Đổi mới kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra hoạt động ngoại khóa trong

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Đổi mới kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra hoạt động ngoại khóa trong

trong đánh giá giáo viên

* Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Đây là một khâu vô cùng quan trọng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục. Thực hiện tốt khâu kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động sẽ tác động trở lại việc tổ chức hoạt động; kích thích giáo viên thực hiện đổi mới nội dung và phƣơng pháp tổ chức hoạt động.

Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa cũng chính là quy trình thu thập sử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện hoạt động và kết quả hoạt động học sinh. Qua đó giúp giáo viên có cơ sở điều chỉnh các hình thức và phƣơng pháp tổ chức, từ đó có thể nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động.

Điều đó dòi hỏi khi đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa phải đảm bảo tính công khai, công bằng, khách quan để có tác dụng khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa ngày càng tích cực và hiệu quả hơn

Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa phải đạt tới việc làm cho việc đánh giá kết quả hoạt động của học viên trở thành động lực trong tổ chức của giáo viên và sự tham gia của học sinh.

Đổi mới việc sử dụng kết quả tổ chức hoạt động ngoại khóa để nâng cao trách nhiệm của giáo viên đối với hoạt động này. Vì thế, phải đƣa kết quả tổ chức hoạt động ngoại khóa trở thành một tiêu chí trong đánh giá phân loại giáo viên. Có thể coi đây là một năng lực sƣ phạm của giáo viên và giáo viên cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣợc rèn luyện, cần đƣợc đánh giá nhƣ những thành phần khác trong các tiêu chuẩn thi đua của ngƣời giáo viên

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hoạt động ngoại khóa là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch giáo dục ở nhà trƣờng phổ thông. HĐNK đã góp phần thiết thực vào quá trình nâng cao chất lƣợng giáo dục học sinh. Đánh giá chất lƣợng giáo dục của học sinh bao gồm nhiều vấn đề, trong đó có việc đánh giá thông qua kết quả hoạt động ngoại khóa. Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa tích cực đƣợc thể hiện ở những điểm sau:

Đối với học sinh: Đánh giá kết quả hoạt động nhằm xác định những giá trị về mặt tri thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh tiếp nhận và đƣợc thể hiện trong thực tiễn sau một hoạt động hoặc một quá trình hoạt động. Kết quả đánh giá sẽ giúp đƣa ra những quyết định nhằm cải thiện thực trạng, rút kinh nghiệm cho lần hoạt động sau đồng thời có tác dụng động viên, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động. Việc đánh giá nên chú ý mục tiêu giáo dục và là cơ hội cho học sinh đánh giá và tự đánh giá, tự điều chỉnh để tiếp tục vƣơn lên. Do đó, cần phải tiến hành đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa một cách nghiêm túc và khách quan.

Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa là việc làm khó khăn. Từ trƣớc đến nay, việc đánh giá mới chỉ dừng lại ở nhận xét đánh giá chung về tinh thần, thái độ, tình cảm của học sinh. Tuy nhiên, theo yêu cầu đổi mới, việc đánh giá kết quả hoạt động sẽ góp phần đánh giá kết quả hạnh kiểm học sinh, thúc đẩy quá trình phấn đấu rèn luyện của các em. Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa là một việc làm quan trọng nhằm xem xét, nhận định những kết quả đạt đƣợc, những tiến bộ và những hạn chế của học sinh sau mỗi quá trình hoạt động. Đặc biệt, nó tạo ra những động lực thúc đẩy sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, tự hoàn thiện của mỗi học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với giáo viên: Kết quả đánh giá chẳng những phản ánh sự trƣởng thành của học sinh trong hoạt động, mà qua đó mỗi giáo viên còn tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình cho các em. Kết quả đánh giá học sinh sau hoạt động sẽ tạo cơ sở cho giáo viên tự rèn luyện trình độ nghiệp vụ sƣ phạm của mình, giúp họ hoàn thiện mình cả về trình độ học vấn, trình độ nghệ thuật sƣ phạm và nhân cách của ngƣời giáo viên.

