Quản lý mục tiêu hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động ngoại khóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quản lý mục tiêu hoạt động NK là việc xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu của các hoạt động này một cách đầy đủ, toàn diện, cân đối với cả 3 yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ trên cơ sở quán triệt nguyên lý giáo dục, đổi mới phƣơng pháp-hình thức giáo dục, bảo đảm các yêu cầu giáo dục toàn diện nhƣng thiết thực và có trọng tâm, nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Mục tiêu hoạt động ngoại khóa phải đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn, đảm bảo có chất lƣợng.

Ngƣời hiệu trƣởng cần xác định và xây dựng đƣợc mục tiêu của các hoạt động ngoại khóa. Khi xây dựng mục tiêu, hiệu trƣởng phải dựa trên những căn cứ sau:

- Mục tiêu chƣơng trình, văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, phòng.

- Tình hình và yêu cầu của địa phƣơng, của nhà trƣờng đối với chất lƣợng học tập và phát triển nhân cách của học sinh.

- Đặc điểm học sinh.

Mục tiêu phải đƣợc đƣa vào kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng và đƣợc tổ chức thực hiện. Ngƣời hiệu trƣởng phải nắm bắt kết quả thực hiện mục tiêu ở cả 3 phƣơng diện: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Cánh cửa nhà trƣờng càng mở rộng nhiều mặt bao nhiêu thì vốn sống, trình độ thực tế của cả thầy lẫn trò càng đƣợc nâng cao bấy nhiêu. Hoạt động ngoại khoá ở nhà trƣờng càng đƣợc quản lý chặt chẽ về mục tiêu thì chất lƣợng, kết quả thu đƣợc càng có tính tích cực và ngƣợc lại.

1.4.2. Quản lý nội dung chương trình hoạt động ngoại khoá

Để quản lý nội dung và chƣơng trình hoạt động ngoại khoá, hiệu trƣởng cần nắm bắt yêu cầu môn học và giáo dục của từng độ tuổi học sinh cụ thể trong chƣơng trình giáo dục, chỉ đạo đảm bảo để chƣơng trình đƣợc thực hiện đầy đủ, toàn diện, không cắt xén, đặc biệt là các hoạt động ngoại khoá. Việc chỉ đạo chƣơng trình và nội dung giáo dục phải đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống nhƣng cũng phải linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc, cứng nhắc. Các hoạt động ngoại khoá đƣợc tổ chức và thực hiện trong thể thống nhất của chƣơng trình giáo dục. Công tác NK của HS không thể là một công việc phụ, một việc tuỳ tiện làm hay không cũng đƣợc. Bổ trợ cho kiến thức nội khoá, mở rộng, khắc sâu đồng thời giáo dục tƣ tƣởng tình cảm cho HS là nội dung chủ đạo trong bất kỳ hoạt động NK bộ môn nào. Có thể nội dung không là vấn đề có học ở trên lớp, nhƣng nó phải có liên quan đến kiến thức đã đƣợc học, không chấp nhận kiến thức trong NK là điều hoàn toàn xa lạ với HS.

Tổ nhóm chuyên môn dựa vào kế hoạch chung của nhà trƣờng trong năm mà có sự sắp xếp nội dung của hoạt động ngoại khoá cho phù hợp theo chủ điểm, theo những mốc thời gian (Nhiều khi trong các tháng có những ngày lễ lớn nên kết hợp sắp xếp theo những mốc thời gian này).

Ngƣời giáo viên phụ trách ngoại khoá phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt nội dung, phải liên hệ trực tiếp và yêu cầu đƣa nội dung cần đạt đƣợc của

buổi thăm quan với đơn vị liên quan (Ví dụ khi đến thăm quan Bảo tàng yêu

cầu hướng dẫn viên thuyết minh theo chủ đề lịch sử dân tộc hay chủ đề lịch sử địa phương gắn liền với bài học, môn học).

