Năng lực điều hành của NNL quản lý thể hiện qua kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 86)

XVI Dự kiến phát triển một số cụm công nghiệp mới ở các huyện, thành phố

2.2.1.2-Năng lực điều hành của NNL quản lý thể hiện qua kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

thực hiện nhiệm vụ được giao

Tại Nghị định số 29/2008/NĐ – CP, ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ qui định về khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất trong đó dành riêng 1 chương gồm 4 điều qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất.

Tại điều 36 của Nghị định nêu rõ: Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc

Trung ương theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Năm 2002, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập Ban chuẩn bị dự án các khu công nghiệp, năm 2003 Chính phủ thành lập Ban Quản lý dự án các KCN hoạt động theo quy định tại Nghị định số 36/CP, nay là Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ; chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án các KCN và Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với KCN của tỉnh được ban hành và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Số lượng cán bộ của Ban dần được hoàn thiện, đến nay, Ban có 37 cán bộ, công chức, viên chức trong đó có 01 trưởng Ban, 02 phó Ban và các phòng chuyên môn giúp việc. Cụ thể: Văn phòng Ban: có 06 cán bộ, Phòng Đầu tư: có 02 cán bộ,Phòng Qui hoạch và môi trường: 02 cán bộ, Phòng Doanh nghiệp và XNK: 03 cán bộ, Phòng Lao động: 05 cán bộ, Đại diện BQLCKCN tại các doanh nghiệp: 02 cán bộ, Công ty phát triển hạ tầng: 11 cán bộ, Trung tâm dịch vụ KCN: 3 cán bộ

Ban có trách nhiệm là đơn vị đầu mối trong việc điều hành hoạt động liên quan đến các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, phối hợp cùng các đơn vị chức năng trực thuộc UBND tỉnh tham mưu, đề xuất những giải pháp hiệu quả phát huy vai trò của KCN trong tiến trình CNH – HĐH và hạn chế tối đa những khuyết điểm mà các khu công nghiệp gây nên. Năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN thể hiện qua việc thực hiện các kết quả công tác được giao, cụ thể:

Thứ nhất, về việc thực hiện công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch:

Hiện nay, Bắc Giang đã có 5 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 1163,7ha, bao gồm: Khu công nghiệp Đình Trám tổng diện tích qui hoạch là 127 ha do Công ty PTHT KCN tỉnh Bắc Giang (thuộc Ban Quản lý các KCN)

làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng có tổng diện tích là 158,7ha, ở khu vực phía Bắc diện tích 90,52 ha do Công ty CP đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải làm chủ đầu tư; khu vực phía Nam diện tích 68,18 ha do Công ty CP công nghiệp tầu thuỷ Bắc Giang thuộc tập đoàn công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam và Công ty cổ phần Thạch Bàn làm chủ đầu tư. Khu công

nghiệp Quang Châu có diện tích 426 ha do Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang làm chủ đầu tư; được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư xây dựng tại văn bản số 1673/TTg-CN ngày 31/10/2005. Khu công nghiệp

Vân Trung: diện tích 350,3ha (chưa bao gồm 16,4ha xây dựng nhà ở cho công

nhân), do Công ty TNHH một thành viên Fugiang - Tập đoàn KHKT Hồng Hải (Đài Loan) làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp Việt Hàn: 101,5ha, thuộc địa bàn các xã Hoàng Ninh, Tăng tiền và Hồng Thái huyện Việt Yên. Ngày 24/12/2008 Trưởng Ban Quản lý các KCN cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH một thành viên đất đai Việt Hàn làm chủ đầu tư nhưng đến ngày 14/02/2011 đã có quyết định thu hồi với lý do nhà đầu tư vi phạm tiến độ đầu tư.

Ngoài ra, ngày 29/6/2009 UBND tỉnh có tờ trình số 1632/TTr-UBND, ngày 06/4/2010 Bộ KH&ĐT có văn bản số 2205/BKH-QLKKT đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập mới một số KCN trên địa bản tỉnh (Châu Minh - Mai Đình, Tân Thịnh - Quang Thịnh - Hương Sơn, Yên Lư, Hợp Thịnh, Bắc Lũng và Nham Sơn) với tổng diện tích khoảng 1150ha. Ngày 12/5/2010, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 759/TTg-KTN đồng ý bổ sung KCN Châu Minh - Mai Đình (huyện Hiệp Hoà), diện tích 207ha vào danh mục các KCN ưu tiên thành lập mới đến năm 2015; các KCN còn lại sẽ được triển khai sau khi lấp đầy 60% các KCN hiện có. Ngày 25/6/2010, Chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định số 959/QĐ - UBND giao cho Công ty PTHT khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư hạ tầng CCN Nội Hoàng với tổng diện tích khoảng 50ha.

