Vai trò điều tiết của NNL quản lý đối những tác động tiêu cực của hoạt động các KCN đến nền kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 44)

của hoạt động các KCN đến nền kinh tế - xã hội:

Tác động của các KCN đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta trong những năm qua không phải hoàn toàn thuận chiều và đều tốt cả, mà đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm. Nói cách khác, bên cạnh những tác động tích cực, những ưu thế, những thành tựu nổi bật, sự hình thành các KCN cũng có thể gây ra một số tiêu cực, đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần có sự điều hành

của NNL quản lý một cách chặt chẽ, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trong thời gian tới.

Thứ nhất, điều tiết, quản lý việc lãng phí các nguồn lực trong hoạt động các KCN:

Do theo đuổi phong trào xây dựng KCN mà các nhà quản lý và đầu tư thiếu tính toán việc thu hút các doanh nghiệp sản xuất nhằm “lấp đầy” KCN, nên có thể dẫn đến tình trạng lãng phí các nguồn lực. Sự hình thành ồ ạt các KCN mà chưa xét đến nhu cầu thực tế, khiến cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế không theo kịp; thiếu sự tính toán chặt chẽ dẫn đến tình trạng lãng phí lớn các nguồn lực. Mặt khác, việc phân bố các KCN giữa các vùng còn bất hợp lý. Thành lập quá nhiều KCN trong cùng một vùng trong khi khả năng thu hút đầu tư hạn chế, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho KCN. Điều này vô hình chung đã hình thành nên các KCN có chức năng tương tự nhau ở các địa phương, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt, tự phát, chạy đua theo phong trào thành lập, thu hút đầu tư vào KCN không phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của vùng, quy hoạch phát triển KCN cả nước. Ngoài ra, do cách thức quản lý các KCN không tốt, không tập trung, làm cho các doanh nghiệp trong KCN làm ăn kém hiệu quả. Hơn nữa, việc xây dựng các KCN một cách ồ ạt, tràn lan sẽ làm cho nó lâm vào tình trạng thiếu lao động có tay nghề - đây là vấn đề hết sức nan giải mà nhiều địa phương đã vấp phải, làm cho hoạt động của các KCN không có hiệu quả cao. Tóm lại, do theo đuổi phong trào xây dựng KCN, mong muốn lấp đầy KCN nên có thể dẫn đến tình trạng lãng phí các nguồn lực. Đòi hỏi NNL quản lý phải có năng lực điều hành tốt, có tầm nhìn chiến lược để tránh sự lãng phí nguồn lực quan trọng của tỉnh.

Thứ hai, điều tiết những bất cập trong hoạt động đền bù giải phóng mặt bằng các KCN:

đền bù giải phóng mặt bằng cho các KCN không phù hợp, không được người dân đồng tình thì có thể gây ra tình trạng trì trệ trong phát triển KCN. Để có mặt bằng xây dựng KCN chúng ta phải tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng cho các KCN. Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng cho các KCN nếu không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng bần cùng hóa một bộ phận nông dân. Trong thời gian qua, việc đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập, hạn chế, vừa phức tạp, vừa tốn nhiều thời gian, tiền bạc. Nhiều KCN phải mất từ 2 đến 3 năm mới đền bù giải tỏa xong. Điều này đã đẩy chi phí xây dựng tăng lên, dẫn đến giá cho thuê đất tăng cao, làm giảm tính hấp dẫn của KCN. Mặt khác, những biến động về giá đất ở các khu vực xung quanh KCN theo hướng tăng lên có thể gây khó khăn cho việc giải phóng mặt bằng hoặc gây khó khăn cho các hộ dân. Thực tế cho thấy, một số KCN đã không thực hiện tốt chính sách đối với các hộ dân phải di dời đã gây khó khăn lớn cho họ. Ngoài ra, tình trạng giá đất đền bù cho người dân thấp, nhưng đến khi có KCN giá lại tăng lên một cách chóng mặt, nhiều người đã lợi dụng tình trạng này để thu lợi lớn, trong khi người nông dân bị thiệt thòi, gây sự bất bình.

