8. Cấu trúc luận văn
2.2.3.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động ngoại khóa
Để đánh giá về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa ở các trƣờng tiểu học TP Bắc Ninh, cần xem xét nhận thức của CBQL, giáo viên về vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa đối với sự phát triển của học sinh tiểu học. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động ngoại khóa ở trƣờng tiểu học
TT
Mức độ Vai trò của ngoại khóa
Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng
SL % SL % SL %
1 Giúp học sinh đƣợc trải nghiệm thực
tiễn những kiến thức đã học 135 75 45 25 0 0 2 Nâng cao chất lƣợng học chính khóa 135 75 45 25 0 0 3 Tạo hứng thú học tập cho học sinh 165 92 15 8 0 0 4 Giúp HS mở rộng, nâng cao kiến thức 165 92 15 8 0 0
Số liệu điều tra thu đƣợc ở bảng 2.4 cho thấy: Tất cả giáo viên của các trƣờng đƣợc khảo sát cho rằng hoạt động ngoại khóa có vai trò quan trọng đối với học sinh tiểu học. Đa số giáo viên (92%) giáo viên cho rằng hoạt động ngoại khóa có thể “Tạo hứng thú học tập cho học sinh” và “Giúp học sinh mở rộng, nâng cao kiến thức”. Điều đó cho thấy giáo viên đều xác định đƣợc các tác động thể của hoạt động ngoại khóa đến việc tạo hứng thú học tập và nâng cao kiến thức trên cơ sở kiến thức học trên lớp cho học sinh. Ngoài ra, đa số giáo viên còn cho rằng hoạt động ngoại khóa còn “Giúp học sinh đƣợc trải nghiệm thực tiễn những kiến thức đã học” và “Nâng cao chất lƣợng học chính khóa”. Từ các số liệu thu đƣợc,có thể kết luận, đa số giáo viên nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh, chỉ ra đƣợc các tác động cụ thể của hoạt động ngoại khóa đối với quá trình học tập và rèn luyện của các em
Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa ở trƣờng tiểu học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TT Mức độ cần thiết Ý nghĩa của hoạt động
Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
1 Ngoại khóa là cầu nối hai chiều giữa nhà trƣờng và
xã hội 245 72 0
2 Ngoại khóa giúp học sinh phát triển toàn diện khả năng và nhân cách 237 80 0 3 Ngoại khóa phát huy sức mạnh các lực lƣợng giáo
dục trong nhà trƣờng 242 75 0
4 Ngoại khóa làm tăng hiệu quả giáo dục, giúp học
sinh đỡ căng thẳng trong các giờ chính khoá. 249 68 0 5 Ngoại khóa là điều kiện để nhà trƣờng phát huy sức
mạnh giáo dục của mình 252 65 0
Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.5 cho phép nhận xét rằng: phần lớn giáo viên khằng định “ ngoại khóa là điều kiện để nhà trƣờng phát huy sức mạnh giáo dục của mình”. Điều đó hoàn toàn hợp lý vì nhà trƣờng có hai chức năng cơ bản là dạy học và giáo dục. Nhƣng khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, ngoài việc củng cố và nâng cao kiến thức chính khóa thì còn thực hiện đƣợc chức năng giáo dục hay nói cách khác là hình thành cho các em các kỹ năng cần thiết và hình thành phát triển nhân cách cho các em.
Ý nghĩa thứ 2 đƣợc các giáo viên và cán bộ quản lý đề cập là “Ngoại khóa làm tăng hiệu quả giáo dục, giúp học sinh đỡ căng thẳng trong các giờ chính khoá”. Đa số học sinh tiểu học nói riêng và học sinh, sinh viên nói chung đều rất hứng thú với các giờ ngoại khóa. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh đƣợc vận động, đƣợc khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, tác dụng giáo dục của hoạt động ngoại khóa là rất rõ ràng. Sau những giờ ngoại khóa, trạng thái tinh thần của các em cải thiện theo hƣớng tích cực là không thể phủ nhận.
Ý nghĩa thứ 3 là “Ngoại khóa là cầu nối hai chiều giữa nhà trƣờng và xã hội”. Thông qua hoạt động ngoại khóa, mối quan hệ giáo dục giữa nhà trƣờng và xã hội đƣợc mở rộng và gắn bó khăng khít hơn, sự tƣơng tác giữa 2 lực lƣợng giáo dục quan trong này cũng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hơn.
Ngoài ra, các ý nghĩa khác cũng đóng vai trò cần thiết cho hoạt động ngoại khóa. Mặt khác đều đƣợc đa số giáo viên đánh giá là cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động đó có hiệu quả nhƣ thế nào thì còn phụ thuộc vào các biện pháp quản lý của nhà trƣờng. Vì thế, một nội dung khảo sát quan trọng phải làm rõ là thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa của các trƣờng tiểu học TP Bắc Ninh