8. Cấu trúc luận văn
1.2.1.3. Đặc điểm hoạt động ngoại khóa
Theo luật phổ cập giáo dục tiểu học "Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân". Đây là bậc học tiền đề để thực hiện "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài". Tính phổ cập là bắt buộc trẻ em học xong bậc tiểu học phải đạt đƣợc những yêu cầu tối thiểu. Nhƣng bậc học này cũng tạo điều kiện để trẻ tiếp tục phát triển, có khả năng học tập suốt đời. Có thể ví giáo dục tiểu học nhƣ nền móng của từng ngôi nhà giáo dục và tất nhiên chúng ta sẽ không thể xây lên đƣợc những ngôi nhà cao, đẹp, chắc chắn, bền vững trên một nền móng yếu ớt. [20]
Điều lệ trƣờng tiểu học ban hành ngày 11.7.2000, tại điều 2 đã xác định vị trí của trƣờng tiểu học: "Trƣờng tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trƣờng tiểu học có tƣ cách pháp nhân và con dấu riêng" [4;5].
Nhƣ vậy, tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là cấp học dành chủ yếu cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 -11 tuổi.
Giáo dục tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học nên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu, đƣờng nét ban đầu của nhân cách. Những gì thuộc về tri thức, kỹ năng về hành vi và lòng nhân ái đƣợc hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ bám theo suốt cuộc đời mỗi em. Nếu ở tiểu học đặt nền móng vững chắc và đúng hƣớng, thì các lớp sau chỉ là củng cố và phát triển các tố chất ở trẻ. Chính vì lẽ đó mà ở bất cứ nƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nào cũng coi trọng giáo dục tiểu học và đòi hỏi ở mỗi chuẩn mực chứa đựng những yếu tố khoa học, tính phổ cập, tính nhân văn, tính thời đại và tính dân tộc.
Từ vị trí và vai trò của nhà trƣờng tiểu học cho thấy, đặc điểm của hoạt động ngoại khóa ở trƣờng tiểu học nhƣ sau:
- Hoạt động ngoại khóa đƣợc thực hiện ngoài giờ học chính khóa, nó không hoàn toàn mang tính chất bắt buộc, mà tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của học sinh trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức có đƣợc của nhà trƣờng.
- Hoạt động ngoại khóa có thể đƣợc tổ chức dƣới nhiều dạng: tập thể lớp, tập thể nhóm theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thƣờng kì, dạng đột xuất nhân những dịp kỉ niệm hay lễ hội.
- Hoạt động ngoại khóa có thể đƣợc tổ chức theo những hình thức nhƣ: tổ ngoại khóa, câu lạc bộ, tham quan, hội thảo, dạ hội nghệ thuật …
Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa rất phong phú, đa dạng bao gồm các hoạt động văn hóa, khoa học công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật…bằng các hình thức tổ chức linh hoạt với nhiều phƣơng pháp phù hợp của các giáo viên bộ môn, nhằm giúp học sinh mở rộng, đào sâu, làm phong phú thêm những điều đã học trong các giờ học chính khóa của các môn học tƣơng ứng.
- Để tiến hành các hoạt động ngoại khóa đạt kết quả tốt đẹp đòi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của giáo viên, sự giúp đỡ của nhà trƣờng, của hội cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài xã hội. Bên cạnh đó, giáo viên cần động viên đƣợc sự tham gia nhiệt tình của tập thể học sinh, của mỗi cá nhân học sinh. Cần tạo dựng đƣợc những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng hoạt động ngoại khóa.
1.2.2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học
Hoạt động ngoại khóa là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp, biến tri thức thành niềm tin. (thông qua các hoạt động cụ thể học sinh có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dịp đối chiếu, kiểm nghiệm tri thức và biến nó thành tri thức của chính mình).
Hoạt động ngoại khóa là bộ phận hữu cơ cùng với hoạt động dạy tạo nên sự hài hoà, cân đối của quá trình sƣ phạm tổng thể nhằm hiện thực hoá mục tiêu giáo dục. (Vd: học phải đi đôi với hành).