Đối với các nhà quản lí, lãnh đạo nhà trường và ngành giáo dục - đào

tạo: Đánh giá học sinh thông qua HĐNK là biện pháp để đánh giá kết quả đào

tạo cả về định tính và định lƣợng. Đó là cơ sở để xây dựng chiến lƣợc giáo dục về mục tiêu, nội dung giáo dục, về đội ngũ giáo viên, về đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.

Vì vậy, đánh giá là một khâu quan trọng không thể tách rời trong quá trình giáo dục ở trƣờng phổ thông. Cần xác định rõ hơn về cách đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá cho hợp lý và để đánh giá thực hiện đúng chức năng của nó đối với cả giáo viên và học sinh. Quy trình đánh giá cụ thể nhƣ sau:

- Xác định rõ mục tiêu đánh giá

Hoạt động đánh giá là một hoạt động hết sức phức tạp và tế nhị, nhạy cảm. Bởi nó liên quan đến từng cá nhân cụ thể trong mối quan hệ với mọi ngƣời, với công việc, với môi trƣờng. Chính vì vậy, việc xác định mục tiêu đánh giá là công việc đòi hỏi phải cân nhắc cẩn thận, để sau cho mục tiêu của đánh giá đi sát với đối tƣợng đánh giá.

Đối với hoạt động ngoại khóa, đánh giá học sinh có những điểm khác với đánh giá bộ môn do có nhiều nét đặc thù riêng của nó. Nếu nhƣ việc đánh giá học sinh ở bộ môn thông qua hình thức kiểm tra thì đánh giá ở hoạt động ngoại khóa không có những hình thức kiểm tra đó. Bởi kiểm tra đƣợc xem là phƣơng tiện và hình thức đánh giá. Việc kiểm tra cung cấp những dữ liệu, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Liên hệ với các mục tiêu đánh giá hoạt động giáo dục:

- Xác định mức độ, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giáo dục- đào tạo. - Phát hiện sai lệch và điều chỉnh hoạt động nhằm đạt mục tiêu dự kiến. - Tạo cơ sở cho những dự đoán phát triển trong tƣơng lai”.

Thì đánh giá hoạt động ngoại khóa có các mục tiêu có thể là:

- Xác định khả năng của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động

ngoại khóa.

- Trên cơ sở đó động viên, khuyến khích học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng thu đƣợc trong hoạt động vào cuộc sống học tập, rèn luyện hàng ngày.

Xác định khả năng của học sinh trong quá trình hoạt động cả về nhận thức, cả về kĩ năng và thái độ, là xem xét trên thực tế mức độ thể hiện của các em về hiểu biết các nội dung hoạt động, về các kĩ năng rèn luyện đƣợc qua hoạt động. Từ đó tạo điều kiện để khuyến khích học sinh, động viên các em phấn đấu vƣơn lên, đồng thời cũng giúp các em tự phát hiện những điểm hạn chế, biết tự mình tìm hƣớng khắc phục để tham gia tổ chức các hoạt động tập thể một cách chủ động, tích cực hơn.

Rèn luyện kĩ năng đánh giá và tự đánh giá hợp lí kết quả hoạt động của bản thân và các bạn, của tập thể. Kết quả đánh giá là cơ sở góp phần đánh giá xếp loại đúng đắn hạnh kiểm học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khích lệ sự vƣơn lên mạnh mẽ của học sinh về mọi mặt, nhất là trau dồi kiến thức văn hóa, rèn luyện năng lực để các em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập để tiếp tục vƣơn lên.

