Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 76)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động ngoại khóa

cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Không phải giáo viên hoặc cán bọ quản lý nào cũng nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hoạt động ngoại khóa. Vì thế cần phải làm cho giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá đúng vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa trong chƣơng trình giáo dục; học sinh thấy đƣợc ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa với sự phát triển của chính bản than mình

Vì vậy, muốn hoạt động ngọa khóa thực sự có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển toàn diện học sinh thì nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của HĐNK là một việc làm quan trọng cần thực hiện đầu tiên. Càn phải làm cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lƣợng xã hội khác nhận thức một cách đúng đắn về vai trò và yêu cầu của hoạt động ngoại khóa trong chƣơng trình giáo dục tiểu học. Qua mõi giai đoạn, nhận thức của giáo viên, học sinh hiểu rõ hơn vai trò của hoạt động ngoại khóa đối với sự phát triển toàn diện của học sinh

*Nội dung và cách thực thực hiện

Để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của HĐNK trong đội ngũ giáo CBQL, giáo viên và học sinh trong nhà trƣờng cần phải thông qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau nhƣ:

- Cần tổ chức các cuộc hợp, các hoạt động tập thể của từng lớp, từng khối lớp, toàn trƣờng để tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng và yêu cầu của hoạt động ngoại khóa. Tổ chức hoặc kết hợp lồng ghép tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, họp hội đồng giáo dục, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm tổ chức, tổ chức ngoại khóa các chuyên đề văn hóa giáo dục, đạo đức cho giáo viên và những bộ phận có trách nhiệm trong nhà trƣờng hiểu biết về vị trí của ngoại khóa trong chƣơng trình giáo dục. Làm cho mọi ngƣời không coi hoạt động ngoại khóa chỉ là nội dung phụ, thêm vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chƣơng trình giáo dục. Mà phải hiểu, ngoại khóa là một nội dung bình đẳng và có tầm quan trọng nhƣ chính khóa.

- Với cha mẹ học sinh, thông qua các cuộc họp, các buổi tiếp xúc giáo viên chủ nhiệm cần nói rõ mục tiêu, ý nghĩa và các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa để cha mẹ các em hiểu và ửng hộ các hoạt động, nhất là các hoạt động dã ngoại, có thể phải đóng góp ít nhiều về kinh phí tổ chức. Đồng thời, cũng làm cho cha mẹ học sinh thấy đƣợc trách nhiệm của mình trong giáo dục con, không khoán trắng cho các thầy cô giáo và nhà trƣờng theo kiểu “trăm sự nhờ thày cô”.

- Phối hợp với tổ chức chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội tuyên truyền vận động mọi lực lƣợng trong nhà trƣờng tham gia các hoạt động ngoại khóa. Từ đó tác động đến tâm lí, nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh các lực lƣợng xã hội khác về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của hoạt động ngoại khóa trong việc giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.

- Tận dụng mọi cơ hội để tổ chức tuyên truyền về vai trò của hoạt động ngoại khóa nhƣ: lồng ghép vào các hoạt động trong nhà trƣờng, sử dụng Pano, áp phích và các cuộc thi để học sinh hiểu đƣợc vai trò, ý nghĩa của HĐNK đối với bản thân trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống ngoài xã hội. Đồng thời cũng để cho giáo viên thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh.

- Kêu gọi các cơ quan, tổ chức xã hội đóng trên địa bàn cùng với trƣờng giúp đỡ trƣờng trong việc tạo môi trƣờng thống nhất trong tuyên truyền vận động, tránh tình trạng nhà trƣờng cho các hoạt động ngoại khóa là quan trọng còn các đơn vị, cơ quan xung quanh lại coi trƣờng. Điều đó có thể làm cho giáo viên chán nản, học sinh không thấy đƣợc tầm quan trọng của hoạt động mình cần tham gia và làm cho hoạt động mất ý nghĩa giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi trƣớc tiên ngƣời giáo viên phải có những hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về HĐNK để từ đó có thể tuyên truyền sâu rộng cho học sinh cũng nhƣ những đồng nghiệp khác.

Đa dạng các hình thức tuyên truyền, linh hoạt phƣơng thức để thu hút đƣợc sự quan tâm và tham gia của giáo viên khác ngƣời khác.

Phải gắn đƣợc hoạt động tuyên truyền với các hoạt động khác của nhà trƣờng, tránh tình trạng có một việc nhắc lại quá nhiều lần gây nhàm chán

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng tổ chức HĐNK cho đội ngũ GV

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Giáo viên là ngƣời trực tiếp tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Vì thế bồi dƣỡng kĩ năng tổ chức HĐNK cho đội ngũ này là một việc làm thiết thực có ý nghĩa quan trọng. Nếu kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa của cán bộ giáo viên không đƣợc đổi mới, không đƣợc phù hợp với yêu cầu hoạt động, tổ chức hoạt động thiếu sự lôi cuốn, thiếu hứng thú thì hoạt động ngoại khóa sẽ không đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả nhƣ mong muốn. Vì vậy, việc bồi dƣỡng kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khóa cho cán bộ giáo viên là nội dung cần thiết trong việc xây dựng kế hoạch các hoạt động ngoại khóa ở nhà trƣờng phổ thông.