Hoạt động ngoại khóa là cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách toàn vẹn, từ đó khẳng định vị trí của mình.
Hoạt động ngoại khóa là môi trƣờng nuôi dƣỡng và phát triển tính chủ thể cho học sinh: chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo (dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, học sinh cùng nhau tổ chức các hoạt động tập thể trong đời sống hàng ngày ở nhà trƣờng, ngoài xã hội. Từ đó hình thành kinh nghiệm giao tiếp ứng xử có văn hoá, giúp cho việc hình thành và phát triển nhân cách ở học sinh).
Hoạt động ngoại khóa là dịp tốt để thu hút các lực lƣợng giáo dục cùng tham gia giáo dục học sinh, phát huy thế mạnh của từng lực lƣợng để khép kín hoạt động giáo dục học sinh.
1.2.3. Cơ sở tâm lý giáo dục của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa
1.2.3.1. Cơ sở giáo dục học
Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong nhà trƣờng tiểu học phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng: giáo dục HS thành con ngƣời phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh xã hội hiện nay.
“Bất cứ hoạt động ngoài lớp, hoạt động ngoài trƣờng nào, bất cứ hoạt động nào của các tiểu tổ, bất cứ hoạt động văn hoá quần chúng nào cũng đều phải hoàn toàn phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của giáo dục” [29]
Để có kiến thức sâu rộng, học sinh không chỉ học tập trên lớp mà có thể học ở nhiều hình thức khác nhau. Trên lớp, đó chỉ là kiến thức phổ thông cơ bản, do điều kiện thời gian hạn chế thầy cô không thể đi sâu. Muốn hiểu biết tƣờng tận, học sinh phải có ý thức tự giác, phải có hứng thú tìm tòi. Hoạt động ngoại khoá sẽ giúp học sinh làm đƣợc điều này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thái độ của các em cũng vậy, tham gia các sinh hoạt ngoại khoá, các em đƣợc giao lƣu, đƣợc học tập kinh nghiệm thực tế. Nhờ đó các em tự rút ra cho mình kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp sẽ thấy tự tin. Để hình thành nhân cách con ngƣời một cách toàn diện, HS phải đƣợc tham gia các hoạt động.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học chịu sự tác động của nhiều nhân tố: nhân tố sinh học, môi trƣờng, giáo dục và các hoạt động của bản thân các em, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo và việc tham gia các hoạt động giáo dục là yếu tố quyết định sự hình thành nhân cách của các em. Những hoạt động này bao gồm: hoạt động lao động, hoạt động vui chơi giải trí, tham quan học tập, các hoạt động thể dục, thể thao, giao lƣu, giao tiếp, các hoạt động xã hội...
Để phát triển, con ngƣời không ngừng hoạt động. Hoạt động, nó là phƣơng thức tồn tại cũng nhƣ con đƣờng hình thành, phát triển nhân cách. Con ngƣời hoạt động nhƣ thế nào thì nhân cách phát triển nhƣ thế ấy. Hoạt động tích cực đó là con đƣờng để tiến thân, để thành đạt.
Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động NK với các mối quan hệ đa dạng sẽ giúp các phẩm chất, tính cách, năng lực của các em đƣợc hình thành. Tham gia các hình thức ngoại khóa có tính quần chúng, các em đƣợc giao lƣu tình cảm. Tính đa dạng của hoạt động tạo nên tính đa dạng của giao lƣu, mục đích và phƣơng thức tiến hành. Trong giao lƣu các em hiểu hơn giá trị đích thực của cuộc sống. Từ đó có thái độ và hành động đúng trƣớc cuộc sống. Hoạt động ngoại khóa giúp các em có dịp thể hiện rõ sự hiểu biết và thái độ ứng xử của mình- biểu hiện của sự phát triển nhân cách của các em đƣợc tốt hơn.
