Đào tạo, bồi dưỡng cho NNL quản lý các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 108 - 110)

XVI Dự kiến phát triển một số cụm công nghiệp mới ở các huyện, thành phố

3.2.3-Đào tạo, bồi dưỡng cho NNL quản lý các khu công nghiệp

11 Cụm CN Song Khê Nội Hoàng 158,7

3.2.3-Đào tạo, bồi dưỡng cho NNL quản lý các khu công nghiệp

Trong thế giới ngày nay, để nâng cao năng lực, vị trí của mỗi quốc gia mọi chính phủ đều rất quan tâm, coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công tác. Nhật Bản cho rằng việc đào tạo, bồi dưỡng công chức là loại đầu tư trí lực cho sự khai thác tài nguyên trí óc của các nhân tài. Chính phủ Pháp thì cho rằng việc đào tạo công chức là sự đầu tư tốt nhất.

Tại Nghị quyết TW 3, khóa VIII, Đảng ta xác định: “xây dựng đội ngũ

cán bộ, công chức có phẩm chất năng lực là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta rằng: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” thì “huấn luyện cán bộ là cái gốc của Đảng”. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy với công vụ, có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước.

Trong công cuộc CNH – HĐH đất nước thì việc đào tạo, bồi dưỡng NNL đặc biệt là NNL quản lý nói chung và NNL quản lý các KCN nói riêng càng trở nên quan trọng và cần kíp. Việc đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực là loại đầu tư cơ bản nhất cho sự phát triển, thì việc đầu tư cho đào tạo cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý các KCN nói riêng là việc đầu tư then chốt nhất, đáng giá nhất và cũng công phu nhất. Đào tạo lực lượng cán bộ quản lý các KCN chính là đào tạo NNL đặc biệt, đào tạo nhân tài thuộc loại quan trọng hàng đầu cho hoạt động xây dựng và phát triển các KCN và cho đất nước. Tuy nhiên, để công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL quản lý các KCN đạt hiệu quả thiết thực thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Thứ nhất, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung và đào tạo

cán bộ công chức quản lý các khu công nghiệp nói riêng cần phải thực hiện theo qui hoạch, kế hoạch, gắn với việc sử dụng. Thực hiện tốt nội dung này sẽ

tránh được những lãng phí trong đào tạo, khắc phục tình trạng “người đi học thì không được làm việc, người làm việc thì không được học”.

Thứ hai, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu công việc. Công

việc cần gì thì đào tạo cái đó, tránh tình trạng “học một đường, làm một nẻo”. Để thực hiện điều này cần phải tiến hành phân tích công việc và yêu cầu của công việc, từ đó xác định chuyên môn, những kiến thức chuyên môn cần được đào tạo.

Thứ ba, chất lượng đào tạo bồi dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống

tài liệu, giáo trình và chất lượng của đội ngũ giảng viên. Do đó, phải trang bị các điều kiện cần thiết cho người học thông qua việc xây dựng các thư viện của trường, của tỉnh, của ngành. Nên cấp tài liệu để hình thành tủ sách cá nhân. Cần bố trí giảng viên là những người có kiến thức và có kinh nghiệm thức tế hoặc cần tăng cường thời gian nghiên cứu thực tế, giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn thay vì hình thức nặng học về lý thuyết mà thiếu yếu tố thực tế.

Thứ tư, cần có những chế độ đãi ngộ đối với người học như tạo điều kiện

thời gian, hỗ trợ về vật chất để người học yên tâm học tập. Cần xóa bỏ tâm lý sợ học vì tốn kém, Nhà nước cần hỗ trợ thêm những khoản tiền nhất định để khuyến khích NNL quản lý, đặc biệt là NNL trẻ tích cực trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị.

Thứ năm, Đảng và Nhà nước nên qui định số giờ học tập bắt buộc đối

với cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức tham gia quản lý các KCN nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại khoa học, của công nghệ hiện đại, nhiều quốc gia đã và đang phát triển một xã hội học tập, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng của công tác quản lý chất lượng đào tạo từ

việc tuyển sinh, quản lý giờ học lên lớp, thi cử đến cấp bằng, chứng chỉ để tránh tình trạng xem nhẹ sự học với tâm lý đã đi học là chắc chắn sẽ đỗ và sẽ có bằng.

Thứ bảy, cần đánh giá hiệu quả của đào tạo thông qua việc đánh giá hiệu

những hạn chế và nguyên nhân của chúng để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ tám, thường xuyên tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức

quản lý các KCN có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm từ các tỉnh bạn, từ các nước có các KCN phát triển tiên tiến, hiện đại. Điều đó giúp mở rộng tầm nhìn, có những nhận định khách quan từ thực tế, làm cơ sở cho công tác tham mưu, quản lý điều hành hoạt động các KCN trên địa bàn tỉnh mình đạt hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 108 - 110)