Chủ trương và biện pháp của các cấp chính quyền

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 57)

Trước khi tái lập tỉnh (trước năm 1991) trong định hướng phát triển KT – XH tỉnh Hà Bắc, Bắc Giang là vùng kinh tế nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi). Việc đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung một số lượng rất nhỏ xung quanh thị xã Bắc Giang (các huyện phía Bắc sông Cầu).

trạng trì trệ kém phát triển. Chuyển dịch cơ cấu chậm chạp, nông nghiệp là chủ yếu (thuần nông). GDP bình quân đầu người năm 1995 đạt 212 USD/người.

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế

Đơn vị tính: %

Năm Công nghiệp – Xây dựng cơ bản

Nông, lâm,

ngư nghiệp Dịch vụ

1990 17.9 58.8 23.3

1995 23.2 50.1 26.7

Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ IX năm 1996.

Tuy nhiên, bắt kịp với xu thế phát triển chung của cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ IX năm 1996, Đại hội đã đưa vào Văn kiện một số nội dung quan trọng về định hướng phát triển KT - XH, đặc biệt là định hướng phát triển công nghiệp, đây là nhân tố ban đầu cho việc phát triển các KCN: “Phấn đấu đến năm 2000 đạt tỉ trọng cơ cấu KT - XH

trong GPD là: lâm nghiệp 40.7%, công nghiệp 26.7%, dịch vụ 32.6%” [2,tr.66].

“Khẩn trương xây dựng quy hoạch các KCN tập trung theo hành lang đường 1A, đường 18, chuẩn bị mọi điều kiện đón bắt thời cơ xây dựng các cơ sở công nghiệp có công nghệ hiện đại về chế biến nông sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, lắp ráp ô tô, xe máy, đồ điện tử và may mặc…” [2, tr.72].

“Sớm quy hoạch 1 số KCN, dịch vụ tập trung ở những địa bàn thuận lợi như Bắc Ninh, Tiên Sơn, Yên Phong, Quế Võ….”[2, tr.74].

Như vậy, đến năm 1996, tỉnh Hà Bắc đã nhận thức được và có quan điểm đúng đắn trong việc chỉ đạo phát triển các khu, cụm công nghiệp. Đến ngày 01/01/1997 tỉnh Hà Bắc đã có quyết định chia tách, tỉnh Bắc Giang được tái lập sau nhiều năm hợp nhất với tỉnh Bắc Ninh.

* Thực trạng KT – XH tỉnh Bắc Giang sau khi tái lập tỉnh: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6.9%

nhà nước trung ương 234.514 triệu đồng; kinh tế nhà nước địa phương là 54.214 triệu đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1.243 triệu đồng; kinh tế ngoài quốc doanh 132.876 triệu đồng.

- Số cơ sở sản xuất công nghiệp là 8.788 cơ sở, trong đó có 2 doanh nghiệp nhà nước trung ương, 7 doanh nghiệp nhà nước địa phương, 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 8763 cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh.

- Tổng số lao động sản xuất công nghiệp: 22.309 [11, tr.123].

Với các nguồn lực và sự phát triển trên cho thấy, xuất phát điểm kinh tế của Bắc Giang thấp, đang trong giai đoạn phát triển. Các cơ sở sản xuất công nghiệp yếu, nhỏ bé, chưa có thể làm động lực cho sự phát triển. Để định hướng phát triển, Bắc Giang đã tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH của toàn tỉnh đến năm 2010 và 2020.

Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH theo định hướng xây dựng Bắc Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Tập trung cao độ cho phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung ở các địa phương có lợi thế, nhất là các huyện, thành phố có quốc lộ 1A chạy qua, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn, trước hết là vào các khu, cụm công nghiệp...Phát triển nhanh số lượng doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế, đa dạng về quy mô và hình thức sở hữu. Ưu tiên thu hút doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ cao; đồng thời, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã đề ra định hướng về phát triển công nghiệp là: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp – dịch vụ: cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Chú trọng thu hút những dự án lớn, có công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách của tỉnh [4, tr.29].

bộ tỉnh lần thứ XVI đưa ra định hướng “Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các KCN

tập trung của tỉnh, các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị xã với quy mô phù hợp”[4, tr.63]

Bảng 2.2: Các khu, cụm công nghiệp tiếp tục phát triển giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị tính: ha

STT Khu, cụm công nghiệp Diện tích

I Khu công nghiệp Đình Trám 101II Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng 220

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 57)