Tuy nhiên, quy hoạch là vấn đề quan trọng và rất phức tạp. Để hoàn thiện công tác quy hoạch, phát huy vai trò tích cực của nó trong phát triển khu công nghiệp cần phải đảm bảo tính khoa học, tính mềm dẻo, linh hoạt và đảm bảo tính đồng bộ. Có thể thấy việc tham mưu trong công tác qui hoạch còn hạn chế: ngoài các khu công nghiệp hiện có trên địa bàn, cần tiếp tục cho quy hoạch cụm công nghiệp Nếnh (thuộc địa bàn thị trấn Nếnh), cụm công nghiệp Việt Tiến (thuộc địa bàn xã Việt Tiến, Tự Lạn), cụm công nghiệp Tự Lạn (thuộc địa bàn xã Tự Lạn, Trung Sơn, Bích Sơn) để phát huy lợi thế Quốc lộ 37 sau khi đã được nâng cấp; khẩn trương hoàn thiện các khu dân cư, dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp.

Việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch các khu dân cư, đô thị, đảm bảo sự phát triển tương xứng giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giữa quy hoạch trong hàng rào và ngoài hàng rào, cụ thể:

+ Xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư dịch vụ theo quy hoạch định hướng phát triển không gian, mô hình tổ chức chung với cơ cấu doanh nghiệp sản xuất (có yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường) cộng với hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, khu dân cư, khu nhà ở dịch vụ thương mại, khu vui chơi giải trí, theo đó các công trình kết cấu hạ tầng được thiết kế, xây dựng đáp ứng mô hình tổ chức đó.

+ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là thành phần cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất. Kết cấu hạ tầng phải tạo tiền đề cho môi trường kinh tế xã hội, thu hút và tiếp thu được vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đối với khu công nghiệp việc xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp là để tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư có thể xây dựng ngày nhà máy để sản xuất, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Mặt khác cũng phải quan tâm và thực hiện đồng bộ việc xây dựng các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc.

Để tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước và mang tính chiến lược, quy hoạch khu công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch này, phải tính đến khả năng cung ứng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào hiện tại cũng như tương lai.

Thứ hai, về hoạt động chỉ đạo thu hút đầu tư, triển khai thực hiện dự án của các nhà thầu

Tính đến 30/4/2012, với 4 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động đã có 126 dự án đầu tư được chứng nhận đầu tư, trong đó có 54 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4.449,59 tỷ đồng và 1.617,67 triệu USD. Vốn đầu tư đăng ký bình quân của các dự án đầu tư trong nước đạt 62 tỷ đồng/dự án và 36 tỷ đồng/ha; của các dự án nước ngoài đạt 30 triệu USD/dự án và 13,42 triệu USD/ha. Vốn đầu tư thực hiện của các nhà đầu tư trong nước đạt 1.848,9 tỷ đồng, bằng 41,6%, của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 401,2 triệu USD, bằng 24,8% vốn đầu tư đăng ký. Diện tích đất cho thuê là 261ha và đất đã giao là 203ha, cụ thể:

1. Khu công nghiệp Đình Trám: có 74 dự án đầu tư, trong đó 31 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy CNĐT với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.282,98 tỷ đồng và 180,79 triệu USD; tổng diện tích đất đã cho thuê đạt 97,5 ha, lấp đầy 100% đất công nghiệp. Đến nay, tổng vốn đầu tư đã thực hiện của nhà đầu tư trong nước đạt 777,95 tỷ đồng, bằng 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, nhà đầu tư nước ngoài đạt 101,5 triệu USD, bằng 56,14% tổng vốn đầu tư đăng ký.

2. Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng: có 19 dự án đầu tư, trong đó 07 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy CNĐT với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1.349,69 tỷ đồng và 38,07 triệu USD; tổng diện tích đất cho thuê 41,2ha, lấp đầy 54,07% đất đã san lấp. Đến nay, tổng vốn đầu tư đã thực hiện của nhà đầu tư trong nước đạt 322,55 tỷ đồng, bằng 23,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,8 triệu USD, bằng 44,13% tổng vốn đầu tư

đăng ký (tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước thấp là do dự án của Công ty cổ phần Thạch Bàn đang trong thời kỳ BT-GPMB).

3. Khu công nghiệp Quang Châu: có 12 dự án đầu tư, trong đó 09 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy CNĐT với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.303,66 tỷ đồng và 1.284,65 triệu USD; tổng diện tích đất đã cho thuê đạt 65,12 ha, lấp đầy 76,6% tổng diện tích đất công nghiệp đã san lấp. Tổng vốn đầu tư đã thực hiện của dự án đầu tư trong nước đạt 525,5 tỷ đồng, bằng 40,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, của nhà đầu tư nước ngoài đạt 279,5 triệu USD, bằng 21,75% tổng vốn đầu tư đăng ký.

4. Cụm công nghiệp Nội Hoàng: có 19 dự án đầu tư, trong đó 04 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy CNĐT với tổng vốn đầu tư đăng ký 513,26 tỷ đồng và 2,75 triệu USD; tổng diện tích đất đã cho thuê đạt 34,65 ha, lấp đầy 100% đất đã san lấp. Đến nay, tổng vốn đầu tư đã triển khai của nhà đầu tư trong nước đạt 222,92 tỷ đồng, bằng 43,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,57 triệu USD, bằng 57,09% tổng vốn đầu tư đăng ký.

