Thực trạng năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 69)

XVI Dự kiến phát triển một số cụm công nghiệp mới ở các huyện, thành phố

2.2.1-Thực trạng năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.2.1- Thực trạng năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Theo Chỉ thị số 07/CT-TTg, ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chính công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Quyết định số 68/2008/QĐ- UBND, ngày 30/7/2008 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Quyết định số 85/2009/QĐ-UBND, ngày 19/9/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm của Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND đã chỉ rõ mối quan hệ quản lý, điều hành của NNL quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó nguyên tắc phối hợp được chỉ rõ: Việc phối hợp quản lý nhà nước dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, UBND cấp huyện, các quy định hiện

hành, nhằm đảm bảo sự thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh trong KCN; Mọi hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp KCN đều phải thông qua cơ quan đầu mối là Ban Quản lý các KCN tỉnh.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các Khu, Cụm công nghiệp được giao trên địa bàn tỉnh; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp. Đội ngũ cán bộ công chức thực thi công vụ thông qua các hoạt động quản lý, điều hành, cơ chế và chính sách hoạt động nhằm phát triển các hoạt động trong các khu công nghiệp. Hiện nay, bộ máy tổ chức của Ban gồm 37 cán bộ, trong đó lãnh đạo Ban có 03 đồng chí gồm: trưởng ban và 02 phó trưởng ban; có 8 phòng ban và các trung tâm trực thuộc Ban với các chức danh trưởng, phó phòng và các chuyên viên, cán sự giúp việc cho lãnh đạo Ban.

Căn cứ theo Quyết định 68/2008/QĐ-UBND ngày 30/7/2008 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Quyết định số 85/2009/QĐ-UBND, ngày 19/9/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm của Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND, NNL tại các sở ban ngạnh trực thuộc UBND tỉnh tham gia quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh gồm 83 người, trong đó:

- Cán bộ lãnh đạo quản lý cấp sở, ban, ngành: - Trưởng phòng, phó phòng và tương đương: - Công chức, viên chức tại các phòng chức năng trực tiếp tham gia điều hành quản lý các KCN:

23 người 18 người

Các KCN tỉnh Bắc Giang được phân bổ tập trung chủ yếu ở hai huyện Việt Yên (ở các xã Hoàng Ninh, Hồng Thái, Quang Châu, Vân Trung, Thị trấn Nếnh), huyện Yên Dũng (xã Tiền Phong, Nội Hoàng), thành phố Bắc Giang (xã Song Khê). Một vài cụm công nghiệp nhỏ lẻ khác phân bổ tại các xã thuộc các huyện của tỉnh. Theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND, ngày 30/7/2008 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Quyết định số 85/2009/QĐ-UBND, ngày 19/9/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm của Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã chỉ rõ mối quan hệ quản lý của chính quyền cấp cơ sở có KCN đóng trên địa bàn cụ thể:

- Trách nhiệm của UBND cấp huyện nơi có đất thu hồi để xây dựng KCN: Chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền vận động đến các tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; thực hiện GPMB theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành lập và chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện lập phương án (tổng thể và chi tiết) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức thẩm định. Lập Tờ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phân cấp của UBND tỉnh. Phối hợp với các sở, ban, ngành các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của UBND tỉnh. Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động, [8, điều8,17]

- Trách nhiệm của UBND cấp xã nơi có đất thu hồi để xây dựng KCN: Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và

tái định cư của dự án. Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi. Phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng. Phối hợp với BQL kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm của các doanh nghiệp trong KCN và Công ty hạ tầng; xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Chỉ đạo các lực lượng Công an cơ sở phối hợp với Ban Quản lý, Công ty hạ tầng và các doanh nghiệp trong KCN để bảo đảm ANTT trong các KCN [8, điều 8, điều 24]

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN thuộc các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Bắc Giang. Việc đánh giá năng lực điều hành của NNL quản lý các khu công nghiệp dựa theo các tiêu chí đánh giá (như đã phân tích ở mục 1.2.2.1) và dựa vào chức năng phối hợp hoạt động với Ban Quản lý dự án các khu công nghiệp của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 69)