1.2.3.2. Cơ sở tâm lý
* Hoạt động ngoại khoá phải dựa trên sự hứng thú, tự nguyện của học sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, song cũng cần dựa trên yêu cầu chính đáng về sở thích, sở trƣờng của học sinh.
Khác biệt căn bản của công tác ngoại khoá với việc học chính khoá là ở chỗ học chính khoá mang tính chất học bắt buộc đối với học sinh, còn việc tham gia các hoạt động ngoại khoá đòi hỏi có tinh thần tự nguyện. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, trên cơ sở sở thích và hứng thú học tập, học sinh sẽ thể hiện đƣợc nhiều nhất tính tự giác, say mê học tập của mình. Nói tự nguyện có nghĩa là học sinh tự mình chọn những hình thức NK mà mình thích, giáo viên không nên bó buộc HS vào những hoạt động mà tự các em không thích. Hoạt động NK mang tính ép buộc rất dễ đƣa HS đến chỗ chán nản và uể oải. Đầu năm khi thành lập tổ ngoại khóa, giáo viên phụ trách cần để cho học sinh tự mình ghi nguyện vọng. Các em tham gia hoạt động ngoại khóa theo nguyên tắc tự nguyện, đƣợc tự do lựa chọn những hoạt động mình thích và lấy tinh thần tự giác, tinh thần xung phong làm cơ sở. Tuy nhiên là giáo viên có thể và cần góp ý kiến hƣớng dẫn các em nhƣng không nên bó buộc học sinh theo ý kiến riêng của mình.
Muốn thế giáo viên cần có một sự hiểu biết khá kỹ về sở thích, sở trƣờng học sinh của mình và giải thích đả thông kỹ càng cho các em để các em tự nguyện tham gia các hoạt động ngoại khoá mà mình thích nhất.
Để đảm bảo đƣợc tính chất tự nguyện có ý thức không phải cảm tính, tuỳ hứng, giáo viên cần làm cho học sinh thấy đƣợc ý nghĩa của công tác ngoại khóa nói chung và nội dung, đặc điểm của buổi ngoại khóa mà học sinh sắp tham gia.
Tính tự nguyện của học sinh trong việc tham gia hoạt động ngoại khoá quyết định sự hào hứng của bản thân học sinh. Trên lớp học, học sinh bị ràng buộc bởi tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, nội quy chặt chẽ của trƣờng, của giáo viên. Còn trong ngoại khoá, cái chủ yếu ràng buộc học sinh chính là lòng say
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mê hoạt động, lòng hứng thú đƣợc tìm tòi, nghiên cứu của bản thân mình.
* Phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học
Tuỳ theo tính chất của lứa tuổi, công tác ngoại khoá cần đƣợc nghiên cứu một cách hợp lý. Tiểu học, là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục phổ thông. Giáo viên có thể tổ chức linh hoạt nhiều loại hình khác nhau: tham quan, du lịch, thăm nhà bảo tàng, sƣu tầm hiện vật, thi tìm hiểu, câu lạc bộ, thi sáng tác, tập và hát các bài ca truyền thống, kỷ niệm các ngày lịch sử, hội thảo về các đề tài lịch sử-truyền thống; hội trại, hội trƣờng, trò chơi lịch sử, chăm sóc các công trình văn hoá lịch sử, các chƣơng trình hành động nhân các ngày lễ lớn 3/2; 26/3;15/5 22/12 ...vv để các em tự thể hiện mình, trình độ tƣ duy và tính ổn định về tâm lý của HS tiểu học có thể thực hiện đƣợc công việc ấy. Các em sẽ có đƣợc sự hứng thú, niềm tin khi tham gia, các em muốn đƣợc thể hiện mình trƣớc tập thể.
Xuất phát từ điều kiện tâm sinh lý của học sinh mà công tác ngoại khoá cần phải đƣợc tổ chức sinh động với nhiều hình thức phong phú. Sự nghèo nàn về hình thức tổ chức sẽ làm các em ở lứa tuổi HS tiểu học có tâm lý chán chƣờng, thiếu hứng thú. Giáo viên khi làm công tác ngoại khóa cần phải có sự tìm tòi, sáng tạo nhiều cách tổ chức mới.