5. Khu công nghiệp Vân Trung: Có 02 dự án của nhà đầu tư nước ngoài được chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 111,43 triệu USD. Hiện chủ đầu tư hạ tầng mới triển khai san lấp mặt bằng được khoảng 114ha, xây dựng nút giao tạm với QL1A và khoảng 1,5 km tường rào, tổng khối lượng đã đầu tư ước đạt 12,78 triệu USD. (Chi tiết về thu hút đầu tư và triển khai thực

hiện dự án của các nhà đầu tư - xem phụ lục số II đính kèm)

Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận thì công tác thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã đánh giá: thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế, yếu kém. Vì vậy, Đại hội đã xây dựng chương trình đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp – dịch vụ tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ giai đoạn 2011 – 2015 [6,tr8].

Trong thời gian qua, để khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các khu công nghiệp, các ngành của tỉnh đã không ngừng nghiên cứu, tham mưu đề xuất các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, đơn giản thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại đang nổi lên một thực tế ở các địa phương đã ra sức cạnh tranh để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở địa phương mình, Bắc Giang không nằm ngoài thực tế đó. Để thu hút đầu tư vào địa bàn, chúng ta đã ban hành một số chính sách ưu đãi như miễn thuế đất 5 năm, 7 năm, ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật ngoài hàng rào, giảm tiền thuê đất… Mặc dù đây là cơ chế đúng đắn, song do nóng vội muốn lấp đầy các khu công nghiệp càng nhanh càng tốt nên dẫn đến tình trạng “xé rào” để thu hút đầu tư, dẫn đến sự chèn lấn, ngáng chân nhau trong việc thu hút đầu tư, chất lượng các dự án đầu tư vào khu công nghiệp thấp; không khai thác được lợi thế của địa phương, giảm nguồn thu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Chưa chú trọng đến việc chọn lọc các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, nhiều doanh nghiệp năng lực sản xuất thấp, đặc biệt một số lợi dụng việc ưu đãi miễn thuế và giảm tiền thuê sử dụng đất để chiếm đất không sản xuất kinh doanh mà tìm cách cho thuê lại kiếm lời. Chất lượng các dự án đầu tư vào khu công nghiệp nhìn chung thấp, chưa có doanh nghiệp có công nghệ hiện đại đã làm cho nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ vốn đầu tư vào khu công nghiệp so với tổng vốn đầu tư còn thấp, các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao. Tỷ lệ giữa vốn đầu tư thực tế và vốn đăng ký thấp, thậm chí một số dự án đăng ký nhiều năm song chỉ đầu tư cầm chừng, hoặc chưa triển khai xây dựng gây tâm lý bức xúc trong nhân dân.

Thứ ba, về công tác chỉ đạo, thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng

Với 5 KCN trên địa bàn tỉnh công tác bồi thưởng GPMB được tiến hành cụ thể:

1. KCN Đình Trám: bắt đầu triển khai công tác BT-GPMB vào năm 2002 và hoàn thành 127 ha vào năm 2005, đạt 100%.

2. KCN Song Khê - Nội Hoàng: đến nay đã BT-GPMB được 76,7ha, đạt 48,3% diện tích toàn KCN.

3. KCN Quang Châu: đã BT-GPMB được 271ha, đạt 63,6% diện tích toàn KCN

4. KCN Vân Trung: đã BT-GPMB được 212ha, đạt 60,5% diện tích toàn KCN 5. KCN Việt Hàn: chưa tổ chức BT-GPMB

Tuy nhiên, công tác chỉ đạo và thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc: đến nay, ngoài KCN Đình Trám đã hoàn thành, việc BT-GPMB của các khu, cụm công nghiệp còn lại hầu như dừng lại. Nguyên nhân là do chủ đầu tư không tiếp tục triển khai và do nhân dân có đất bị thu hồi đòi hỏi đất dịch vụ và đòi hỏi giá bồi thường cao hơn.

Việc bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, kéo dài có nhiều nguyên nhân, song yếu tố thuộc về năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN là chủ yếu. Công tác tuyên truyền đến người dân còn yếu, không đồng bộ và nhất quán nên không tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân. Sự phối hợp thực hiện của các cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương còn chưa hiệu quả, lỏng lẻo vì vậy không nắm được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân gây nên bức xúc trong dân.

Thứ tư, về hoạt động điều hành và chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường các KCN

Trong 4 KCN của tỉnh Bắc Giang đã được triển khai xây dựng, có 3 KCN được xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn của doanh nghiệp (KCN Song Khê - Nội Hoàng; KCN Quang Châu, KCN Vân Trung). Các KCN này đều có quy hoạch hệ thống, nhà máy xử lý nước thải. Các chủ đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 86)