giác, tự quản:
Cần đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, tự quản cho học sinh khi tổ chức HĐNK. HĐNK cần đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Sự đa dạng, phong phú trong hình thức tổ chức tạo điều kiện để học sinh lựa chọn hình thức tham gia phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân từ đó tạo cơ hội để học sinh phát huy những khả năng, năng lực bản thân trong quá trình tham gia hoạt động.
* Nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo:
Trong HĐNK, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh rất đƣợc coi trọng. Trong quá trình hoạt động, học sinh phải thực sự phát huy đƣợc khả năng của mình. Sự năng động, sáng tạo của học sinh phải đƣợc thừa nhận. Có nhƣ vậy học sinh mới cảm nhận đƣợc ý nghĩa mà HĐNK mang lại. Nguyên tắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
này đòi hỏi phải lôi cuốn, thu hút đƣợc học sinh tham gia một cách hứng thú chứ không phải tham gia một cách hình thức.
Trong HĐNK, dƣới sự cố vấn của giáo viên, học sinh là ngƣời thiết kế, tổ chức, vừa là ngƣời thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động của mình. Vì vậy, phải phát huy năng lực sáng tạo của học sinh một cách cao nhất.
* Nguyên tắc đổi mới và đa dạng hóa các hình thức HĐNK
Vì HĐNK mang tính chất tự nguyện nên không dễ dàng để có thể lôi cuốn học sinh tham gia nếu các hình thức tổ chức HĐNK đơn điệu, kém hấp dẫn, kém thu hút. Do đó, để thu hút đƣợc sự quan tâm, tham gia tích cực của học sinh đối với các HĐNK thì cần tổ chức nhiều nội dung ngoại khóa hấp dẫn để phù hợp với nguyện vọng, sở thích của nhiều học sinh, đồng thời phải thƣờng xuyên đổi mới, đa dạng hóa hình thức HĐNK.
* Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả:
Tổ chức HĐNK phải tính đến hiệu quả. HĐNK cần tổ chức đạt hiệu quả dạy học. Hiệu quả đó có thể đem lại lợi ích xã hội hoặc lợi ích giáo dục. hiệu quả đó có thể nhìn thấy trƣớc mắt nhƣng cũng có thể mang lợi ích trong tƣơng lai.
Trong quá trình tổ chức HĐNK trong nhà trƣờng cần đảm bảo các nguyên tắc trên. Sự tuân thủ các nguyên tắc này giúp cho quá trình tổ chức HĐNK không bị lệch hƣớng, nhằm góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất và nhân cách cho học sinh.
1.4. Nội dung quản lý hoạt động ngoại khóa ở trƣờng tiểu học
Quản lý các hoạt động ngoại khóa trong trƣờng tiểu học về thực chất là quản lý mục tiêu, nội dung chƣơng trình, quản lý phƣơng pháp và các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, tạo điều kiện về nguồn lực (con ngƣời, kinh phí, thời gian, các điều kiện cơ sở vật chất) để thực hiện các hoạt động này. Trọng tâm của quản lý các hoạt động ngoại khóa là quản lý chất lƣợng các hoạt động này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quản lý mục tiêu hoạt động NK là việc xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu của các hoạt động này một cách đầy đủ, toàn diện, cân đối với cả 3 yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ trên cơ sở quán triệt nguyên lý giáo dục, đổi mới phƣơng pháp-hình thức giáo dục, bảo đảm các yêu cầu giáo dục toàn diện nhƣng thiết thực và có trọng tâm, nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Mục tiêu hoạt động ngoại khóa phải đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn, đảm bảo có chất lƣợng.
Ngƣời hiệu trƣởng cần xác định và xây dựng đƣợc mục tiêu của các hoạt động ngoại khóa. Khi xây dựng mục tiêu, hiệu trƣởng phải dựa trên những căn cứ sau:
- Mục tiêu chƣơng trình, văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, phòng.
