Mục tiêu và nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 46)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát

*Mục tiêu: Việc điều tra thực trạng tổ chức HĐNK ở trƣờng tiểu học thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh nhằm mục tiêu:

Đánh giá sự nhận thức của của tập thể CBQL, đội ngũ GV về vai trò, sự cần thiết tổ chức HĐNK trong nhà trƣờng.

Đánh giá thực trạng về mức độ tổ chức, hình thức tổ chức HĐNK trong nhà trƣờng hiện nay.

Đánh giá thực trạng về qui trình tổ chức, kiểm tra đánh giá HĐNK trong nhà trƣờng.

*Nội dung khảo sát: Đề tài khảo sát về thực trạng hoạt động ngoại khóa và thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa ở 10 trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

2.1.2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp khảo sát

* Đối tƣợng và phạm vi khảo sát đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây

Bảng 2.1. Đối tƣợng, phạm vi khảo sát STT Trƣờng GV CBQL 1 Đáp Cầu 28 2 2 Thị Cầu 47 2 3 Tiền An 54 3 4 Ninh Xá 48 2 5 Võ Cƣờng 1 21 2 6 Võ Cƣờng 2 25 2 7 Võ Cƣờng 3 29 2 8 Vạn An 30 2 9 Đại Phúc 27 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10 Vệ An 29 2

Tổng cộng 338 21

*Phƣơng pháp khảo sát: Các nội dung khảo sát đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng phƣơng pháp điều tra viết (bảng hỏi), sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu đƣợc.

2.2. Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động ngoại khóa ở các trƣờng tiểu học TP Bắc Ninh học TP Bắc Ninh

2.2.1. Vài nét vè kinh tế xã hội và giáo dục của thành phố Bắc Ninh

Thành Phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh giáp với thủ đô Hà Nội với tổng diện tích là 82,609km2 và 168,236 ngƣời, trình độ văn hoá chƣa thật đồng đều, mức bình quân thu nhập chƣa cao, có khoảng 60% dân cƣ sống bằng nghề trồng trọt chăn nuôi, còn khoảng 40% dân cƣ là cán bộ công nhân viên và hƣu trí.

Bắc Ninh là nơi có truyền thống về văn hóa, là một trong những tỉnh có đền chùa nhiều nhất cả nƣớc, có làn điệu dân ca quan họ đƣợc công nhận di sản văn hóa thế giới. Mặt khác, Bắc Ninh cũng là một tỉnh có truyền thống hiếu học.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngành giáo dục - đào tạo thành phố Bắc Ninh đã không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng mũi nhọn. Với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc. Cùng truyền thống hiếu học của nhân dân Bắc Ninh và sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp , đặc biệt là dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục thành phố Bắc Ninh chất lƣợng giáo dục Bắc Ninh đã từng ngày khởi sắc.

Giáo dục tiểu học Bắc Ninh đƣợc thống nhất trong cả nƣớc.Bắt đầu từ năm học 2011-2012 đến nay các nhà trƣờng tiểu học thành phố Bắc Ninh từng bƣớc lồng ghép chƣơng trình ngoại khóa vào chƣơng tình dạy học trên lớp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục.Chƣơng trình này đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng bộ đổi mới về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp . đặc biệt là trang thiết bị dạy học và đồ dùng học tập đƣợc cấp đến từng học sinh. Đây là một trong những thành tố có tính chất quyết định đến chất lƣợng dạy và học. Đổi mới phƣơng pháp dạy và học phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trên cơ sở lựa chọn nội dung, kiến thức kỹ năng cơ bản của sách giáo khoa, tổ chức các hình thức và phƣơng pháp dạy học phù hợp với tâm sinh lý trẻ, tiến hành các giờ lên lớp phối hợp với hoạt động ngoại khóa hợp lý và có hiệu quả. Đặc biệt, cán bộ quản lý các trƣờng tiểu học rất quan tâm, đầu tƣ việc bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên, tập huấn cho giáo viên các kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung.