Học sinh tham gia ngoại khóa là dựa trên sự hứng thú và tính tự nguyện, do đó giáo viên tổ chức cần chú ý đến tâm lý của các em trong các buổi ngoại khóa, tránh nặng tính “áp đặt”. Cần chọn những vấn đề ngoại khoá kích thích sự phát triển tƣ duy, óc sáng tạo của học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống nhanh và hợp lý.

Bên cạnh truyền thụ tri thức, nội dung của hoạt động ngoại khoá còn phải gắn chặt với việc giáo dục truyền thống- giáo dục tƣ tƣởng tình cảm. Công tác giáo dục tƣ tƣởng cho HS phải luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống. Nó phải cụ thể, tinh tế, linh hoạt có lý, có tình, không trừu tƣợng, giản đơn, rập khuôn, cứng nhắc. Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học- tuổi nhi đồng, việc giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dục tƣ tƣởng tình cảm lại càng phải đƣợc tiến hành nhẹ nhàng tinh tế. Giáo viên phải biết đi sâu vào tâm hồn, tình cảm của các em để uốn nắn và xây dựng. Chính trong hoạt động ngoại khóa giáo viên có điều kiện để gần gũi học sinh, nắm vững những biểu hiện tƣ tƣởng tình cảm của các em.

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa

Ngƣời hiệu trƣởng cần nắm bắt và hiểu rõ các phƣơng pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, hoạt động ngoại khoá để tổ chức các hoạt động này một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo. Hình thức tổ chức ngoại khoá trong trƣờng tiểu học phải đƣợc quản lý chặt chẽ. Các hình thức tổ chức ngoại khoá đều phải nhằm mục đích mở rộng khả năng thu hút các em vào các hoạt động tập thể, cho các em có nhiều cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình, đặc biệt là phải tạo đƣợc sự húng thú, tự nguyện cho học sinh. Với các tổ ngoại khoá: Đây là hình thức tổ chức có tính chuyên sâu, thu hút nhiều học sinh có năng khiếu tham gia. Do đó, các nhà quản lý phải rất lƣu tâm tới việc bố trí, sắp xếp giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng tham gia. Ngay với học sinh khi tham gia hình thức tổ NK này cũng phải có những yêu cầu nhất định: Phải có sở thích, phải có trình độ học lực trung bình khá về bộ môn ngoại khoá, có sức khỏe, đạo đức... Hoạt động này dựa trên hứng thú của các em với bộ môn mà mình yêu thích do đó nét tâm lý chung là những HS thƣờng có khả năng nhận thức tốt mới tham gia hoạt động này. Giáo viên phụ trách cũng theo nguyện vọng của các em mà đặt ra nội dung và phƣơng pháp cho phù hợp để các em có điều kiện phát triển kiến thức, tƣ duy hợp lý. Hoạt động này không phải là hình thức phụ đạo HS yếu kém nên nếu những HS có trình độ yếu kém tham gia sẽ không những không theo kịp mà còn khiến các em khá giỏi bị phân tán, mất hứng thú. Hiệu quả của tổ NK khó có thể nói là tốt. Trong khi tổ chức, giáo viên cũng nhƣ nhà quản lý phải có những hình thức hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, tránh bắt các em tốn quá nhiều công sức, quá nhiều thời gian để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ảnh hƣởng tới chất lƣợng các môn học khác.

Với các hoạt động NK có tính chất quần chúng: Đây là hoạt động giúp cho HS có điều kiện để giao lƣu với tập thể. Nhà quản lý cũng nhƣ ngƣời tổ chức phải nghiên cứu sao cho có những hình thức hợp lý, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh giúp cho các em phát triển tốt các kỹ năng ứng xử và có tác dụng giáo dục tƣ tƣởng tình cảm. Muốn vậy cần lƣu ý: Tránh lặp lại những hình thức tổ chức quá quen thuộc, dễ gây nhàm chán. Việc nay thật ra không dễ dàng bởi nó đòi hỏi ngƣời giáo viên phải tốn nhiều công sức đầu tƣ, sáng tạo, chịu khó sƣu tầm các hình thức tổ chức của các đơn vị bạn, rồi vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình, có nhƣ vậy mới có sức thu hút học sinh tham gia đông đảo (Lứa tuổi học sinh luôn thích những gì mới lạ, hấp dẫn).

