Khái niệm về đạo đức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT ngoài công lập Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5.Khái niệm về đạo đức

Theo chủ nghĩa Mác thì đạo đức là cái cĩ thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con ngƣời nghĩa là về lý luận nĩ là bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng xã hội. Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lƣu, trong tồn bộ hoạt động sống của con ngƣời. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời, do tu dƣỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà cĩ. Đời sống đạo đức của mỗi ngƣời gồm cĩ: Ý thức đạo đức, tình cảm, niềm tin đạo đức, hành vi đạo đức, vận động trong mối quan hệ biện chứng.

Trong từ điển tiếng Việt cĩ nêu: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi quan hệ của con ngƣời đối với nhau và đối với xã hội”[40]

Bản chất đạo đức là một hệ thống những quy tắc những chuẩn mực mà qua đĩ con ngƣời tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng.

Ngày nay trong nền kinh tế thị trƣờng và sự hội nhập quốc tế, thì khái niệm đạo đức cũng cĩ thay đổi theo tƣ duy và nhận thức mới. Tuy nhiêm khơng cĩ nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hồn tồn mất đi, thay vào đĩ là các giá trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://lrc.tnu.edu.vn/ đạo đức mới. Theo quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta, các giá trị đạo đức hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hƣớng tiến bộ của thời đại, của nhân loại. Đĩ là tinh thần cần cù lao động, sáng tạo, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, cĩ nếp sống văn minh lành mạnh, cĩ tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế vật chất xã hội, đồng thời nĩ cũng cĩ quan hệ tƣơng tác với các hình thái ý thức xã hội khác nhƣ pháp luật, văn hĩa, nghệ thuật, giáo dục, khoa học... Hiện nay coi phẩm đức của con ngƣời hồn thiện gồm hai mặt đức và tài. Trong đĩ hành vi đạo đức đƣợc đánh giá là thành tố quan trọng nhất, tốt đẹp nhất theo triết lý: “Pháp luật là đạo đức tối thiểu và đạo đức là pháp luật tối đa”

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT ngoài công lập Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 34)