Bên cạnh những mặt thuận lợi đó, để đảm bảo mục tiêu giáo dục của ngành. Giáo dục tiểu học Thành phố Bắc Ninh không tránh khỏi một số khó khăn đó là: Một số bộ phận học sinh tiểu học là con em các hộ gia đình nghèo,cận nghèo nên việc quan tâm đến học tập của các em còn ít vì vậy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa còn chƣa đƣợc quan tâm. Một số phụ huynh chƣa đồng thuận, tin tƣởng nhà trƣờng trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho các em. Trình độ đội ngũ giáo viên, kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa của giáo viên không đồng đều nên việc thực hiện lồng ghép tổ chức hoạt động ngoại khóa trong chƣơng trình dạy còn gặp không ít khó khăn, cản trở không ít đến việc thực hiện thành công mục tiêu giáo dục cấp học.

2.2.2. Thực trạng giáo dục tiểu học thành phố Bắc Ninh

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Bắc Ninh có 23 trƣờng tiểu học, các trƣờng đều có đội ngũ giáo viên đồng đều, đạt chuẩn. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi lựa chọn 10 trƣờng tiểu học để khảo sát, nghiên cứu là chính, cùng với nguồn cung cấp của Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Bắc Ninh.

Giáo dục tiểu học thành phố Bắc Ninh đã có sự phát triển khá về qui mô và cả chất lƣợng, số lƣợng. Trong sự chuyển mình khá rõ nét về giáo dục của thành phố Bắc Ninh đó là số trƣờng đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(23/23trƣờng đã đƣợc công nhận). Những năm gần đây phong trào học tập phát triển của Phòng Giáo dục thành phố Bắc Ninh đã liên kết với trƣờng Cao Đẳng Sƣ phạm Bắc Ninh, Trƣờng Đại Học Sƣ phạm 2, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội mở các lớp học tại chức, liên thông... Nhằm nâng cao trình độ và đáp ứng nhu cầu học tập cho giáo viên. Một số ít trình độ giáo viên tiểu học còn ở trình độ đào tạo cấp tốc, tuyển thẳng từ những năm 60, hiện nay họ đều đến tuổi sắp nghỉ hƣu cho nên không còn độ tuổi đi học, những giáo viên này trình độ cơ bản chƣa đạt yêu cầu, kiến thức văn hoá chƣa vững. Họ có nhiều hạn chế khi tiếp thu theo sự đổi mới của ngành. Đặc biệt là việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh thì đội ngũ giáo viên trên có kỹ năng rất kém.

2.2.2.1. Thực trạng về số lượng học sinh

Thành phố Bắc Ninh năm học 2012-2013 có 23 trƣờng tiểu học công lập với 635 lớp và 16770 học sinh (bình quân 26 học sinh/ 1 lớp). Thành phố có 480 giáo viên tiểu học, trong đó có 49 Hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng.

Thành phố Bắc Ninh đã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ vào năm 1995 và đã đƣợc công nhận hoàn thành phổ cập THCS

Những năm gần đây kinh tế trong nhân dân đã đƣợc cải thiện rất nhiều mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cũng đƣợc tăng lên. Nhờ đó mà sự chăm lo của các bậc cha mẹ học sinh với con cái cũng đƣợc tăng lên rất nhiều. Nhu cầu học tập ngày càng đòi hỏi cao hơn. Sau đây là thống kê của 10 trƣờng tiểu học đƣợc khảo sát. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.2. Số lƣợng học sinh tiểu học năm học 2012-2013

Tên trƣờng Tổng số Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Đáp Cầu 25 750 5 139 5 140 5 151 5 165 5 155 Thị Cầu 25 617 5 91 5 113 5 133 5 130 5 150 Tiền An 27 731 7 127 5 132 4 122 5 154 6 196 Ninh Xá 25 615 4 103 6 138 5 109 4 109 6 156 Võ Cƣờng 1 20 468 3 75 5 112 4 91 4 90 4 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Võ Cƣờng 2 18 428 3 56 4 83 4 91 3 88 4 110 Võ Cƣờng 3 16 357 4 76 3 54 3 79 3 66 3 82 Vạn An 24 723 5 146 6 146 4 132 4 128 5 171 Đại Phúc 20 492 4 95 4 92 4 97 4 90 4 118 Vệ An 11 315 3 63 2 58 2 62 2 65 2 67 Tổng số 211 5496 43 971 45 1068 40 1067 39 1085 44 1305