Nên tổ chức kết hợp nhiều hình thức biểu diễn trong một buổi ngoại khoá để tạo sự thoải mái, hấp dẫn cho đối tƣợng tiếp nhận. Ví dụ, trong một

buổi tổ chức có sự tham gia của những ngƣời chơi, những đội chơi (đố vui về

kiến thức lịch sử, văn hoá, xã hội...) vừa có sự biểu diễn các tiết mục văn nghệ, lại có phần dành cho khán giả nữa… Hay trong một buổi nói chuyện chuyên đề cần có sự thay đổi không khí bằng những tiết mục văn nghệ minh hoạ đã đƣợc chọn lọc kỹ càng.

Trong việc quản lý phƣơng pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, hoạt động ngoại khoá ngƣời quản lý cần lƣu ý giáo viên sử dụng phối hợp các phƣơng pháp và các hình thức tổ chức để các hoạt động này mang lại hiệu quả và chất lƣợng cao nhất. Ngƣời hiệu trƣởng phải đƣa ra các mô hình và các phƣơng pháp tổ chức có hiệu quả, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các phƣơng pháp này, thƣờng xuyên xem xét, tham dự và đánh giá chúng.

Trong quản lý nội dung, phƣơng pháp và các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khoá cần quán triệt các nguyên tắc giáo dục: giáo dục gắn với gia đình - nhà trƣờng - xã hội, giáo dục trong lao động, trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tập thể, thống nhất ý thức và hành động, tôn trọng cá nhân học sinh, kết hợp vai trò hƣớng dẫn, chỉ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của học sinh, tính phù hợp với đặc điểm lứa tuổi…

1.4.4. Quản lý và xây dựng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khóa

Các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động ngoại khoá trong nhà trƣờng nói riêng bao gồm cả con ngƣời, kinh phí, thời gian và các điều kiện về vật lực.

Hiệu trƣởng lên kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ nhận thức và các kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho đội ngũ.

Hiệu trƣởng dành kinh phí,thời gian cho việc tổ chức các hoạt động NK. Hiệu trƣởng lên kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản các phƣơng tiện phục vụ tổ chức hoạt động NK (cacset, âm li, máy vi tính, ti vi, bàn ghế, tài liệu....) để nâng cao chất lƣợng giáo dục, tiết kiệm, tránh lãng phí. Việc lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục, hoạt động NK cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động, với các hình thức chính khoá và ngoại khoá, chú trọng các phƣơng tiện giáo dục mang cả giá trị vật chất và tinh thần nhƣ sách, vở, báo chí, tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật… Các phƣơng tiện giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mĩ, độ bền, độ an toàn và vệ sinh và đƣợc sử dụng một cách tối đa, thƣờng xuyên. Việc bố trí các khu vui chơi, sân bãi luyện tập phải hợp lý, thuận tiện. Để đảm bảo độ bền của các phƣơng tiện giáo dục, hiệu trƣởng cần mua sắm các đồ dùng có chất lƣợng, có sổ sách theo dõi, ghi chép tình trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản các trang thiết bị này cho GV và HS. Việc mua sắm trang thiết bị phải thực hiện bằng nhiều nguồn: nhà nƣớc, phụ huynh, địa phƣơng, các tổ chức kinh tế, chính trị và các cá nhân hảo tâm tài trợ… Nhà trƣờng có trách nhiệm làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc tầm quan trọng của trang thiết bị giáo dục đối với các hoạt động giáo dục và các hoạt động NK của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoạt động ngoại khóa có vai trò, ý nghĩa rất lớn đến việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Trên thế giới nhất là các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến rất chú trọng đến việc tổ chức đa dạng các HĐNK cho học sinh tham gia. Họ xem đây là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hiệu quả mang lại của hình thức giáo dục này rất lớn, rất đáng học tập. Ở Việt Nam, dù HĐNK chƣa phát triển mạnh mẽ nhƣ các nƣớc tiên tiến nhƣng cũng đang đƣợc quan tâm đầu tƣ, phát triển cho hoạt động này. Với xu thế phát triển của xã hội ngày nay, để đi lên con đƣờng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc thì việc đầu tƣ các HĐNK càng trở nên cấp thiết.

