Quản lý và xây dựng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Quản lý và xây dựng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khóa

Các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động ngoại khoá trong nhà trƣờng nói riêng bao gồm cả con ngƣời, kinh phí, thời gian và các điều kiện về vật lực.

Hiệu trƣởng lên kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ nhận thức và các kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho đội ngũ.

Hiệu trƣởng dành kinh phí,thời gian cho việc tổ chức các hoạt động NK. Hiệu trƣởng lên kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản các phƣơng tiện phục vụ tổ chức hoạt động NK (cacset, âm li, máy vi tính, ti vi, bàn ghế, tài liệu....) để nâng cao chất lƣợng giáo dục, tiết kiệm, tránh lãng phí. Việc lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục, hoạt động NK cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động, với các hình thức chính khoá và ngoại khoá, chú trọng các phƣơng tiện giáo dục mang cả giá trị vật chất và tinh thần nhƣ sách, vở, báo chí, tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật… Các phƣơng tiện giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mĩ, độ bền, độ an toàn và vệ sinh và đƣợc sử dụng một cách tối đa, thƣờng xuyên. Việc bố trí các khu vui chơi, sân bãi luyện tập phải hợp lý, thuận tiện. Để đảm bảo độ bền của các phƣơng tiện giáo dục, hiệu trƣởng cần mua sắm các đồ dùng có chất lƣợng, có sổ sách theo dõi, ghi chép tình trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản các trang thiết bị này cho GV và HS. Việc mua sắm trang thiết bị phải thực hiện bằng nhiều nguồn: nhà nƣớc, phụ huynh, địa phƣơng, các tổ chức kinh tế, chính trị và các cá nhân hảo tâm tài trợ… Nhà trƣờng có trách nhiệm làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc tầm quan trọng của trang thiết bị giáo dục đối với các hoạt động giáo dục và các hoạt động NK của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoạt động ngoại khóa có vai trò, ý nghĩa rất lớn đến việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Trên thế giới nhất là các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến rất chú trọng đến việc tổ chức đa dạng các HĐNK cho học sinh tham gia. Họ xem đây là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hiệu quả mang lại của hình thức giáo dục này rất lớn, rất đáng học tập. Ở Việt Nam, dù HĐNK chƣa phát triển mạnh mẽ nhƣ các nƣớc tiên tiến nhƣng cũng đang đƣợc quan tâm đầu tƣ, phát triển cho hoạt động này. Với xu thế phát triển của xã hội ngày nay, để đi lên con đƣờng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc thì việc đầu tƣ các HĐNK càng trở nên cấp thiết.

Hoạt động ngoại khóa là hoạt động giáo dục đƣợc tiến hành ngoài giờ học chính khóa của các môn học. Hoạt động ngoại khóa góp phần làm phong phú thêm cho các hình thức giáo dục nhà trƣờng phổ thông. Với vai trò to lớn trong quá trình giáo dục, với những yêu cầu của xã hội thì tổ chức đa dạng các HĐNK là trách nhiệm của giáo viên nhà trƣờng, tham gia tích cực các HĐNK vừa là quyền lợi cũng vừa là trách nhiệm của học sinh.

Nội dung quản lý hoạt động ngoại khóa ở trƣờng tiểu học bao gồm quản lý mục tiêu, nội dung chƣơng trình, quản lý phƣơng pháp và các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, tạo điều kiện về nguồn lực (con ngƣời, kinh phí, thời gian, các điều kiện cơ sở vật chất) để thực hiện các hoạt động này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

NGOẠI KHÓA VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)