- Tình hình và yêu cầu của địa phƣơng, của nhà trƣờng đối với chất lƣợng học tập và phát triển nhân cách của học sinh.
- Đặc điểm học sinh.
Mục tiêu phải đƣợc đƣa vào kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng và đƣợc tổ chức thực hiện. Ngƣời hiệu trƣởng phải nắm bắt kết quả thực hiện mục tiêu ở cả 3 phƣơng diện: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Cánh cửa nhà trƣờng càng mở rộng nhiều mặt bao nhiêu thì vốn sống, trình độ thực tế của cả thầy lẫn trò càng đƣợc nâng cao bấy nhiêu. Hoạt động ngoại khoá ở nhà trƣờng càng đƣợc quản lý chặt chẽ về mục tiêu thì chất lƣợng, kết quả thu đƣợc càng có tính tích cực và ngƣợc lại.
1.4.2. Quản lý nội dung chương trình hoạt động ngoại khoá
Để quản lý nội dung và chƣơng trình hoạt động ngoại khoá, hiệu trƣởng cần nắm bắt yêu cầu môn học và giáo dục của từng độ tuổi học sinh cụ thể trong chƣơng trình giáo dục, chỉ đạo đảm bảo để chƣơng trình đƣợc thực hiện đầy đủ, toàn diện, không cắt xén, đặc biệt là các hoạt động ngoại khoá. Việc chỉ đạo chƣơng trình và nội dung giáo dục phải đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thống nhƣng cũng phải linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc, cứng nhắc. Các hoạt động ngoại khoá đƣợc tổ chức và thực hiện trong thể thống nhất của chƣơng trình giáo dục. Công tác NK của HS không thể là một công việc phụ, một việc tuỳ tiện làm hay không cũng đƣợc. Bổ trợ cho kiến thức nội khoá, mở rộng, khắc sâu đồng thời giáo dục tƣ tƣởng tình cảm cho HS là nội dung chủ đạo trong bất kỳ hoạt động NK bộ môn nào. Có thể nội dung không là vấn đề có học ở trên lớp, nhƣng nó phải có liên quan đến kiến thức đã đƣợc học, không chấp nhận kiến thức trong NK là điều hoàn toàn xa lạ với HS.
Tổ nhóm chuyên môn dựa vào kế hoạch chung của nhà trƣờng trong năm mà có sự sắp xếp nội dung của hoạt động ngoại khoá cho phù hợp theo chủ điểm, theo những mốc thời gian (Nhiều khi trong các tháng có những ngày lễ lớn nên kết hợp sắp xếp theo những mốc thời gian này).
Ngƣời giáo viên phụ trách ngoại khoá phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt nội dung, phải liên hệ trực tiếp và yêu cầu đƣa nội dung cần đạt đƣợc của
buổi thăm quan với đơn vị liên quan (Ví dụ khi đến thăm quan Bảo tàng yêu
cầu hướng dẫn viên thuyết minh theo chủ đề lịch sử dân tộc hay chủ đề lịch sử địa phương gắn liền với bài học, môn học).
Học sinh tham gia ngoại khóa là dựa trên sự hứng thú và tính tự nguyện, do đó giáo viên tổ chức cần chú ý đến tâm lý của các em trong các buổi ngoại khóa, tránh nặng tính “áp đặt”. Cần chọn những vấn đề ngoại khoá kích thích sự phát triển tƣ duy, óc sáng tạo của học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống nhanh và hợp lý.
Bên cạnh truyền thụ tri thức, nội dung của hoạt động ngoại khoá còn phải gắn chặt với việc giáo dục truyền thống- giáo dục tƣ tƣởng tình cảm. Công tác giáo dục tƣ tƣởng cho HS phải luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống. Nó phải cụ thể, tinh tế, linh hoạt có lý, có tình, không trừu tƣợng, giản đơn, rập khuôn, cứng nhắc. Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học- tuổi nhi đồng, việc giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dục tƣ tƣởng tình cảm lại càng phải đƣợc tiến hành nhẹ nhàng tinh tế. Giáo viên phải biết đi sâu vào tâm hồn, tình cảm của các em để uốn nắn và xây dựng. Chính trong hoạt động ngoại khóa giáo viên có điều kiện để gần gũi học sinh, nắm vững những biểu hiện tƣ tƣởng tình cảm của các em.