Thứ ba, điều tiết đối với sự phát triển tràn lan các KCN, nhất là ở các tỉnh hiện nay dẫn đến cạnh tranh quyết liệt giữa các địa phương trong việc thu hút đầu tư, làm xuất hiện không ít tình trạng “vượt rào”, “phá luật” gây ra những lộn xộn không đáng có, làm thiệt hại cho lợi ích chung của xã hội và làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư về sự nhất quán trong chính sách ưu đãi của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN, các cấp, các ngành đã không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách ưu đãi, thủ tục đầu tư thuận tiện. Tuy nhiên, việc xây dựng ồ ạt các KCN dẫn đến một thực tế các địa phương đang ra sức quyết liệt ganh đua, cạnh tranh để thu hút các nguồn vốn đầu tư về KCN ở địa phương mình. Nhiều địa phương đã ban hành những chính sách ưu đãi riêng để “xé rào, phá luật”- vượt quá quy định của pháp luật để thu hút đầu tư, chấp

nhận dùng ngân sách địa phương bù lỗ. Điều này làm ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước, thậm chí còn dẫn đến tình trạng chèn lấn, ngáng chân nhau trong việc thu hút đầu tư, làm giảm hiệu quả của các KCN, không tận dụng được lợi thế của các địa phương, các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho lợi ích xã hội, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư về sự thống nhất, nhất quán trong chính sách - ưu đãi của Việt Nam. Như vậy, với những cam kết quá mức của địa phương để “giành giật” vốn đầu tư có thể dẫn đến khó khăn trong việc thực thi chính sách kêu gọi đầu tư phù hợp của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút các dự án đầu tư giữa các địa phương, vùng, miền.

Thứ tư, điều tiết đối với việc xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường sinh thái:

Mặc dù các KCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và kiểm soát môi trường, nhưng vấn đề môi trường trong và xung quanh các KCN cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. KCN là nơi tập trung số lượng lớn các nhà máy công nghiệp. Tại đây, nếu chất thải không được xử lý tốt sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, sức khỏe của người lao động và nhân dân trong vùng. Mặt khác, do sự phát triển không đồng bộ theo quy hoạch và chưa được quan tâm đúng mức, ô nhiễm môi trường ở hầu hết các KCN đang trong tình trạng báo động đỏ, đe dọa sự phát triển bền vững trong thời gian tới. Hơn nữa, các KCN vì mục tiêu kinh doanh, vì cố gắng thu hút các dự án đầu tư bất kể ở trình độ nào, vì tiết kiệm chi phí đầu tư nên KCN không quan tâm thỏa đáng đến việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Điều đó dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng ở một số KCN. Nếu Nhà nước không có chính sách quản lý chặt chẽ, có hiệu quả thì sẽ gây tác động ngược lại, mức độ ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên.

Thứ năm, điều tiết quản lý đối với sự quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng và tình trạng mất an ninh trong khu vực các KCN:

Tình trạng thiếu nhà ở, trường học, chợ, trung tâm giải trí, cơ sở y tế... cho người lao động là phổ biến tại các KCN. Người công nhân tự bươn trải lấy

cuộc sống. Từ đó có những tác động lớn đến trật tự an ninh, an toàn xã hội; vấn đề vệ sinh môi trường; những tác động đến sức khỏe; phát sinh tệ nạn xã hội; ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người lao động.

Tình trạng lao động di cư về các đô thị lớn tập trung tại các KCN và do đó tác động mạnh mẽ đến việc lưu thông vận chuyển hàng hóa khiến cho các công trình hạ tầng kỹ thuật quá tải, gây ùn tắc giao thông, môi trường ô nhiễm. Lao động ngoại tỉnh thường phải thuê nhà ở xung quanh KCN để cư trú với điều kiện tạm bợ và hết sức khó khăn, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động.

Mặt khác, do lực lượng đông đảo từ địa phương khác đến không có nhà ở, phải thuê nhà, trong khi đó tiền lương lại thấp, công nhân thuê nhà trọ ở chung, gây nên tình trạng cờ bạc, rượu chè, nam nữ chung sống không đăng ký kết hôn, dẫn đến tình trạng an ninh trật tự xã hội ở các khu nhà trọ không tốt.

Vấn đề bảo đảm văn hóa tinh thần của công nhân KCN chưa có giải pháp khả thi. Còn thiếu thốn về tiện nghi sinh hoạt văn hóa, mức hưởng thụ văn hóa thấp; thiếu các cơ chế chính sách đầu tư phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho KCN, cộng với những vấn đề bức xúc về mặt xã hội như lương thấp, bảo hiểm xã hội không đầy đủ, mất cân bằng giới trong lực lượng lao động... đã và đang là vấn đề nổi bật của các KCN không dễ gì giải quyết.

Từ những tác động tiêu cực, những hạn chế nêu trên, chúng ta cần kịp thời có những chính sách, những giải pháp hợp lý, đồng bộ để các KCN phát huy tối đưa những tác động tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, làm cho các KCN thực sự trở thành nhân tố quan trọng phát triển KT - XH nói chung, đẩy nhanh, mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước nói riêng. Trong đó vai trò của NNL quản lý các KCN là chủ đạo.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w