Tuy nhiên khi những hình thức tổ chức càng phong phú bao nhiêu thì tính kế hoạch lại càng phải đƣợc đề cao bấy nhiêu. Cần phân phối hoạt động ngoại khoá cho cả năm, từng học kỳ, từng tháng. Khi tổ chức, giáo viên là ngƣời hƣớng dẫn cho các em vận dụng hiểu biết vào việc làm cụ thể. Một khi tính tự lập của các em đƣợc đề cao, các em có thể phát biểu ý kiến chủ quan về một vấn đề cụ thể. Khi đó trình độ tƣ duy, khả năng vận dụng kiến thức của các em sẽ đƣợc nâng cao một bƣớc. Hoạt động ngoại khóa nếu đƣợc tiến hành nhƣ vậy sẽ làm cho việc học tập nội khoá đƣợc sâu sắc, kiến thức đƣợc ghi nhớ và nâng cao, bản thân các em sẽ thấy hứng thú, tích cực hƣởng ứng hoạt động ngoại khoá của trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hơn nữa việc tổ chức hoạt động ngoại khóa còn phải dựa trên cơ sở là việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh cấp tiểu học. Hoạt động này là quá trình các em thực hiện mối quan hệ giữa con ngƣời với thế giới tự nhiên, với xã hội, với ngƣời khác, với chính mình, và bao giờ cũng nhằm vào những đối tƣợng nhất định. Dƣới sự hƣớng dẫn của thầy cô, HS tiểu học sẽ thực hiện những hoạt động cụ thể. Bằng hoạt động các em sẽ lĩnh hội đƣợc những kinh nghiệm quý báu, không phải trả giá cho những mò mẫm, thử nghiệm đúng, sai không cần thiết. Cũng bằng hoạt động giao tiếp trong ngoại khoá, các em lĩnh hội nội dung của mối quan hệ xã hội, chứa đựng những giá trị những chuẩn mực do xã hội quyết định.
1.3. Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục tiểu học
1.3.1. Tác động của quản lý hoạt động ngoại khóa đến việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học lượng giáo dục tiểu học
HĐNK là một bộ phận quan trọng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông. Tham gia các HĐNK sẽ giúp cho các em học sinh khám phá bản thân, phát hiện ra những phẩm chất, năng lực bản thân từ đó giúp định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn góp phần thành công trong cuộc sống tƣơng lai sau này. Ngoài ra, tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có thể làm quen thêm nhiều bạn mới, xây dựng tinh thần đồng đội, ý thức tập thể, tinh thần hợp tác… là những đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, học sinh sẽ đƣợc cảm nhận đƣợc ý nghĩa cuộc sống, từ đó sống tích cực hơn, tránh xa các tệ nạn.
Quá trình dạy học là một bộ phận của quá trình sƣ phạm tổng thể. Trong quá trình dạy học, ngƣời dạy ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống, còn phải luôn luôn chú ý hiệu quả giáo dục nhân cách cho học sinh, truyền thụ cho học sinh ý thức và niềm tin về thái độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành vi và các kĩ năng hoạt động, tạo cơ sở cho học sinh bổ sung và hoàn thiện những kĩ năng cho bản thân.
Trong nhà trƣờng hiện nay, hoạt động ngoại khóa là một bộ phận quan trọng trong cấu thành của hoạt động giáo dục. Tham gia hoạt động ngoại khóa, ngoài việc bổ sung, khắc sâu và mở rộng tri thức khoa học cho học sinh, các hành vi, kĩ năng học sinh cũng thông qua HĐNK đƣợc hình thành và phát triển. Nếu chỉ qua các môn học tập trên lớp thì việc hình thành hành vi, rèn luyện kĩ năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi với thời gian qui định của một tiết học, học