1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa
Ngƣời hiệu trƣởng cần nắm bắt và hiểu rõ các phƣơng pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, hoạt động ngoại khoá để tổ chức các hoạt động này một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo. Hình thức tổ chức ngoại khoá trong trƣờng tiểu học phải đƣợc quản lý chặt chẽ. Các hình thức tổ chức ngoại khoá đều phải nhằm mục đích mở rộng khả năng thu hút các em vào các hoạt động tập thể, cho các em có nhiều cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình, đặc biệt là phải tạo đƣợc sự húng thú, tự nguyện cho học sinh. Với các tổ ngoại khoá: Đây là hình thức tổ chức có tính chuyên sâu, thu hút nhiều học sinh có năng khiếu tham gia. Do đó, các nhà quản lý phải rất lƣu tâm tới việc bố trí, sắp xếp giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng tham gia. Ngay với học sinh khi tham gia hình thức tổ NK này cũng phải có những yêu cầu nhất định: Phải có sở thích, phải có trình độ học lực trung bình khá về bộ môn ngoại khoá, có sức khỏe, đạo đức... Hoạt động này dựa trên hứng thú của các em với bộ môn mà mình yêu thích do đó nét tâm lý chung là những HS thƣờng có khả năng nhận thức tốt mới tham gia hoạt động này. Giáo viên phụ trách cũng theo nguyện vọng của các em mà đặt ra nội dung và phƣơng pháp cho phù hợp để các em có điều kiện phát triển kiến thức, tƣ duy hợp lý. Hoạt động này không phải là hình thức phụ đạo HS yếu kém nên nếu những HS có trình độ yếu kém tham gia sẽ không những không theo kịp mà còn khiến các em khá giỏi bị phân tán, mất hứng thú. Hiệu quả của tổ NK khó có thể nói là tốt. Trong khi tổ chức, giáo viên cũng nhƣ nhà quản lý phải có những hình thức hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, tránh bắt các em tốn quá nhiều công sức, quá nhiều thời gian để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ảnh hƣởng tới chất lƣợng các môn học khác.
Với các hoạt động NK có tính chất quần chúng: Đây là hoạt động giúp cho HS có điều kiện để giao lƣu với tập thể. Nhà quản lý cũng nhƣ ngƣời tổ chức phải nghiên cứu sao cho có những hình thức hợp lý, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh giúp cho các em phát triển tốt các kỹ năng ứng xử và có tác dụng giáo dục tƣ tƣởng tình cảm. Muốn vậy cần lƣu ý: Tránh lặp lại những hình thức tổ chức quá quen thuộc, dễ gây nhàm chán. Việc nay thật ra không dễ dàng bởi nó đòi hỏi ngƣời giáo viên phải tốn nhiều công sức đầu tƣ, sáng tạo, chịu khó sƣu tầm các hình thức tổ chức của các đơn vị bạn, rồi vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình, có nhƣ vậy mới có sức thu hút học sinh tham gia đông đảo (Lứa tuổi học sinh luôn thích những gì mới lạ, hấp dẫn).
Nên tổ chức kết hợp nhiều hình thức biểu diễn trong một buổi ngoại khoá để tạo sự thoải mái, hấp dẫn cho đối tƣợng tiếp nhận. Ví dụ, trong một
buổi tổ chức có sự tham gia của những ngƣời chơi, những đội chơi (đố vui về
kiến thức lịch sử, văn hoá, xã hội...) vừa có sự biểu diễn các tiết mục văn nghệ, lại có phần dành cho khán giả nữa… Hay trong một buổi nói chuyện chuyên đề cần có sự thay đổi không khí bằng những tiết mục văn nghệ minh hoạ đã đƣợc