Phải làm cho giáo viên nắm vững các kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể, biết lôi cuốn học sinh vào các hoạt động phù hợp với yêu cầu chuyên môn nhƣng không nhàm chán. Đồng thời, giáo viên cũng hết sức linh hoạt trong tổ chúc các hoạt động ngoại khóa theo yêu cầu môn học hoặc yêu cầu tổng hợp nhiều môn học.

*Nội dung và biện pháp thực hiện

Để nâng cao hiệu quả việc bồi dƣỡng các kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các đối tƣợng này cần phải dựa trên kế hoạch chung của nhà trƣờng, tổ chức các buổi tập huấn phù hợp với khả năng hiện có của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đội ngũ này.

Kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa khá đa dạng và là loại kĩ năng phức hợp nên không thể chỉ bồi dƣỡng một vài buổi là có đƣợc. Vì thế, cần có sự phân loại các kĩ năng tổ chức hoạt động để tổ chức bồi dƣỡng cho hợp lý. Ví dụ: Kĩ năng tổ chức các hoạt động dã ngoại khác kĩ năng tổ chức hoạt động gắn liền với giờ chính khóa trên lớp…mỗi kĩ năng này cần đƣợc bồi dƣỡng bằng các phƣơng pháp và thời gian khác nhau. Nếu phân loại và tổ chứ bồi dƣỡng từng kĩ năng theo chuyên đề thì sẽ hiệu quả hơn

Cần có kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên, liên tục với các hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm từng trƣờng. Đƣa việc tổ chức bồi dƣỡng kĩ năng tổ chức hoạt động ngại khóa vào kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng. Việc tổ chức có thể do từng trƣờng và có thể do phòng Giáo dục & Đào tạo đứng ra tổ chức hoặc có thể két hợp cả hai tùy theo từng loại kĩ năng và từng thời điểm bồi dƣỡng. Trong năm học có thể giao cho các trƣờng. Còn vào dịp hè có thể phòng Giáo dục & Đào tạo đứng ra tổ chức.

Có thể tổ chức tham quan, giao lƣu, học tập, rút kinh nghiệm ở các cơ sở giáo dục khác hoặc trong TP Bắc Ninh để học học nhau, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với nhau… từ đó nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở nhà trƣờng phổ thông.

Nếu cấp trên có tổ chức tập huấn nhƣ các Dự án giáo dục, bồi dƣỡng thƣờng xuyên… thì phải có biện pháp yêu cầu giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn đó. Đặc biệt khi cấp trên tổ chức các lớp bồi dƣỡng tự nguyện, các hội thảo về HĐNK thì nên khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên tham gia đầy đủ.

Bản thân các trƣờng cũng cần tổ chức các buổi hội thảo theo khối lớp hoặc toàn trƣờng hoặc liên trƣờng về HĐNK để trao đổi kinh nghiệm từ đó nâng cao năng lực tổ chức HĐNK trong giáo viên nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà trƣờng phải có kế hoạch bồi dƣỡng kĩ năng và có kế hoạch cử giáo viên lần lƣợt tham gai bồi dƣỡng. Cũng cần tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí để giáo viên có thể tham gia các lớp bồi dƣỡng kĩ năng tổ chức HĐNK.

Nếu trƣờng tự tổ chức các hoạt động thì cần đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho các buổi tập huấn, hội thảo, giao lƣu.

Cần có biện pháp khuyến khích những giáo viên tham gia bồi dƣỡng kĩ năng và có kết quả cao trong bồi dƣỡng kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa. Có thể coi việc bồi dƣỡng kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa nhƣ là một nội dung bắt buộc giáo viên phải thực hiện.

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực hoạt động ngoại khóa cho học sinh

* Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Trong bất kì một hoạt động ngoại khóa nào thì cũng có hai đối tƣợng: đối tƣợng tổ chức hoạt động và đối tƣợng tham gia hoạt động. Cả hai đều có vai trò quan trọng nhƣ nhau góp phần tạo nên sự thành công cho hoạt động. Song nếu đối tƣợng tham gia nhận thức không đầy đủ, không hứng thú, thiếu sự tự giác, chủ động, sáng tạo thì các hoạt động giáo dục khó đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Vì vậy, việc bồi dƣỡng năng lực hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong nhà trƣờng phổ thông có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Cần làm cho học sinh nắm vững các nội dung các hoạt động ngoại khóa, cách thức tổ chức và yêu cầu của các các hoạt động ngoại khóa. Bồi dƣỡng cho các em bƣớc đầu biết tự tổ chức các hoạt động đơn giản. Sau đó có khả năng phối hợp với các thầy cô tổ chức các hoạt động phức tạp hơn. Điều đó có nghĩa phải làm cho các em có khả năng thực hiện tốt các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên và bƣớc dầu linh hoạt, chủ động và tự lập trong tổ chúc các hoạt động ngoại khóa dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, tổng phụ trách.