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bắc Ninh) 2.2.2.2. Thực trạng chất lượng giáo dục tiều học của TP Bắc Ninh

Số liệu thống kê năm học 2011-2012 cho thấy kết quả học tập của học sinh tiểu học TP Bắc Ninh nhƣ sau:

Bảng 2.3. Chất lƣợng giáo dục tiểu học TP Bắc Ninh năm học 2011-2012

Tên trƣờng Số HS

Học lực Hạnh kiểm

Giỏi TT TB Yếu Đầy đủ đầy đủ Chƣa

Đáp Cầu 514 278 206 29 2 512 2 Thị Cầu 1060 427 594 35 4 1058 2 Tiền An 1370 843 474 51 2 1370 0 Ninh Xá 1280 655 595 29 1 1280 0 Võ Cƣờng 1 314 152 30 30 2 314 0 Võ Cƣờng 2 471 241 196 32 2 471 0 Võ Cƣờng 3 511 262 210 39 0 511 0 Vạn An 556 237 248 66 5 555 1 Đại Phúc 742 375 268 97 2 741 1 Vệ An 611 336 253 22 9 611 0

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bắc Ninh)

Số liệu bảng 2.3 cho thấy chất lƣợng giáo dục tiểu học của thành phố Bắc Ninh tƣơng đối tốt. Số lƣợng học sinh giỏi của các trƣờng chiếm gần 50% số học sinh. Số học sinh yếu không đáng kể song sô lƣợng học sinh trung bình cũng còn tƣơng đối nhiều. Về đạo đức, số lƣợng học sinh có đạo đức tốt chiếm tuyệt đại đa số. Số học sinh có đạo đức chƣa tốt không đáng kể. Từ đó có thể đánh giá chung chất lƣợng giáo dục đạo đức của cáp tiểu học TP Bắc Ninh là tốt, chất lƣợng giáo dục văn hóa tƣơng đối tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.3. Thực trạng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa

2.2.3.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động ngoại khóa

Để đánh giá về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa ở các trƣờng tiểu học TP Bắc Ninh, cần xem xét nhận thức của CBQL, giáo viên về vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa đối với sự phát triển của học sinh tiểu học. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động ngoại khóa ở trƣờng tiểu học

TT

Mức độ Vai trò của ngoại khóa

Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng

SL % SL % SL %

1 Giúp học sinh đƣợc trải nghiệm thực

tiễn những kiến thức đã học 135 75 45 25 0 0 2 Nâng cao chất lƣợng học chính khóa 135 75 45 25 0 0 3 Tạo hứng thú học tập cho học sinh 165 92 15 8 0 0 4 Giúp HS mở rộng, nâng cao kiến thức 165 92 15 8 0 0

Số liệu điều tra thu đƣợc ở bảng 2.4 cho thấy: Tất cả giáo viên của các trƣờng đƣợc khảo sát cho rằng hoạt động ngoại khóa có vai trò quan trọng đối với học sinh tiểu học. Đa số giáo viên (92%) giáo viên cho rằng hoạt động ngoại khóa có thể “Tạo hứng thú học tập cho học sinh” và “Giúp học sinh mở rộng, nâng cao kiến thức”. Điều đó cho thấy giáo viên đều xác định đƣợc các tác động thể của hoạt động ngoại khóa đến việc tạo hứng thú học tập và nâng cao kiến thức trên cơ sở kiến thức học trên lớp cho học sinh. Ngoài ra, đa số giáo viên còn cho rằng hoạt động ngoại khóa còn “Giúp học sinh đƣợc trải nghiệm thực tiễn những kiến thức đã học” và “Nâng cao chất lƣợng học chính khóa”. Từ các số liệu thu đƣợc,có thể kết luận, đa số giáo viên nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh, chỉ ra đƣợc các tác động cụ thể của hoạt động ngoại khóa đối với quá trình học tập và rèn luyện của các em

Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa ở trƣờng tiểu học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT Mức độ cần thiết Ý nghĩa của hoạt động

Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

1 Ngoại khóa là cầu nối hai chiều giữa nhà trƣờng và

xã hội 245 72 0

2 Ngoại khóa giúp học sinh phát triển toàn diện khả năng và nhân cách 237 80 0 3 Ngoại khóa phát huy sức mạnh các lực lƣợng giáo

dục trong nhà trƣờng 242 75 0

4 Ngoại khóa làm tăng hiệu quả giáo dục, giúp học

sinh đỡ căng thẳng trong các giờ chính khoá. 249 68 0 5 Ngoại khóa là điều kiện để nhà trƣờng phát huy sức

mạnh giáo dục của mình 252 65 0

Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.5 cho phép nhận xét rằng: phần lớn giáo viên khằng định “ ngoại khóa là điều kiện để nhà trƣờng phát huy sức mạnh giáo dục của mình”. Điều đó hoàn toàn hợp lý vì nhà trƣờng có hai chức năng cơ bản là dạy học và giáo dục. Nhƣng khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, ngoài việc củng cố và nâng cao kiến thức chính khóa thì còn thực hiện đƣợc chức năng giáo dục hay nói cách khác là hình thành cho các em các kỹ năng cần thiết và hình thành phát triển nhân cách cho các em.

Ý nghĩa thứ 2 đƣợc các giáo viên và cán bộ quản lý đề cập là “Ngoại khóa làm tăng hiệu quả giáo dục, giúp học sinh đỡ căng thẳng trong các giờ chính khoá”. Đa số học sinh tiểu học nói riêng và học sinh, sinh viên nói chung đều rất hứng thú với các giờ ngoại khóa. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh đƣợc vận động, đƣợc khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, tác dụng giáo dục của hoạt động ngoại khóa là rất rõ ràng. Sau những giờ ngoại khóa, trạng thái tinh thần của các em cải thiện theo hƣớng tích cực là không thể phủ nhận.

Ý nghĩa thứ 3 là “Ngoại khóa là cầu nối hai chiều giữa nhà trƣờng và xã hội”. Thông qua hoạt động ngoại khóa, mối quan hệ giáo dục giữa nhà trƣờng và xã hội đƣợc mở rộng và gắn bó khăng khít hơn, sự tƣơng tác giữa 2 lực lƣợng giáo dục quan trong này cũng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hơn.

Ngoài ra, các ý nghĩa khác cũng đóng vai trò cần thiết cho hoạt động ngoại khóa. Mặt khác đều đƣợc đa số giáo viên đánh giá là cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động đó có hiệu quả nhƣ thế nào thì còn phụ thuộc vào các biện pháp quản lý của nhà trƣờng. Vì thế, một nội dung khảo sát quan trọng phải làm rõ là thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa của các trƣờng tiểu học TP Bắc Ninh

2.2.3.2. Học sinh tiểu học đánh giá về hoạt động ngoại khóa

Học sinh là lực lƣợng tham gia hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoại khóa là dành cho các em nên rất cẩn hiểu về cảm nhĩ của các em về hoạt động ngoại khóa. Kết quả khảo sát về cảm nhận của ọc sinh khi tham gia ngoại khóa thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.6. Cảm nhận của học sinh khi tham gia ngoại khóa

TT Mức độ Cảm nhận

Thƣờng

xuyên Đôi khi Không bao giờ SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

1 Đƣợc vui chơi, giải trí 450 55.9 330 41.0 25 3.1 2 Thoải mái hoạt động, không gò bó 525 65.2 250 31.1 30 3.7 3 Học đƣợc nhiều điều mới, lạ 455 56.5 215 26.7 135 16.8 4 Có cơ hội thể hiện năng lực của mình 260 32.3 350 43.5 195 24.2

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)