Hoạt động ngoại khóa là hoạt động giáo dục đƣợc tiến hành ngoài giờ học chính khóa của các môn học. Hoạt động ngoại khóa góp phần làm phong phú thêm cho các hình thức giáo dục nhà trƣờng phổ thông. Với vai trò to lớn trong quá trình giáo dục, với những yêu cầu của xã hội thì tổ chức đa dạng các HĐNK là trách nhiệm của giáo viên nhà trƣờng, tham gia tích cực các HĐNK vừa là quyền lợi cũng vừa là trách nhiệm của học sinh.

Nội dung quản lý hoạt động ngoại khóa ở trƣờng tiểu học bao gồm quản lý mục tiêu, nội dung chƣơng trình, quản lý phƣơng pháp và các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, tạo điều kiện về nguồn lực (con ngƣời, kinh phí, thời gian, các điều kiện cơ sở vật chất) để thực hiện các hoạt động này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

NGOẠI KHÓA VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

2.1. Mục tiêu, nội dung, đối tƣợng, phạm vị và phƣơng pháp khảo sát

2.1.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát

*Mục tiêu: Việc điều tra thực trạng tổ chức HĐNK ở trƣờng tiểu học thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh nhằm mục tiêu:

Đánh giá sự nhận thức của của tập thể CBQL, đội ngũ GV về vai trò, sự cần thiết tổ chức HĐNK trong nhà trƣờng.

Đánh giá thực trạng về mức độ tổ chức, hình thức tổ chức HĐNK trong nhà trƣờng hiện nay.

Đánh giá thực trạng về qui trình tổ chức, kiểm tra đánh giá HĐNK trong nhà trƣờng.

*Nội dung khảo sát: Đề tài khảo sát về thực trạng hoạt động ngoại khóa và thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa ở 10 trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

2.1.2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp khảo sát

* Đối tƣợng và phạm vi khảo sát đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây

Bảng 2.1. Đối tƣợng, phạm vi khảo sát STT Trƣờng GV CBQL 1 Đáp Cầu 28 2 2 Thị Cầu 47 2 3 Tiền An 54 3 4 Ninh Xá 48 2 5 Võ Cƣờng 1 21 2 6 Võ Cƣờng 2 25 2 7 Võ Cƣờng 3 29 2 8 Vạn An 30 2 9 Đại Phúc 27 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10 Vệ An 29 2

Tổng cộng 338 21

*Phƣơng pháp khảo sát: Các nội dung khảo sát đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng phƣơng pháp điều tra viết (bảng hỏi), sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu đƣợc.

2.2. Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động ngoại khóa ở các trƣờng tiểu học TP Bắc Ninh học TP Bắc Ninh

2.2.1. Vài nét vè kinh tế xã hội và giáo dục của thành phố Bắc Ninh

Thành Phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh giáp với thủ đô Hà Nội với tổng diện tích là 82,609km2 và 168,236 ngƣời, trình độ văn hoá chƣa thật đồng đều, mức bình quân thu nhập chƣa cao, có khoảng 60% dân cƣ sống bằng nghề trồng trọt chăn nuôi, còn khoảng 40% dân cƣ là cán bộ công nhân viên và hƣu trí.

Bắc Ninh là nơi có truyền thống về văn hóa, là một trong những tỉnh có đền chùa nhiều nhất cả nƣớc, có làn điệu dân ca quan họ đƣợc công nhận di sản văn hóa thế giới. Mặt khác, Bắc Ninh cũng là một tỉnh có truyền thống hiếu học.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngành giáo dục - đào tạo thành

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)