Mục tiêu hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.1.2. Mục tiêu hoạt động ngoại khóa

Sự cần thiết xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động ngoại khóa

Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoại khóa là một trong những điều kiện quan trọng nhất giúp định hƣớng cho công tác tổ chức hoạt động của giáo viên. Nếu không định ra đƣợc mục tiêu giáo dục thì ngƣời giáo viên hay bất kỳ ngƣời tổ chức hoạt động nào cũng rất có thể thực hiện không đầy đủ, không đảm bảo chất lƣợng hoạt động nhƣ mong muốn.

Bất kỳ một ngoại khóa nào cũng có mục tiêu của nó. Mục tiêu là cái đích cần đạt tới của bất kỳ một hoạt động nào. Nếu không có mục tiêu tức là không có đích thì không xác định đƣợc hoạt động sẽ đi đến đâu, học sinh sẽ đạt gì, giáo viên sẽ thu đƣợc kết quả giáo dục ra sao đều không thể xác định đƣợc. Có thể nói, hoạt động giáo dục ngoại khóa phụ thuộc vào việc lựa chọn và xác định mục tiêu giáo dục có đầy đủ và chính xác hay không.

Xác định mục tiêu giáo dục của các hoạt động ngoại khóa là nhìn trƣớc đƣợc hƣớng đi và hƣớng phát triển của hoạt động. Có mục tiêu giáo dục rõ ràng và đầy đủ là tiền đề cho việc hoạch định chƣơng trình, kế hoạch tổ chức hoạt động. Mặt khác, việc xác định mục tiêu giúp giáo viên xây dựng đƣợc nội dung và hình thức hoạt động, định ra đƣợc không gian và thời gian hoạt động cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhƣ lƣờng trƣớc đƣợc khả năng đạt đƣợc của hoạt động, đánh giá đƣợc chất lƣợng của các hình thức hoạt động.

Mục tiêu về kiến thức

Do những đặc điểm mang tính chất đặc thù nên hoạt động ngoại khóa không có hệ thống kiến thức có tính xác định. Trong khi môn học thƣờng gắn với một khoa học cụ thể, phản ánh các tri thức của ngành khoa học đó thì các hoạt động ngoại khóa là sự tổng hợp kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong bất kỳ một hình thức hoạt động cụ thể nào đều có thể vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để đƣa vào nội dung hoạt động. Và vì vậy, hoạt động ngoại khóa chính là cơ hội để học sinh cũng cố, ôn lại những kiến thức đã đƣợc học từ nhiều môn học. Từ đó giúp các em khắc sâu hơn các bài học trên lớp. Bản thân những giờ học trên lớp không đủ điều kiện để cung cấp toàn bộ những kiến thức có liên quan đến môn học. Vì thế, hoạt động ngoại khóa sẽ cung cấp, làm phong phú thêm kiến thức cho học sinh, nhất là các kiến thức gắn với đời sống hàng ngày của các em.

Mặc khác, thông qua các hoạt động ngoại khóa, học sinh có đƣợc định hƣớng chính trị - xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc của cha ông, truyền thống văn hóa dân tộc… Đồng thời nâng cao nhận thức cho học sinh về các vấn đề mà nhân loại đang quan tâm nhƣ hòa bình, bảo vệ môi trƣờng, sự gia tăng dân số, đại dịch HIV…

Mục tiêu rèn luyện kĩ năng

Kĩ năng đƣợc hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động. Kĩ năng của hành động đƣợc thể hiện ở các thao tác của hành động. Kĩ năng hoạt động ngoại khóa bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể nhƣ: kĩ năng tham gia hoạt động, kĩ năng tổ chức hoạt động, kĩ năng đánh giá kết quả hoạt động, kĩ năng giao tiếp ….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mục tiêu quan trọng của các hoạt động ngoại khóa là rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho học sinh. Đây là đầu ra cụ thể mà các hoạt động ngoại khóa cần đạt đƣợc.

Hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho học sinh những kĩ năng giao tiếp có văn hóa, ứng xử có văn hóa. Giao tiếp là hình thức đặc trƣng cho mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lí và đƣợc biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hƣởng và tác động qua lại lẫn nhau. Giao tiếp là nhu cầu của con ngƣời muốn tiếp xúc với con ngƣời. nhu cầu muốn tiếp xúc với ngƣời khác trở thành tâm thế của mỗi ngƣời để cùng hợp tác với nhau hƣớng tới mục đích trong học tập, lao động, vui chơi và các hoạt động tập thể khác… Vì vậy, rèn luyện các kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các hình thức hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết. Đồng thời, quá trình hoạt động của học sinh là quá trình hoạt động cùng nhau nên trong hoạt động các em sẽ đƣợc rèn luyện kĩ năng giao tiếp một cách rất tự nhiên và rất hiệu quả.

Điểm cơ bản ở đây là kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ thông qua việc tham gia các hoạt động của học sinh. Đó là các kĩ năng nhƣ kĩ năng lập kế hoạch hoạt động, kĩ năng thiết kế chƣơng trình hoạt động, kĩ năng điều khiển chƣơng trình hoạt động, kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động… Đây là những kĩ năng rất cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động của học sinh mà mục tiêu chƣơng trình hoạt động ngoại khóa cần đạt đến. Cần phải làm cho hệ thống những kĩ năng này phát triển ở tất cả học sinh theo những mức độ khác nhau, có tính đến đặc điểm cá biệt của từng cấp học và từng học sinh.

Hoạt động ngoại khóa còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự giáo dục, tự nhận thức, tự điều chỉnh, kĩ năng hòa nhập để thực hiện tốt nhiệm vụ của ngƣời học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thái độ tích cực của học sinh đối với các hoạt động ngoại khóa biểu hiện ở sự hứng thú, sự say mê tìm tòi và sáng tạo lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp. Ngƣợc lại có loại thái độ đối với hoạt động mà biểu hiện của nó là sự thờ ơ, thiếu hào hứng tham gia vào hoạt động, không quan tâm tới phong trào chung của tập thể.

Trƣớc hết, hoạt động ngoại khóa phải tạo cho học sinh sự đam mê, hứng thú và lòng ham muốn đƣợc tham gia các hoạt động. Các em cảm thấy, nếu thiếu hoạt động, nếu thiếu tổ chức các hình thức hoạt động đƣợc tổ chức một cách đều đặn thì cuộc sống tập thể trở nên buồn tẻ. Điều đó sẽ ảnh hƣởng tới kết quả học tập. Thái độ tích cực của học sinh đối với hoạt động chỉ có thể đạt đƣợc khi nội dung, hình thức, qui mô hoạt động phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu của học sinh.

Qua hoạt động sẽ từng bƣớc hình thành cho học sinh niềm tin vào các giá trị mà các em cần vƣơn tới. Niềm tin, là một trong những nhân tố quyết định bộ mặt đời sống tinh thần của con ngƣời. Hình thành niềm tin cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo của giáo viên. Khi học sinh có lòng tin, ở các em sẽ phát triển lòng tự hào về quê hƣơng, đất nƣớc, mong muốn xây dựng và làm đẹp thêm quê hƣơng đất nƣớc, khát vọng vƣơn lên trở thành những công dân có ích cho cho que hƣơng, đất nƣớc mình.

Hoạt động ngoại khóa còn bồi dƣỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng. Trên cơ sở đó giúp các em biết trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết lên án cái sai, cái xấu không phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Hoạt động ngoại khóa cũng bồi dƣỡng cho học sinh lối sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng đất nƣớc, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng đất nƣớc mình. Một điểm rất rõ nét là qua hoạt động, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh đƣợc phát triển. Học sinh hoạt động vì lợi ích của lớp, của trƣờng và tiến bộ của bản thân học sinh.

Cũng qua hoạt động ngoại khóa, học sinh phát triển tình đoàn kết, hữu nghị, sự gắn bó, hợp tác với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là một đòi hỏi bức xúc trong giai đoạn cách mạng mới: hình thành năng lực hợp tác và hữu nghị cho con ngƣời.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)