* Nội dung và cách thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngoại khóa cho học sinh. Quá trình thực hiện các hoạt động ngoại khóa cần chú trọng, rèn luyện kĩ năng tổ chức, hình thành thái độ tích cực đối với các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

Tạo điều kiện cho học sinh tham gia bàn bạc các nội dung, hình thức, phƣơng pháp tổ chức trƣớc khi tiến hành các các hoạt động. Điều này sẽ giúp cho các em phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, tự giác và có hứng thú khi tham gia các hoạt động. Cung cấp, giới thiệu những tƣ liệu cần thiết liên quan tới hoạt động ngoại khóa cho học sinh, tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành, tinh thần, thái độ và đề cao trách nhiệm và quyền lợi của học sinh khi tham gia các hoạt động.

Trong quá trình tổ chức hoạt động ngoại khóa, giáo viên từng bƣớc giao việc cho các em, thể hiện rõ sự tin tƣởng và luôn khích lệ các em khi các em đạt đƣợc kết quả nào đó. Giáo viên tuyệt đối không cố làm những gì các em có thể làm đƣợc. Nếu giáo viên biết rút dần vai trò của mình trong quá trình rèn luyện năng lực cho học sinh thì các em sẽ nhanh chóng thành thạo việc tổ chức các hoạt động.

Giáo viên cũng cần quan tâm hình thành cho các em khả năng tự kiêm tra kết quả mình đã đạt đƣợc để có thể tự điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp với mục đích và yêu cầu hoạt động. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy, kết quả rèn luyện năng lực đƣợc nâng cao và có tính ổn định hơn.

Nhà trƣờng cần có định hƣớng rõ về việc yêu cầu giáo viên bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt động cho học sinh. Có thể yêu cầu các lớp hoặc khối lớp có kế hoạch bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt động cho học sinh và nhà trƣờng tạo điều kiện cho các giáo viên tổ chức các hoạt động đó.

Giáo viên có thể kết hợp với tổng phụ trách để bôi dƣỡng kĩ năng tổ chức cho học sinh. Trong đó có thể kết hợp bồi dƣỡng Ban chỉ huy Đội với bồi dƣỡng các học sinh tích cực, các em cán bộ lớp, tổ học tập để tạo thành một nhóm hoặc liên nhóm cho hoạt động bồi dƣỡng đỡ đơn điệu và tiết kiệm hơn về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thời gian và công sức.

* Điều kiện thực hiện

Cần có biện pháp kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động, khen thƣởng, động viên kịp thời đối với những học sinh có thành tích tốt trong các hoạt động. Tăng cƣờng vận động, thuyết phục, kích thích lòng nhiệt tình và sự say mê hoạt động trong học sinh, đồng thời nghiêm khắc xử lý những đối tƣợng có hành vi làm ảnh hƣởng đến hoạt động chung.

3.2.4. Đổi mới kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra hoạt động ngoại khóa trong đánh giá giáo viên trong đánh giá giáo viên

* Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Đây là một khâu vô cùng quan trọng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục. Thực hiện tốt khâu kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động sẽ tác động trở lại việc tổ chức hoạt động; kích thích giáo viên thực hiện đổi mới nội dung và phƣơng pháp tổ chức hoạt động.

Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa cũng chính là quy trình thu thập sử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện hoạt động và kết quả hoạt động học sinh. Qua đó giúp giáo viên có cơ sở điều chỉnh các hình thức và phƣơng pháp tổ chức, từ đó có thể nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động.

Điều đó dòi hỏi khi đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa phải đảm bảo tính công khai, công bằng, khách quan để có tác dụng khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa ngày càng tích cực và hiệu quả hơn

Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa phải đạt tới việc làm cho việc đánh giá kết quả hoạt động của học viên trở thành động lực trong tổ chức của giáo viên và sự tham gia của học sinh.

Đổi mới việc sử dụng kết quả tổ chức hoạt động ngoại khóa để nâng cao trách nhiệm của giáo viên đối với hoạt động này. Vì thế, phải đƣa kết quả tổ chức hoạt động ngoại khóa trở thành một tiêu chí trong đánh giá phân loại giáo viên. Có thể coi đây là một năng lực sƣ phạm của giáo viên và giáo viên cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣợc rèn luyện, cần đƣợc đánh giá nhƣ những thành phần khác trong các tiêu chuẩn thi đua của ngƣời giáo viên

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hoạt động ngoại khóa là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch giáo dục ở nhà trƣờng phổ thông. HĐNK đã góp phần thiết thực vào quá trình nâng cao chất lƣợng giáo dục học sinh. Đánh giá chất lƣợng giáo dục của học sinh bao gồm nhiều vấn đề, trong đó có việc đánh giá thông qua kết quả hoạt động ngoại khóa. Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông qua hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 76)