Đánh giá đối với hoạt động ngoại khóa, đánh giá học sinh không chỉ nhìn vào kết quả hoạt động cụ thể mà em đạt đƣợc, mà còn phải giúp em tự phát hiện ra những hạn chế, để tự mình tìm hƣớng khắc phục. Trong sự tham gia, các em có thể chƣa hiểu rõ nội dung hoạt động hoặc còn lúng túng khi thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện hoạt động. Điều đó không quan trọng mà chủ yêu ở đây là phải giúp học sinh nhìn thấy đƣợc những hạn chế đó mà không có thái độ tự ti. Trái lại, học sinh phải tự mình hoặc cùng bạn bè tìm hiểu, bổ sung những tri thức cần thiết cho hoạt động. Vì vậy, đánh giá phải giúp chỉ ra cho học sinh hoặc gợi ý cho các em hƣớng bổ sung thông tin hoạt động, điều chỉnh các kĩ năng hoạt động chƣa đạt yêu cầu. Có thể coi đó là bài học kinh nghiệm rút ra đƣợc sau hoạt động để học sinh tự mình xem xét và quyết định cho hƣớng tƣơng lai sẽ tham gia vào hoạt động một cách hiệu quả hơn.

* Xác định nội dung đánh giá

Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa của học sinh bao gồm đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể học sinh.

+ Nội dung đánh giá cá nhân

Về mức độ hiểu biết: Đánh giá cá nhân trƣớc hết, phải đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về nội dung và hình thức hoạt động. Muốn đạt đƣợc các kĩ năng hoạt động, muốn có thái độ tích cực trong hoạt động thì trƣớc hết phải cần có sự hiểu biết đầy đủ về nội dung hoạt động hay nói cách khác phải có đầy đủ tri thức về hoạt động.

Đối với mỗi loại hình hoạt động, mỗi hình thức hoạt động cụ thể điều có những tri thức đặc thù của nó. Nhiệm vụ của học sinh là phải nắm vững những tri thức hoạt động để có thể tham gia vào quá trình hoạt động một cách chủ động hơn.

Về rèn luyện kĩ năng: Khi đánh giá các kĩ năng hoạt động là đánh giá kĩ năng thực hiện các hành động cụ thể của hoạt động, đánh giá hành động lại căn cứ vào các thao tác. Vì vậy, có thể căn cứ mức độ nắm vững và thuần thục của các thao tác cụ thể khi học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa, mức độ đáp ứng yêu cầu của hoạt động do giáo viên đặt ra để đánh giá các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhu cầu đối với hoạt động, tâm lí sẵn sàng tham gia hoạt động một cách chủ động, sáng tạo; thái độ tôn trọng các yêu cầu chung, sự hòa đồng liên kết cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động; sự đóng góp của cá nhân vào thành tích chung của tập thể, vào những hoạt động chung của tập thể…là những tiêu chí quan trọng để đánh giá thái độ của học sinh trong hoạt động.

Từ những phân tích trên, có thể phân loại các mức độ đánh giá học sinh như sau:

- Loại tốt: Là những học sinh có nhận thức đầy đủ về nội dung hoạt động. Điều này đƣợc biểu hiện ở chỗ học sinh có thể trình bày rõ ràng với bạn bè về những điểm cơ bản mà nội dung đề cập đến, có thể thể hƣớng dẫn và giúp bạn nắm tốt hơn các nội dung của hoạt động.

Học sinh có thái độ tích cực, hứng thu và say mê tham gia các hoạt động của tập thể. Biết chủ động cùng các bạn thực hiện theo đúng mọi yêu cầu của hoạt động.

Những học sinh xếp loại tốt là những em khá thành thạo các kĩ năng tham gia và tổ chức hoạt động.

- Loại khá: Là những học sinh tuy nắm nội dung hoạt động chƣa đầy đủ, song lại có ý thức tìm hiểu để bổ sung cho vốn hiểu biết về hoạt động của bản thân.

Đây là những học sinh tích cực tham gia vào hoạt động song có thể hiệu quả chƣa thật tốt. Những học sinh ở loại này đã trang bị cho mình một số kĩ năng hoạt động cơ bản.

