Điều kiện về lịch sử, tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 54)

trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp

Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21 độ 7 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc, từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 2 phút kinh đông; cách Hà Nội 50 km (trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước), cách cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn) 110 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 60 km, cách Cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) 70 km, cảng Hải Phòng 140 km. Tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (huyện Sơn Động); 229 xã phường, thị trấn.

Bắc giang là một tỉnh có nhiều vùng núi cao và có nhiều vùng đất trung du, trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu. Vùng trung du bao gồm 2 huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi cao bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang; trong đó có 1 phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.

Bắc Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc. Một năm có 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm 22-230C/năm, độ ẩm dao động lớn từ 73-87%/năm; lượng mưa đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ.

Quảng Ninh (các tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao và giao lưu kinh tế mạnh mẽ). Có hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia tương đối hoàn chỉnh, với hệ thống giao thông đường sắt, đường thủy và đường bộ thuận tiện cho giao lưu kinh tế. Hơn nữa, Bắc Giang còn nằm trên trục đường xuyên á, hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn - Hà Nội – Hải Phòng và gần hành lang Côn Minh - Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng. Khi những yếu tố trên trở thành hiện thực sẽ càng tạo ra sự thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các tỉnh trong nước và với quốc tế.

Bắc Giang còn có một tiềm năng lao động dồi dào với tổng số lao động xã hội năm 2011 khoảng hơn 1,4 triệu người. Tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 15%. Hiện tại tỉnh có khoảng 25 cơ sở đào tạo nghề của nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp. Cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo nghề từng bước được nâng lên. Hàng năm có thể đào tạo 10 – 12 nghìn lao động.

Với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 382.269 ha, nhìn chung, quỹ đất của tỉnh khá phong phú, có cấu tạo địa chất tốt, rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản. Quốc lộ 1A đã được đưa vào sử dụng đã tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp – dịch vụ.

Mặt khác, các làng nghề truyền thống đang dần hướng tới sản xuất hàng hóa và trở thành thế mạnh, tiền đề quan trọng trong quy hoạch phát triển thành những KCN tập trung, từ đó tạo điều kiện để ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển, thực hiện thành công CNH, HĐH nền kinh tế.

Hơn nữa, nguồn nước mặt của Bắc Giang khá phong phú, trữ lượng lớn, đây là một yếu tố quyết định lớn đến phát triển các KCN, tiết kiệm chi phí.

Ngoài vị trí địa lý, giao thông, nguồn nhân lực, nguồn nước…. Các khoáng sản (than, sắt, quặng đồng, đất sét …), tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến …. Đó là những tài nguyên giúp cho chúng ta có thể sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, giảm chi phí giao thông vận tải, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng khả năng

cạnh tranh, tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Ngoài ra, tài nguyên nhân văn với những lễ hội truyền thống, các địa danh du lịch mang đậm nét văn hóa - lịch sử truyền thống đang ngày càng thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước, đây là cơ sở khá quan trọng trong việc khuếch trương, quảng cáo, kêu gọi việc thu hút đầu tư vào KCN và xây dựng bản sắc văn hóa riêng cho cộng đồng dân cư người lao động hoạt động trong KCN và các vùng lân cận.

Tóm lại, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, giao thông vận tải, nguồn lao

động …là các yếu tố hết sức quan trọng và là điều kiện thuận lợi giúp Bắc Giang có thể phát triển tốt các KCN, góp phần phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Giang.

Mặc dù Bắc Giang có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển các KCN (như đã nêu trên) nhưng điều kiện tự nhiên, KT – XH của tỉnh cũng có những cản trở gây ra không ít khó khăn, thách thức.

Với diện tích đất tự nhiên là 3.822 km2 nhưng địa lí lãnh thổ có nhiều vùng núi cao nên hệ thống đường giao thông đường bộ chưa được quy hoạch hợp lí, chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa đi các vùng trong tỉnh.

Với mật độ dân số cao (409 người/km2) nhưng phân bố không đều, tỉ lệ dân số đô thị còn quá thấp, dân số và lao động nông thôn quá lớn. Tỉ lệ hộ nghèo còn rất cao, lao động thiếu việc làm còn nhiều, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu, y tế, giáo dục, văn hóa, phúc lợi xã hội còn yếu. Sản xuất chưa có tích lũy, tỉ lệ huy động ngân sách từ GDP thấp. Hàng năm, Trung ương còn phải trợ cấp 70 – 80% ngân sách cho tỉnh. Mặt khác tài nguyên khoáng sản ít, trữ lượng nhỏ, chưa đáp ứng kịp thời cho việc sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Các cơ sở sản xuất công nghiệp hầu hết là mới đầu tư, sức sản xuất yếu, chưa đáp ứng yêu cầu cho ngành công nghiệp phát triển vững chắc.

Mặc dù Bắc Giang là một tỉnh có diện tích lớn, đông dân nhưng Bắc Giang là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát tương đối thấp. Vì vậy, bên cạnh

những thuận lợi, Bắc Giang gặp không ít khó khăn trong việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các KCN. Thực tế này đòi hỏi Bắc Giang phải nỗ lực hơn nữa mới có thể phát huy tối đa những lợi thế so sánh, hạn chế đến mức tối thiểu những khó khăn trong quá trình phát triển các KCN.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 54)