Cơ sở giáo dục học

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3.1. Cơ sở giáo dục học

Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong nhà trƣờng tiểu học phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng: giáo dục HS thành con ngƣời phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh xã hội hiện nay.

“Bất cứ hoạt động ngoài lớp, hoạt động ngoài trƣờng nào, bất cứ hoạt động nào của các tiểu tổ, bất cứ hoạt động văn hoá quần chúng nào cũng đều phải hoàn toàn phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của giáo dục” [29]

Để có kiến thức sâu rộng, học sinh không chỉ học tập trên lớp mà có thể học ở nhiều hình thức khác nhau. Trên lớp, đó chỉ là kiến thức phổ thông cơ bản, do điều kiện thời gian hạn chế thầy cô không thể đi sâu. Muốn hiểu biết tƣờng tận, học sinh phải có ý thức tự giác, phải có hứng thú tìm tòi. Hoạt động ngoại khoá sẽ giúp học sinh làm đƣợc điều này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thái độ của các em cũng vậy, tham gia các sinh hoạt ngoại khoá, các em đƣợc giao lƣu, đƣợc học tập kinh nghiệm thực tế. Nhờ đó các em tự rút ra cho mình kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp sẽ thấy tự tin. Để hình thành nhân cách con ngƣời một cách toàn diện, HS phải đƣợc tham gia các hoạt động.

Sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học chịu sự tác động của nhiều nhân tố: nhân tố sinh học, môi trƣờng, giáo dục và các hoạt động của bản thân các em, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo và việc tham gia các hoạt động giáo dục là yếu tố quyết định sự hình thành nhân cách của các em. Những hoạt động này bao gồm: hoạt động lao động, hoạt động vui chơi giải trí, tham quan học tập, các hoạt động thể dục, thể thao, giao lƣu, giao tiếp, các hoạt động xã hội...

Để phát triển, con ngƣời không ngừng hoạt động. Hoạt động, nó là phƣơng thức tồn tại cũng nhƣ con đƣờng hình thành, phát triển nhân cách. Con ngƣời hoạt động nhƣ thế nào thì nhân cách phát triển nhƣ thế ấy. Hoạt động tích cực đó là con đƣờng để tiến thân, để thành đạt.

Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động NK với các mối quan hệ đa dạng sẽ giúp các phẩm chất, tính cách, năng lực của các em đƣợc hình thành. Tham gia các hình thức ngoại khóa có tính quần chúng, các em đƣợc giao lƣu tình cảm. Tính đa dạng của hoạt động tạo nên tính đa dạng của giao lƣu, mục đích và phƣơng thức tiến hành. Trong giao lƣu các em hiểu hơn giá trị đích thực của cuộc sống. Từ đó có thái độ và hành động đúng trƣớc cuộc sống. Hoạt động ngoại khóa giúp các em có dịp thể hiện rõ sự hiểu biết và thái độ ứng xử của mình- biểu hiện của sự phát triển nhân cách của các em đƣợc tốt hơn.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)