- Loại trung bình: Học sinh xếp vào loại này thƣờng là những em ít hiểu biết về nội dung hoạt động, có cố gắng tìm tòi, học hỏi nhƣng kết quả chƣa cao. Đó là những học sinh tham gia không thƣờng xuyên và chƣa thật tích cực với hoạt động và kĩ năng hoạt động còn nhiều hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoạt động, thiếu ý thức tập thể, không tham gia vào bất kì một hoạt động nào, thậm chí còn có thể gây ra những tình huống phức tạp, ảnh hƣởng đến hoạt động, đến tập thể.

* Nội dung đánh giá tập thể:

Đánh giá tập thể thông qua hoạt động ngoại khóa bao gồm đánh giá các tiêu chí sau:

- Đánh giá về tinh thần tham gia của tập thể lớp, nhóm, tổ.

- Đánh giá về ý thức hợp tác và cộng đồng trách nhiệm của tập thể. - Đánh giá về công tác chuẩn bị của lớp, của tổ, nhóm.

- Đánh giá về công tác tổ chức hoạt động.

- Đánh giá về Đánh giá về thành tích, kết quả, những ƣu điểm, nhƣợc điểm.

Xếp loại:

Đối với tập thể, cũng có thể xếp loại ở các mức độ: Tốt, khá, trung bình, yếu hoặc bằng cách cho điểm với các tiêu chí đánh giá nhƣ sau:

- Số lƣợng học sinh tham gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc chấp hành kỉ luật trong hoạt động - Tinh thần hợp tác, tƣơng trợ trong công việc

- Các thành tích, kết quả công việc, sản phẩm hoạt động.

* Một số phương pháp và hình thức đánh giá HĐNK

Có thể sử dụng phối hợp nhiều hình thức và phƣơng pháp đánh giá khác nhau tùy thuộc vào mục đích, nội dung đánh giá và các hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào các nội dung và loại hình hoạt động.

Yêu cầu sƣ phạm của đánh giá là phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện có hệ thống và công khai.

Để đạt đƣợc các yêu cầu trên của đánh giá, cần sử dụng các phƣơng pháp thu thập thông tin đảm bảo tính khách quan và cần phải xác định rõ tiêu chuẩn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiêu chí đánh giá cụ thể, đúng đắn. Cần phải đánh giá cái cần đánh giá, tránh nhầm lẫn. Để đánh giá đƣợc chính xác, cần có thông tin chính xác. Do đó cần có biện pháp thu thập thông tin trong suốt quá trình hoạt động.

Nên sử dụng nhiều nguồn thông tin trong quá trình đánh giá nhƣ: - Nguồn thông tin từ quan sát của giáo viên

- Nguồn thông tin từ quan sát của các thành viên tham gia. - Thông tin từ nhận xét của mỗi học sinh.

Từ những thông tin thu đƣợc, giáo viên chọn lọc những thông tin có giá trị, loại bỏ những thông tin sai lệch, phân tích để có kết quả về hoạt động.

Các loại hình hoạt động ngoại khóa rất đa dạng, do đó các hình thức, phƣơng pháp đánh đánh giá cần phải đa dạng. Dƣới đây là một số hình thức đánh giá phổ biến, có thể đƣợc sử dụng trong đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa ở trƣờng tiểu học.

+ Quan sát

Quan sát là quá trình tri giác trực tiếp đối tƣợng nhằm thu thập những thông tin về đối tƣợng hoặc kiểm tra thông tin về đối tƣợng. Quan sát đƣợc sử dụng nhƣ là một phƣơng pháp kiểm tra, từ đó đƣa ra nhận xét đánh giá bƣớc đầu, có tính chất định tính về kết quả hoạt động. Khi quan sát, giáo viên sử dụng tổng hợp các giác quan để theo dõi, tri giác mọi diễn biến hoạt động của học sinh và tập thể học sinh nhằm thu thập những thông tin phản ánh về các biểu hiện của hành vi, thái độ, kĩ năng, tính tích cực hoạt động của học sinh làm cơ sở cho việc đánh giá.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 82)